Hướng dẫn xử lý tội tổ chức đánh bạc

Tổ chức đánh bạc là gì? Hướng dẫn tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự? Dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017?

Tệ nạn cờ bạc ở nước ta đang ngày càng diễn ra trên diện rộng, với tính chất chuyên nghiệp và lượng tiền “đốt” vào tệ nạn này ngày càng lớn, là loại tệ nạn mà Đảng và Nhà nước cực kỳ quan tâm và công tác phòng chống tội phạm về cờ bạc trở thành thách thức cho cả xã hội. Một trong những tội phạm có tính chất quy mô đó là tội tổ chức đánh bạc. Trong phạm vi bài viết này, người viết tập trung giải thích khái niệm tổ chức đánh bạc và hướng dẫn  tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Nghị số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tổ chức đánh bạc là gì?
  • 2 2. Hướng dẫn tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự:
  • 3 3. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc:
  • 4 4. Khung hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc:

Trước hết, để hiểu khái niệm tổ chức đánh bạc, cần hiểu đánh bạc là gì?

Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất.

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào ), được thua bằng tiền hay hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.

– “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

Xem thêm: Quy định mới về tội đánh bạc

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

+ Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Tổ chức đánh bạc là hành vi lôi kéo, rủ rê, tụ tập người khác tham gia đánh bạc.

Tội tổ chức đánh bạc là hành vi tham gia đánh bạc với tư cách là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi, có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Tổ chức đánh bạc trong Tiếng anh làOrganized rejection”.

2. Hướng dẫn tội tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự:

Đối với tội tổ chức đánh bạc, do xuất phát đều là các hành vi thuộc về tệ nạn cờ bạc, có những điểm chung nhất định, hành vi được mô tả trong các tội này gắn bỏ chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc mang tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc). Do vậy, để nghiên cứu khái niệm tội tổ chức đánh bạc nhất thiết phải đặt nó trong nhóm các tội đánh bạc.

Tội tổ chức đánh bạc đã được quy định tại BLHS năm 1985. Tuy nhiên, điều luật quy định một cách chung chung, chưa thế hiện rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm. Đến khi BLHS năm 1999 được thông qua và được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội tổ chức đánh bạc tiếp tục được quy định tại Điều 249, theo đó: “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thi bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Xem thêm: Mức xử phạt hành chính và mức hình phạt tù khi đánh bạc?

Đến BLHS năm 2015 đã có những quy định và các hình thức chế tài cụ thể hơn cho các hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép. Cụ thể, tại Điều 322 BLHS năm 2015 quy định, “người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản này thi bị phạt tiền từ 50.000.000 đổng đến 300 000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, nếu phạm tội trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 322 thi bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm”

Tổ chức đánh bạc và gá bạc có mối quan hệ mật thiết với nhau, thường thì người tổ chức đánh bạc đồng thời là ngưới gá bạc, vì vậy hai hành vi này được quy định là tội phạm trong cùng một điều luật.

Gá bạc là hành vi cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chi ảnh hưởng xấu tới gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Là hành vi giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi.

3. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc:

– Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Trong đó, tổ chức đánh bạc được hiểu là những hành vi cần thiết cho việc đánh bạc có thể diễn ra từ hành vi rủ rê, tập hợp người đánh bạc đến chuẩn bị địa điểm và các điều kiện khác cũng như điều hành hoạt động đánh bạc v.v.. Hành vi gá bạc được hiểu là hành vi tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc để thu lời (hồ). Người có hành vi tổ chức đánh bạc và người có hành vi gá bạc có thể là một hoặc là những người khác nhau nhưng cần chú ý, hành vi gá bạc cũng là một biểu hiện của hành vi tổ chức đánh bạc. Do vậy, hành vi gá bạc được nói đến khi người có hành vi đó không phải là người có hành vi tổ chức đánh bạc.

– Dấu hiệu xác định hành vi tổ chức tội phạm, gá bạc là tội phạm.

Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cấu thành tội phạm khi vụ đánh bạc thuộc một trong các trường hợp:

Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên.

Xem thêm: Hỏi về trường hợp đánh bạc không bị bắt quả tang

Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đng trở lên;

Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm được quy định là lỗi cố ý.

– Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm: Xâm phạm trật tự xã hội được luật hình sự bảo vệ.

4. Khung hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc:

– Hình phạt: Điều 322 quy định hai khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung, cụ thể:

Khung hình phạt cơ bản: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Xem thêm: Bị sa thải do đánh bài trong giờ nghỉ giải lao

Khung hình phạt tăng nặng: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

+  Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo hướng dẫn tại Nghị số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 Bộ luật hình sự như sau:

“1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:

Xem thêm: Thế nào là tổ chức đánh bạc với quy mô lớn?

a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc;

c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.

3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:

a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.

b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.

c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.”

Xem thêm: Căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc

Như vậy, hành vi tổ chức đánh bạc là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi tạo điều kiện cho mọi hoạt động đánh bạc được diễn ra một cách suôn sẻ, có quy mô, chuyên nghiệp, là hành vi cần được xử lý triệt để nhằm đảm bảo được trật tự xã hội.

Chủ đề