Hướng dẫn trò chơi trong môn chính tả lớp 2

Hướng dẫn trò chơi trong môn chính tả lớp 2

 Để thực hiện chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa được tốt thì người giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông.

 Rèn kĩ năng không còn phát âm lệch chuẩn ở tất cả các phụ âm đầu, vần, thanh điệu. Bước đầu biết đọc diễn cảm, khi nói, viết tự diễn đạt được ý tưởng cá nhân bằng các câu đơn và câu nhiều thành phần. Trong đó biết tránh dùng từ địa phương khi viết bài tất cả các môn.

 + Đọc chuẩn chính âm 100%. Phân biệt rõ được dấu hỏi/ngã và phụ âm r/d,gi; s/x; tr/ch; l/n; ph/p/b; nói đúng các vần có nguyên âm đôi: iê/yê, uô, ươ.

 + Loại bỏ các lỗi lệch chuẩn.

 + Phát âm chính xác 6 thanh điệu và 29 chữ cái của Tiếng Việt.

 Thông qua tất cả các phân môn, giáo viên cho học sinh tiếp tục luyện đọc, nói đúng chính âm và viết đúng chính tả. Về cơ bản cần phân biệt rõ các phụ âm d,gi/ r; s/x; ch/ tr; p/ph/b; l/n; g/gh; ng/ngh; k/q/c; phân biệt dấu hỏi/ ngã, các vần chứa nguyên âm đôi (iê, uô, ươ).

 Một phần không thể thiếu trong quá trình đó là các giờ chính tả. Vậy để giờ chính tả diễn ra tự nhiên, không nặng nề, không đơn điệu thì người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp dạy học.

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn, sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, trong tổ. Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò quan trọng trong sinh hoạt. Bước vào nhà trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, chúng ta những nhà sư phạm ngày càng nhận thấy nếu kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao, nhất là ở lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiểu quả hơn. Đặc biệt trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. Trò chơi học tập giúp học sinh thực hành rèn luyện các khái niệm nghe, nói, đọc, viết, đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác và sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển cả về tí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông, đáp ứng mục tiêu môn học. Những điều trăn trở đó cũng chính là những lí do mà tôi đã chọn nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng trò chơi trong dạy chính tả cho học sinh lớp 4” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập phân môn chính tả.

Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng trò chơi trong dạy chính tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
 Người thực hiện; Lê Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Bá Ngọc
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2016
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Để thực hiện chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa được tốt thì người giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông.
 Rèn kĩ năng không còn phát âm lệch chuẩn ở tất cả các phụ âm đầu, vần, thanh điệu. Bước đầu biết đọc diễn cảm, khi nói, viết tự diễn đạt được ý tưởng cá nhân bằng các câu đơn và câu nhiều thành phần. Trong đó biết tránh dùng từ địa phương khi viết bài tất cả các môn. 
 + Đọc chuẩn chính âm 100%. Phân biệt rõ được dấu hỏi/ngã và phụ âm r/d,gi; s/x; tr/ch; l/n; ph/p/b; nói đúng các vần có nguyên âm đôi: iê/yê, uô, ươ.
 + Loại bỏ các lỗi lệch chuẩn.
 + Phát âm chính xác 6 thanh điệu và 29 chữ cái của Tiếng Việt.
 Thông qua tất cả các phân môn, giáo viên cho học sinh tiếp tục luyện đọc, nói đúng chính âm và viết đúng chính tả. Về cơ bản cần phân biệt rõ các phụ âm d,gi/ r; s/x; ch/ tr; p/ph/b; l/n; g/gh; ng/ngh; k/q/c; phân biệt dấu hỏi/ ngã, các vần chứa nguyên âm đôi (iê, uô, ươ). 
 Một phần không thể thiếu trong quá trình đó là các giờ chính tả. Vậy để giờ chính tả diễn ra tự nhiên, không nặng nề, không đơn điệu thì người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp dạy học. 
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn, sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, trong tổ... Đối với trẻ em, trò chơi có vai trò quan trọng trong sinh hoạt. Bước vào nhà trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, chúng ta những nhà sư phạm ngày càng nhận thấy nếu kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao, nhất là ở lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và hiểu quả hơn. Đặc biệt trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. Trò chơi học tập giúp học sinh thực hành rèn luyện các khái niệm nghe, nói, đọc, viết, đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác và sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển cả về tí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông, đáp ứng mục tiêu môn học. Những điều trăn trở đó cũng chính là những lí do mà tôi đã chọn nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng trò chơi trong dạy chính tả cho học sinh lớp 4” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập phân môn chính tả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Trong nhiều năm trở lại đây, giáo viên tiểu học đã và đang được thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho giờ dạy trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt được hiệu quả cao.
Một trong những hình thức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các trò chơi học tập. Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kỹ năng nào đó trong chương trình môn học. Đây là một phương pháp dạy học có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có phương pháp nào sánh kịp. Hơn thế nữa, từ mối quan tâm cho học sinh yêu thích môn học. 
Song không phải bất cứ người giáo viên tiểu học nào cũng biết cách tổ chức trò chơi học tập đạt hiệu quả.
Qua trực tiếp giảng dạy môn Tiếng việt ở khối 4 và dự giờ thăm lớp môn chính tả ở các khối lớp, tôi thấy việc thiết kế áp dụng các trò chơi Tiếng Việt và nhất là phân môn Chính tả còn rất nhiều hạn chế. Phần đông giáo viên nghĩ đơn thuần rằng trong giờ chính tả nhiệm vụ quan trọng là miễn sao cho học sinh viết được bài chính tả theo yêu cầu vào vở. Còn phần bài tập một là cho học sinh tự làm tại lớp hoặc cho học sinh về nhà làm. Ít có một hình thức tổ chức nào gây hứng thú cho học sinh học tập. Vì vậy tiết học trầm, nặng nề và dễ nhàm chán đối với học sinh.
Tuy vậy vẫn có một số tiết dạy đã có tính sáng tạo, giáo viên nghĩ ra trò chơi trong tiết học Chính tả nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
Thực tế học sinh trong khối lớp hầu hết là con nhà buôn bán nhỏ, lẻ, kinh tế gặp nhiều khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, trong cuộc sống hàng ngày các em ít được giao tiếp, thăm quan mở rộng tầm hiểu biết, nhiều em không dám đứng trước tập thể, càng không dám thể hiện mình trước đám đông, khả năng diễn đạt trước tập thể còn nhiều hạn chế.
Bản thân là một giáo viên, để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt và các môn học khác thì một trong những việc quan trọng là phải nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả. Muốn vậy nguời giáo viên không những nắm vững nội dung phương pháp mà còn phải năng động sáng tạo vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Nhằm kich thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em gây hứng thú học tập trong giờ học tạo không khí giờ học "Nhẹ nhàng, tự tin và hiệu quả"
Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và s­u tầm để thiết kế các trò chơi học tập dùng cho dạy các bài tập chính tả theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh lớp 4.
II. Thực trạng
Trước thực trạng đó đã cho thấy một kết quả học tập của học sinh rất thấp. Học sinh không thích học môn chính tả, không có ý thức rèn luyện chữ viết, chỉ viết cho xong bài, bài viết sai nhiều lỗi chính tả. Nhiều vần khó phân biệt để viết đúng.
Đây là kết quả khảo sát và tháng 10/2015
Lớp
Sĩ số
 Hoàn thành
 Chưa hoàn thành
 SL
 %
 SL
 %
4B
 29
 23
 79,3
 6
 20,7
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Giải pháp 
1. Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Chính tả lớp 4.
2. Phân dạng các loại bài tập chính tả.
3. Sưu tầm, tìm hiểu, thiết kế các trò chơi học tập phân môn Chính tả lớp 3.
4. Chuẩn bị các nội dung cụ thể để triển khai thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối. Cùng giáo viên khối 4 trao đổi thống nhất nội dung chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học cho tuần tới.
2. Tổ chức thực hiện
I. Mục đích yêu cầu và phân dạng các bài tập
1. Mục đích.
Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí và còn nhằmgóp phần cũng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Giữa hai mục đích này ta coi trọng mục đích: " Góp phần cũng cố tri thức kĩ năng học tập cho học sinh" hơn.
2. Yêu cầu.
a. Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu phổ cập (vừa sức dễ thực hiện) có nghĩa là đa phần các bài tập trong trò chơi có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn và được nhiều học sinh tham gia.
b. Trò chơi phải mang tính chất học tập: Cụ thể là phải xác định rõ mục đích hình thành hay khắc sâu củng cố kiến thức, kỹ năng gì liên quan đến bài học. Người hướng dẫn trò chơi luôn bám sát mục đích của bài học.
c. Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác và thực hành: phải sử dụng triệt để phương tiện và đồ dùng của môn học. Đồ dùng tự làm là những vật liệu dễ kiếm song phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính giáo dục. Phải đủ cho số lượng cho học sinh tham gia. 
d. Trò chơi phải đảm bảo tính phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh, phải mang tính cạnh trạnh trong quá trình tổ chức trò chơi. Vì vậy phải có luật chơi và luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi. Luật chơi cần nêu rõ nội dung trò chơi, cách tổ chức chơi, cách đánh giá người chơi một cách công bằng và chính xác theo hướng đúng luật chơi đã nêu. 
3. Các dạng bài tập.
Dạng 1: Bài tập phân biệt viết đúng các thanh hỏi, thanh ngã (hoặc tiếng địa phương).
Dạng 2: Bài tập phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn: uôn/uông, ươn/ương, ân/âng...
Dạng 3: Bài tập phân biệt viết đúng các chữ mở đầu như s/x, l/n, r/d/gi, ch/tr....
II. Vận dụng các trò chơi sử dụng khi dạy bài tập chính tả lớp 4
Dạng 1: Bài tập phân biệt viết đúng các thanh hỏi, thanh ngã
1. Trò chơi: Truyền tin bắt chữ
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng mang thanh hỏi hoặc thanh ngã, kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần trong SGK - Tiếng Việt 4.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả (thanh hỏi/ thanh ngã).
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 10 học sinh tham gia.
- Bảng lớp ghi kết quả của nhóm.
- Giáo viên làm trọng tài cùng các bạn còn lại.
c) Cách chơi:
- Các nhóm tham gia cuộc chơi, nhóm này chơi xong thì đến nhóm khác.
- Nhóm chơi đứng thành vòng tròn, trọng tài đứng giữa vòng tròn đó. Đầu tiên trọng tài "châm nguồn tin" bằng cách đọc to một từ có tiếng mang thanh hỏi hoặc thanh ngã. rồi chỉ vào một học sinh bất kỳ, học sinh này phải hô "hỏi", nếu từ đã xướng có thanh hỏi, hô "ngã" nếu từ đã xướng có thanh ngã. Nếu học sinh hô đúng thì sẽ có quyền đọc lên 1 từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã khác với từ trọng tài đã hô rồi chỉ định một bạn khác nói đúng từ mà mình đã hô. Cứ như vậy cho đến khi tất cả học sinh ở vòng tròn đều được "tuyền tin" để hô từ thì nhóm mới dừng chơi, nhường lượt chơi cho nhóm khác.
Lưu ý: Người hô từ sau không được trùng với các từ của những người trước đã nêu.
Trường hợp em nào hô thanh điệu hoặc từ sai thì phải đứng ra ngoài vòng và trọng tài sẽ là người "châm nguồn tin" tiếp theo.
- Khi một nhóm tham gia chơi, các nhóm khác đứng xa cổ vũ và làm trọng tài xác định kết quả đúng/sai.
(Học sinh ngoài vòng tròn không được nhắc bạn đang tham gia chơi).
- Kết thúc cuộc chơi, trọng tài cùng học sinh cả lớp đọc to các từ đã xướng ghi lại trên bảng.
- Sau đó trọng tài công bố kết quả của từng nhóm và trao giải thưởng. (Mỗi từ đúng được tính 1 kết quả đúng).
Dạng 2: Phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn
1. Trò chơi thứ nhất: "Gắn hoa vào sổ tay"
a. Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng chứa vẫn iêc hoặc iết, kết hợp củng cố mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chỉnh tả (iêc/iết).
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 3 nhóm để tham gia trò chơi. (Mỗi nhóm từ 8 - 10 em)
- Vẽ hình 3 cuốn sổ tay trên bảng lớp, phía trên mỗi hình vẽ có ghi tên của từng nhóm: Hoa Mai, hoa Huệ, hoa Cúc. Phía trong mỗi cuốn sổ có ghi 4 từ có vần iêc và 6 từ có vẫn iết nhưng để trống vần (chỉ ghi âm đầu và dấu thanh). Xếp thứ tự của 10 từ trong 3 cuốn sổ khác nhau.
- Ở bộ thẻ chữ, mỗi bộ 7 thẻ ghi vần iết và 7 thẻ ghi vần iêc, những thẻ này có thể gắn vào chỗ trống của từ ghi trên bảng lớn bằng băng dính, hồ dán (nếu không phải bảng từ).
- 30 bông hoa bằng giấy màu, nhỏ, đẹp để học sinh gắn vào kết quả đúng.
c) Thời gian chơi: Từ 5 -7 phút.
d) Các chơi và tính kết quả:
-3 tổ cử đại diện tham gia trò chơi: Mỗi nhóm được phát 1 bộ thẻ, chữ có ghi vần iêt, iếc.
- 3 nhóm ngồi lên phía trước để tự trao đổi.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu" mỗi nhóm cử đại diện lên gắn vần vào sổ của mình. Mỗi học sinh được gắn một lần vì đây là trò chơi tiếp sức. Sau đó tiếp tục đến bạn khác và cứ như thế cho đến hết 10 thẻ.
- Khi trọng tài hô "kết thúc" nhóm nào gắn chậm sẽ không được tính kết quả.
- Sau đó tính kết quả cho các nhóm (mỗi 1 lần gắn đúng được 1 kết quả đúng).
2. Trò chơi thứ hai: Xoay mặt chú hề
a) Mục đích chơi:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng chứa vần uôn hoặc vần uông, kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ xanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc viết sai chỉnh tả.
b) Chuẩn bị:
- Làm hai mặt nạ cho hai nhóm chơi (mỗi nhóm có thể từ 3-5em). Mỗi mặt nạ có hai mặt với hai màu khác nhau: Mặt màu đỏ vẽ chú hề cười, mặt nạ xanh vẽ chú hề mếu.
- Làm 10 thẻ từ: 5 thẻ viết từ có tiếng chứa vần uôn, 5 thẻ viết từ có tiếng chứa vần uông (một số chữ số có tính viết lẫn hai vần uôn/uông).
Ví dụ: uổng, xuốn, xuồng, chuông, ruộng đất, buông bán, luồng lách, xuông xẻ, tuôn chảy, cuồng cuộng.
- Giáo viên làm trọng tài, 1 học sinh giúp việc cho trọng tài có đủ giấy và bút để ghi kết quả.
c) Thời gian chơi : Từ 5 - 7 phút.
d) Hướng dẫn cách chơi.
- Mỗi nhóm giữ một mặt nạ và lấy tên nhóm "Thỏ trắng" và "Gấu bông". Cả hai nhóm đứng quay mặt về phía các bạn ngồi dưới và quay lưng vào bảng đen.
- Từng nhóm cử người quay mặt nạ của nhóm mình 1 lần vào lúc giáo viên đọc và đưa ra 1 thẻ từ. Mỗi lần nghe - nhìn 1 từ, từng nhóm suy nghĩ và xác định từ đó viết đúng hay sai, khoảng thời gian 30 giây rồi quay mặt nạ theo quy ước như sau:
+ Từ đúng quay mặt cười về phía các bạn.
+ Từ sai quay mặt mếu về phía các bạn.
Sau khi cả hai nhóm quay mặt nạ xong, trọng tài cùng cả lớp đánh giá kết quả : nhóm quay đúng mặt nạ được kết quả đúng, nhóm quay sai mặt nạ được kết quả sai. Người giúp việc của trọng tài kết quả của từng nhóm lên bảng lớn.
- Cứ làm như vậy cho đến khi trọng tài đọc và đưa ra hết 10 thẻ từ.
- Hai nhóm thực hành chơi quay mặt nạ đủ 10 từ, người giúp việc trọng tài cộng kết quả của từng nhóm và tuyên bố nhóm thắng cuộc (nhóm có số kết quả đúng cao hơn), phát thưởng cho nhóm thắng cuộc.
Lưu ý: Cho lớp ghi từ viết đúng đã gắn lên bảng và các từ viết sai đã sửa lại cho đúng.
3. Trò chơi thứ 3: Thi "Trèo lên đỉnh Phan - Xi - Păng"
a) Mục đích:
Rèn kỹ năng viết đúng một số tử có tiếng chứa vẫn khó ít dùng: oay, oao, oeo, oong, ooc,... kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả về các vần khó.
b) Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 2 đội:
- Làm 10 bông hoa, phía sau gắn những mảnh giấy gấp đôi, mặt trong ghi 5 lần khó: oay, oao, oeo, oong, ooc.... (mỗi vần được ghi trên hai bông hoa).
- Vẽ hình trái núi trên bảng, hai sườn núi dốc. Trên mỗi sườn núi có 5 vị trí treo 5 bông hoa. Đánh dấu chỉ người trên sườn núi để trồng hoa. 10 bông hoa được gắn đối xứng giữa hai sườn núi để hai đội trên núi cùng được trồng hoa một lúc.
Lưu ý: Bông hoa ở sườn núi bên phải ghi vần gì thì bông hoa ở sườn núi bên trái cũng ghi vần đó.
- Phát cho mỗi đội trèo núi 10 bông hoa (to bằng bàn tay người lớn, đủ viết từ có một vần khó) để trồng ở 5 vị trí (mỗi vị trí 2 bông hoa).
- Một đội hoa màu đỏ, một đội hoa màu trắng.
c) Thời gian chời: Từ 5 - 7 phút.
d) Cách chơi và tính kết quả:
- Hai đội tham gia trò chơi, một đội trèo sườn núi bên phải, một đội trèo sườn núi bên trái. Mỗi đội được phát 1 loại hoa.
- Khi có lệnh của trọng tài hô "bắt đầu". Có hai đội cùng cử người lên vị trí thứ nhất (tính từ chân núi lên) đọc và chép vần giấu sau bông hoa trên núi để cả đội cùng bàn nhau tìm từ có vần đó. Viết vào bông hoa to của đội rồi đem dán lên vị trí thứ nhất. Toàn bộ hoạt động chép vần, tên và viết từ sau đó dán hoa lên núi chỉ được làm trong 1 phút 30 giây.
Đội nào làm chậm sẽ không được dán hoa lên núi ở vị trí mình đã "trèo" chậm.
- Sau khi hai đội đã trèo lên tới đỉnh và trồng được hoa, trọng tài kiểm tra và ghi kết quả. Mỗi bông hoa trồng đúng được tính 1 kết quả đúng. Bông hoa có từ viết sai bị bỏ xuống khỏi vị trí trên sườn núi và không được tính kết quả đúng cứ như thế cho đến hết cuộc chơi.
- Trọng tài cùng lớp kiểm tra và tuyên bố đội thắng cuộc.
Lưu ý: Cho học sinh đọc từng từ đúng vài lần để học sinh quen với hình thức chữ viết từ có vần khó.
4. Trò chơi thứ tư: Thi bắn pháo hoa
a) Mục đích:
- Luyện viết đúng các từ chứa tiếng mang vần có cấu tạo gần giống nhau mà học sinh địa phương thường viết sai như: an/ ang, âm/ âng, ăn/ăng, un/uy, em/eng kết hợp mở rộng vốn từ có vần trên.
- Luyện phải xạ nhanh khi đọc và viết những chữ có vần nói trên.
b) Chuẩn bị:
- Cắt 20 bông hoa bằng giấy màu sáng, to khoảng bằng bàn tay người lớn, phía sau có chất dính để dính lên bảng, giữa mỗi bông hoa có ghi một từ có chứa một trong các vần đã nêu trên.
+ 10 bông hoa viết đúng vần của từ: hoa ban, than đá, bậc thang, càng cua, hoa sen, kén chọn, nhà tầng, thẳng tắp, bùn lầy, phép nhân...
+ 10 bông hoa viết sai vần của từ: táng thành, tai nạng, sang sẻ, lầng lược, theng cửa, cheng chúc, mua phùng, đắng đo, nhăng nhợ, đung bếp...
- Một dụng cụ dùng để phát ra tiếng kêu giả làm tiếng pháo nổ.
- Hai hộp giấy, mỗi hộp dành cho một đội dùng để những bông hoa được coi là pháo hoa xịt.
c) Thời gian chơi: Từ 5 - 7 phút.
d) Cách chơi và tính kết quả.
- Chia đều cho mỗi đội 10 bông hoa (5 bông hoa có từ viết đúng, 5 bông hoa có từ viết sai).
- Bắt thăm để xác định đội chơi trước.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu" và gõ một tiếng như bắn pháo hoa, học sinh giúp việc trọng tài đính 1 bông hoa lên bảng và đếm "một... hai... ba". Sau tiếng đếm, nếu thấy chữ trên bông hoa viết đúng thì đội chơi phải hô "pháo hoa nổ", nếu thấy chữ trên bông hoa viết sai thì phải hô "pháo hoa xịt".
- Khi đội chơi hô "pháo hoa nổ" thì học sinh giúp việc trọng tài sẽ đính hoa lên phần bảng ghi kết quả chơi của đội, nếu đội chơi hô "pháo hoa xịt" thì học sinh giúp việc trọng tài bỏ bông hoa vào hộp giấy dành cho đội chơi để bàn.
- Nếu sau ba tiếng đếm mà đội chơi không đưa ra được lời hô thì bông hoa đó cũng được bỏ vào hộp và coi là pháo hoa xịt.
- Đội thứ nhất chơi xong thì đến đội thứ hai. Khi hai đội thi xong thì trọng tài tính kết quả, mỗi 1 bông hoa pháo nổ là từ viết đúng được tính 1 kết quả đúng.
- Đội nào có nhiều kết quả đúng thì thắng cuộc.
Lưu ý: Khi chơi xong yêu cầu học sinh viết các từ đúng ghi trên bông hoa.
Dạng 3: Bài tập phân biệt viết đúng các chữ mở đầu dễ lẫn
1. Trò chơi thứ nhất: Chọn món ăn cho bữa cơm
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng một số từ có tiếng mở đầu bằng d/r/gi kết hợp củng cố và mở rộng vốn từ ngữ qua bài tập chính tả trong SGK Tiếng Việt 4.
- Luyện phản xạ nhanh khi nghe - viết và nói. 
b) Chuẩn bị:
- Đại diện 2 nhóm chơi (mỗi nhóm 10 bạn).
- 20 thẻ có thể gắn lên bảng (8 thẻ màu vàng, 8 thẻ màu trắng, 4 thẻ màu xanh lá cây).
- Bảng lớp vẽ hai vòng tròn tượng trưng cho hai mâm cơm đính số 1 và 2 cho mỗi mâm để ghi kết quả chơi cho từng nhóm.
- Giáo viên làm trọng tài, 2 học sinh giúp việc.
c) Thời gian chơi: Từ 5 - 7 phút.
d) Cách chơi và tính kết quả:
- Phát cho 2 nhóm (mỗi nhóm 10 thẻ) với các màu mỗi loại tương đương nhau.
Kí hiệu: Thẻ màu vàng, màu trắng kí hiệu món ăn rau thịt, cá, đậu phụ...
Thẻ màu xanh lá cây kí hiệu các món ăn tráng miệng sau bữa ăn .
- Khi trọng tài hô "bắt đầu" các nhóm thảo luận chuẩn bị bữa cơm trưa. Các món ăn được ghi vào thẻ.
- Hết thời gian quy định (3 phút) các nhóm lên đính thẻ vào "mâm cơm" trên bảng.
- Trọng tài yêu cầu người của từng nhóm đọc to lên các món ăn trên mâm cơm để lớp lựa chọn xem tên đó đã đúng chưa.
Lưu ý: Tên các món ăn có thể là nhiều tiếng nhưng các tiếng dó phải có ít nhất 1 tiếng chưa chữ r hoặc d, gi.
- Mỗi món ăn đúng được tính 1 kết quả đúng.
2. Trò chơi thứ hai: Đố chữ: d, r hay gi ?
a) Mục đích:
- Rèn kỹ năng viết đúng các chữ mở đầu bằng d hay r hoặc gi kết hợp củng cố vốn từ qua các bài tập chính tả âm, vần trong SGK Tiếng Việt 4.
- Luyện phản xạ nhanh khi nhận biết chữ viết đúng hoặc sai chính tả (d/r/gi).
b) Chuẩn bị:
- Chỉ định 2 nhóm học sinh tham gia chơi (mỗi nhóm 5 em).
- Bảng lớn để ghi kết quả chơi.
- Giáo viên làm trọng tài và 1 học sinh giúp việc trọng tài có đủ giấy bút để ghi kết quả.
c)Thời gian chơi: Từ 5 - 7 phút.
d) Cách cho và tính kết quả:
- Hai nhóm chơi đứng trước bảng 'oẳn tù tì" để xác định nhóm được quyền đố trước (nhóm A) và nhóm giải đáp (nhóm B).
- Khi nghe trọng tài hô "bắt đầu" nhóm A đọc thật rõ từ đưa ra để đó. Nhóm B phải đọc to âm mở đầu từ đó học sinh dưới lớp xác định lời giải đó đúng hay sai, nếu đúng ghi kết quả đúng và trọng tài ghi từ đã đố lên bảng.
- Cứ thực hiện như thế hết nhóm A đến nhóm B.
- Kết thúc cuộc chơi cộng số kết quả đúng và tuyên bố kết quả.
Lưu ý: Sau khi chơi ghi từ đã đố để luyện viết đúng chính tả.
Từ ngữ có thể dùng: ra ch