Hướng dẫn tính phần trăm Informational

Giảm giá là hình thức khuyến mãi thường xuyên được các cá nhân và doanh nghiệp áp dụng khi bán hàng. Vậy tính phần trăm giảm giá như thế nào hợp lý nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Nhân Hòa.

Hướng dẫn tính phần trăm	Informational

Mục lục []

1. Phần trăm giảm giá được hiểu như thế nào?

Khi bạn muốn mua một sản phẩm có mức giá bán đã được giảm so với mức giá gốc ban đầu, thông thường, mức giá giảm sẽ được biểu hiện ở dạng làm tròn, kèm theo ký hiệu đơn vị phần trăm (%) phía sau.

Ví dụ như 5%, 7%, 11%,19%, 50%,80%,… Để kiểm tra giá tiền của một sản phẩm hay dịch vụ trước khi giảm, bạn cần sử dụng công thức để tính dựa vào mức phần trăm cụ thể được giảm.

Phần trăm giảm giá thường được áp dụng trong mua bán đối với những sản phẩm, mặt hàng có số lượng lớn tại bất kỳ cửa hàng, doanh nghiệp, trung tâm thương mại hay công ty nào đó. Người mua có thể dựa vào con số phần trăm giảm hoặc tăng giá để tính toán và mua được với mức giá tốt “hời” nhất.

2. Cách tính phần trăm giảm giá

Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm x Giá tiền/ 100%

Bạn muốn mua Iphone 11 Pro Max vào những ngày thường có giá 23.600.000 VNĐ/ chiếc. Tuy nhiên, vào dịp tết nguyên đán, sản phẩm được giảm giá 14%. Bạn hãy tính số tiền cần phải thanh toán nếu mua sản phẩm Iphone 11 Pro Max vào dịp tết nguyên đán.

Số tiền được giảm khi mua Iphone 11 Pro Max vào dịp tết nguyên đán là: (14×23.600.000)/100 = 3.304.000 VNĐ.

Như vậy, số tiền phải trả nếu bạn mua Iphone 11 Pro Max là: 23.600.000 – 3.304.000 = 20.296.000 VNĐ.

Với số tiền này, bạn đã tiết kiệm được 3.304.000VNĐ so với giá gốc nếu mua Iphone 11 Pro Max vào dịp tết nguyên đán.

3. Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Hướng dẫn tính phần trăm	Informational

Trong trường hợp bạn đến cửa hàng mua một sản phẩm với giá 5 triệu VNĐ và đây là giá sau khi đã giảm 20% so với ban đầu nhân dịp khuyến mại tri ân khách hàng. Vậy một câu hỏi được đặt ra là cần phải làm như thế nào để có thể tính được giá tiền gốc của sản phẩm? Rất đơn giản, bạn hãy áp dụng công thức sau:

Giá tiền gốc = Giá tiền sau khi giảm giá / Phần trăm còn lại sau khi đã được chiết khấu

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Ở đây, sản phẩm đã được giảm 20% nên phần trăm còn lại sau chiết khấu sẽ là: 100% – 20% = 80%

Áp dụng vào công thức ta tính được:

Giá tiền gốc của sản phẩm = 5.000.000 / 80% = 5.000.000 / 0,8 = 6.250.000 VNĐ.

4. Cách tính phần trăm tăng trưởng của năm sau so với năm trước

Công thức trợ giúp cách tính % tăng trưởng sau đây:

%(Tăng trưởng, lợi nhuận…) = (Năm sau – Năm trước)/Năm trước * 100

Ngày 22/5/2019 cửa hàng bạn bán chiếc bút bi với giá là 3.000 VNĐ

Nhưng, ngày 23/5/2019 cũng chiếc bút bi đó, của hàng bạn bán với giá 5.000 VNĐ.

Vậy câu hỏi đặt ra là sản phẩm đó (chiếc bút bi) đã tăng bao nhiêu phần trăm (%) so với ngày hôm trước ?

Cách tính nhanh chóng:

Công thức: [(Giá-ngày-hôm-sau – Giá-ngày-hôm-trước) / Giá ngày hôm trước ] x 100

\=> Tỷ lệ % tăng giá của ngày 23 so với ngày 22 là: [(5.000 – 3.000) /3.000] * 100 = 66,67%

5. Lời kết

Bài viết trên Nhân Hòa đã chỉ ra công thức chính xác nhất để tính phần trăm giảm giá. Chúc bạn thực hiện thành công và mua được thật nhiều sản phẩm với giá hời.

Tính tỷ lệ phần trăm trên tổng số là bài toán tính % thường gặp nhất trong các phép toán tính phần trăm. Để tính phần trăm của 1 nhân tố trong số nhiều nhân tố, bạn chỉ cần lấy số lượng nhân tố cần tính, chia cho tổng số nhân tố, rồi nhân với 100 là ra.

Ví dụ tính % của a và b:

  • Tỷ số phần trăm của a = a/(a+b)*100(%).
  • Tỷ số phần trăm của b = b/(a+b)*100(%) hoặc %b = 100 – %a.

Chẳng hạn chúng ta có bài toán kho hàng xuất 25 chiếc áo và 35 chiếc quần. Vậy số lượng xuất áo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số hàng đã xuất.

  • % áo = 25/(25+35)*100 = 41,6%.
  • % quần = 100 – 41,6 = 58,4% hoặc % quần = 35/(25+35)*100=58,4%.

Tương tự, với nhiều yếu tố hơn chẳng hạn: Lớp có tổng số 50 bạn, số học sinh giỏi là 10 bạn, học sinh khá là 25 bạn, học sinh trung bình là 10 bạn, học sinh yếu kém là 5%, tính số phần trăm học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém của lớp.

  • % h/s giỏi = 10/50 x 100 = 20%
  • % h/s khá = 25/50 x 100 = 50%
  • % h/s trung bình = 10/50 x 100 = 20%
  • % h/s yếu kém = 100 – 20 – 50 – 20 = 10%
  • hoặc 5/50 x 100 = 10%.

2. Tính phần trăm tăng trưởng để so sánh % chênh lệch.

Kiểu tính phần trăm này sẽ tính % chênh lệch giữa 2 giá trị khác nhau. Công thức chung: (b-a)/a x 100 (%). Trong đó, b là số cần so sánh chênh lệch, a là mốc để so sánh.

Ví dụ với bài toán tháng 1 có doanh thu là 357 triệu đồng, doanh thu của tháng 2 là 405 triệu đồng. Tính phần trăm tăng trưởng của tháng 2 với tháng 1.

% tăng trưởng của tháng 2 = (405-357)/357 x 100 = 13,4%.

Số % này có thể là số âm trong trường hợp doanh thu tháng sau thấp hơn tháng trước, ví dụ tháng 1 doanh thu 500 triệu, tháng 2 doanh thu 450 triệu thì ta tính ra % chênh lệch là -10%. Nghĩa là doanh thu tháng 2 tăng trưởng thấp hơn tháng 1 10%

3. Tính phần trăm hoàn thành.

Công thức chung: a/b x 100, trong đó, a là con số đã đạt được, b là số mục tiêu cần đạt được.

Ví dụ, năm 2019 QTM đặt mục tiêu có được 5.000 bài đăng cho website. Tính đến hết quý 1, số bài đăng đạt được là 1020 bài. Hỏi QTM đã hoàn thành bao nhiêu % so với mục tiêu đề ra?

% QTM đã hoàn thành = 1020/5000 x 100 = 20,4%.

Như vậy tính tới hết quý 1, QTM hoàn thành 20,4% mục tiêu đề ra.

Nếu hết quý 4 số bài đăng trên QTM là 5200 bài, thì % hoàn thành = 5200/5000 x 100 = 104%.

Để biết % hoàn thành là vượt hay kém, bạn chỉ cần so sánh nó với 100%, nếu lớn hơn là vượt mục tiêu, nếu nhỏ hơn là chưa hoàn thành mục tiêu. Như ví dụ ở trên 104%>100%, nghĩa là QTM không chỉ hoàn thành mà còn vượt mục tiêu 4%./

4. Tính phần trăm trong Excel.

Trên Excel đã có sẵn công thức tính phần trăm mà bạn không cần phải tính nhẩm hoặc tự tính theo cách thủ công. Người dùng chỉ cần áp dụng công thức tính là được. Cách tính phần trăm trên Excel đã được hướng dẫn khá chi tiết, bạn tham khảo nha.

5. Tính phần trăm tăng/giảm giá tiền.

Phần trăm giảm giá

Chẳng hạn mặt hàng A tại siêu thị có giá gốc là 1 triệu 3 trăm nghìn đồng và được giảm giá 7%. Vậy số tiền phải trả để mua mặt hàng A sau khi đã giảm giá là bao nhiêu?

Chúng ta có phép tính số tiền giảm

Vậy số tiền phải trả để mua sau khi đã giảm là 1.300.000 – 91.000= 1.209.000 đồng.

Phần trăm tăng giá

Ví dụ khi mua hàng có giá 270 nghìn đồng, chịu thêm mức thuế VTA là 0.5%. Vậy giá trị thực tế của mặt hàng sau khi tính thuế là bao nhiêu?

Phép tính tăng đã có thuế VAT

Vậy tổng số tiền phải trả là 270.000 + 1.350 = 271.350 nghìn đồng.

6. Tính tiền lãi suất ngân hàng.

Ví dụ bạn gửi ngân hàng 213 triệu đồng với kỳ hạn 6 tháng lãi suất 5%. Tính lãi suất hàng tháng nhận được, lãi suất sau 6 tháng gửi ngân hàng.

Lãi suất hàng tháng là

Lãi suất sau 6 tháng gửi là

Trên đây là các kiểu tính phần trăm, với những kiểu tính toán % phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào từng trường hợp mà bạn thực hiện cách tính phần trăm khác nhau.