Hướng dẫn sử dụng máy kinh vĩ quang cơ

Sử dụng máy kinh vĩ điện tử đúng cách giúp giúp hạn chế tình trạng sai số, thao tác đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả công việc cao...

1. Bố trí máy kinh vĩ điện tử

Bố trí máy kinh vĩ điện tử là một trong những thao tác bắt buộc khi sử dụng máy, thông thường bạn cần phải bố trí theo các bước sau đây:

Bước 1: điều chỉnh chân máy đế để đạt đến 1 chiều cao thích hợp.
 Bước 2: xiết chặt ốc khoá đế máy với chân máy.
 Bước 3: đặt máy lên trên chân máy, gắn máy với chân máy bằng ốc trung tâm.
 


Bố trí chân máy chắc chắn giúp cho công tác đo đạc diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn


2.  Cân bằng máy

Để cân bằng máy kinh vĩ điện tử ta dùng một trong 2 cách sau đây:

 Dùng bọt thủy: điều chỉnh 2 ốc cân chỉnh A và B, bọt thủy nằm ở trung tâm của vòng tròn.
 Dùng đĩa cân: nới lỏng ốc kẹp ngang, đặt đĩa cân chỉnh song song với đường nối 2 ốc A và B. Điều chỉnh 2 ốc A và B. Bọt thủy nằm ở trung tâm của đĩa cân chỉnh.


3. Chỉnh về trọng tâm

Để chỉnh máy kinh vĩ điện tử bằng dọi tâm laser các bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: theo chỉ dẫn của biểu tượng tia laser có cường độ cao (xem bên có chữ “ON”), xoay để mở công tắc điều chỉnh tiêu điểm, tia laser sẽ phát ra và điều chỉnh độ mạnh yếu. Tiếp tục xoay nút này cho đến khi tia laser và điểm đánh dấu trên mặt đất đều nằm trên một mặt phẳng ngang.

 Bước 2: mở ốc cân chỉnh trung tâm của đế máy, di chuyển đĩa nền cho đến khi điểm laser trùng với điểm đánh dấu trên mặt đất. Khóa ốc cân chỉnh trung tâm.

 Bước 3: lặp lại việc cân chỉnh và các bước trên cho đến khi thiết bị thăng bằng và điểm laser trùng với điểm đánh dấu khi xoay vòng ngắm chuẩn của thiết bị theo bất kỳ hướng nào.

 Bước 4: sau khi cân chỉnh, tắt công tắc điều chỉnh tiêu điểm (bên có chữ “OFF”), để tiết kiệm nguồn.
 


Chỉnh về trọng tâm đối với máy kinh vĩ điện tử không hề khó


4. Điều chỉnh và ngắm hướng

Trong thao tác này bạn chỉ cần điều chỉnh 2 chi tiết sau:

Điều chỉnh dây chữ thập: hướng ống kính lên trời hoặc nơi có bề mặt ánh sáng đồng nhất, xoay thị kính cho đến khi 2 đường chữ thập có màu đen rõ nét. Lúc này, trên thang đo chỉ ra hướng chính xác cần ngắm đến.

 Điều chỉnh ảnh ngắm: mở bàn kẹp ngang và đứng, dùng các phương pháp thích hợp để hướng thấu kính đến mục tiêu rồi đóng bàn kẹp. Dùng khóa ở thị kính quang học để điểu chỉnh độ rung cho đến khi nhìn thấy mục tiêu. Dời dây chữ thập đến gần mục tiêu bằng cách mở ốc cân chỉnh 2 đường tiếp tuyến ngang và đứng. Tiếp tục điều chỉnh độ rung cho đến khi ảnh ngắm rõ nét và không bị ảnh hưởng bởi góc thị sai.
 


Thao tác điều chỉnh hướng ngắm rất quan trọng bởi nó quyết định tới độ chính xác của dữ liệu sau khi đo đạc


5. Cài đặt các giá trị cho máy

Để cài đặt giá trị cho máy các bạn có thể làm theo bảng hướng dẫn sau:


6. Vận hành thiết bị

Để vận hành máy kinh vĩ điện tử các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Mở máy/tắt máy: nhấn và giữ nút Power.

 Dời vị trí góc sang trái/phải: nhấn phím R/L và buông tay, trên màn hình hiển thị góc ngang đổi thành: Hl xxx xx’ xx”, góc ngang sẽ tăng nếu xoay thiết bị ngược chiều kim đồng hồ (Phương pháp đo “HL”).

 Cài đặt góc ngang về “0”: nhấn phím OSET, thả tay ra, giá trị góc ngang sẽ đổi thành 0000 00’ 00”.

 Dời vị trí góc đứng lên/xuống dốc: nhấn phím [V%] phương pháp đo góc đứng sẽ chuyển thành phương pháp đo % độ dốc.
 


Máy kinh vĩ điện tử thiết bị hỗ trợ đắc lực cho công tác trắc địa


Trên  đây là những bước cơ bản để vận hành một chiếc máy kinh vĩ điện tử hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn khi thao tác trên chiếc máy này. Ngoài ra để đặt mua máy kinh vĩ chính hãng Leica cao cấp với mức giá tốt nhất vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Để đặt mua máy kinh vĩ điển tử chính hãng giá tốt quý khách vui lòng click vào link dưới đây:

Máy kinh vĩ điện tử Leica

Gọi ngay Mr.Tuấn - 0903.811.775

CÔNG TY CP TƯ VẤN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT NGỌC CẢNH

Địa chỉ: VP: 55 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. HCM
CN: 50/2/3B Nguyễn Đình Chiểu, P. 3, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
Email:

Máy Kinh Vĩ

1.Máy Kinh Vĩ là gì:

Là một dụng cụ quang học, có thể đo góc đứng và góc ngang bằng cách nhắm các mục tiêu trong không gian bằng ống kính hoặc tâm ruồi. Máy kinh vĩ là một loại máy đo đạc tương đối chính xác và toàn diện. Có nhiều kiểu khác nhau do nhiều nước tiên tiến trên thế giới sản xuất.

2.Nguyên lý cấu tạo.

 Một máy kinh vĩ chủ yếu được cấu tạo như sau:

-          Hai vành độ: ngang và đứng

-          Trục chính là trục sau khi cân bằng sẽ trùng với phương thẳng đứng đi qua đỉnh góc đo.

-          Trục phụ là trục quay của ống kính; nó vuông góc với trục chính:

-          Trục ngắm của ống kính vuông góc với trục quay của ống kính, khi quay trục ngắm sẽ tạo nên một mặt phẳng thẳng đứng.

-          Vành độ ngang có tâm nằm trên trục chính dùng để đo góc bằng.

-          Vành độ đứng có tâm nằm trên trục phụ dùng để đo góc đứng

3. Phân loại máy kinh vĩ

 Theo cấu tạo máy kinh vĩ (vật liệu làm bàn độ) được chia  ra làm 3 loại

-          Máy kinh vĩ kim loại: có vành độ làm bằng kim loại. Đây là thế hệ đầu tiên của máy kinh vĩ, hiện nay chúng không còn được sản xuất nữa.

-          Máy kinh vĩ quang học(Quang Cơ): có các vành độ làm bằng kính quang học. số đọc trên các vành độ được đọc nhờ ống kính hiển vi. Loại máy này trong một thời gian được sử dụng rất phổ biến. Hiện nay tuy vẫn còn được sử dụng nhưng xu thế ngày các ít dần.

-          Máy kinh vĩ điện tử: đây là loại máy đang được sử dụng nhiều. Cấu tạo vành độ là các đĩa từ, việc đọc số được hoàn toàn tự động, do vậy sử dụng rất tiện lợi

Theo độ chính xác đo góc máy kinh vĩ được phân thành:

-          Máy kinh vĩ chính xác cao. Là những máy có thể đo góc với sai số trung phương một lần đo <1”.

-          Máy kinh vĩ chính xác, có thể đo góc với β = 2÷10”

-          Máy kinh vĩ kỹ thuật, có thể đo góc với β = 15÷30”

4. Riêng về máy kinh vĩ quang học

 Máy kính vĩ quang học (quang cơ): Là loại máy có vành độ được chế tạo từ thủy tinh quang học, bộ phận đọc số bằng hệ thống lăng thấu kính, kính mắt của kính hiển vi đọc số được bố trí bên cạnh kính mắt của ống kính. Tuy nhiên, sơ đồ cấu tạo bộ phận đọc số của các loại máy lại không giống nhau.

 Ở đây ta không nghiên cứu những máy đơn giản có độ chính xác thấp và những máy đặc biệt tinh vi có độ chính xác cao mà ta chỉ tìm hiểu những máy kinh vĩ thông thường có độ chính xác trung bình người ta hay dùng trong đo đạc công trình.

a. Cấu tạo chung: Một máy kinh vĩ chủ yếu được cấu tạo như sau (hình 3-2):

trong đó:

VV: trục chính ( trục đứng, trục quay máy)

HH: Trục phụ ( trục ngang, trục quay ống kính ).

CC: Trụ ngắm.

LL: Trục ống bọt nước dài

   1. Ống kính ngắm .

   2. Ốc điều ảnh ( ốc cự li).

   3. Ống kính hiển vi đọc số.

   4. Giá đỡ ống kính.

   5. Ốc hãm chuyển động ống kinh.

   6. Ốc vi động đứng.

   7. Gương chiếu sáng.

   8. Vành độ và du xích đứng.

   9. Ống bọt nước dài.

   10. Vành độ và du xích ngang.

   11. Ốc hãm và vi động ngang

- Trục chính: Là trục sau khi cân bằng sẽ trùng với phương thẳng đứng đi qua đỉnh góc đo.

- Trục phụ: Là trục quay của ống kính, nó vuông góc với trục chính.

- Trục ngắm: Trục ngắm của ống kính vuông góc với trục phụ. Khi quay trục ngắm sẽ tạo nên một mặt phẳng đứng.

- Vành độ ngang: Vành độ ngang có tâm nằm trên trục chính dùng để đo góc bằng.

- Vành độ đứng: Vành độ đứng có tâm nằm trên trục phụ dùng để đo góc đứng.

* Nhìn chung, một máy kinh vĩ có 3 bộ phận chính:

- Bộ phận ngắm (ống kính ngắm): Kính vật, kính mắt, vòng dây chữ thập, ốc điều ảnh.

- Bộ phận đọc số: Vành độ và du xích (đứng, ngang), kính hiển vi đọc số.

- Bộ phận cân bằng: Ống bọt nước (tròn, dài).

- Ngoài 3 bộ phận trên còn có các ốc hãm và ốc vi động

Video liên quan

Chủ đề