Hướng dẫn lắp ổ cứng ssd

Tốc độ vượt trội của SSD so với HDD thì chắc hẳn không ai có thể phủ nhận, nếu bạn đang muốn nâng cấp SSD cho laptop thì bài viết này hi vọng sẽ giúp cho bạn.

Trước khi tự nâng cấp ổ cứng SSD cho máy tính, các bạn cần kiểm tra thông tin máy tính xem máy đó hỗ trợ SSD loại nào. Hiện nay trên thị trường ,có những loại SSD phổ biến như SSD 2,5 ich, SSD 3.5 ich, 1,8 ich, SSD mSATA, SSD M.2, SSD M.2 PCIe. Loại SSD phổ biến mà đa phần ráp được cho hầu hết các laptop hiện nay là SSD 2,5 ich, nhưng nếu máy tính của bạn có hỗ trợ PCIe thì nên ráp ổ có PCIe vì PCIe tốc độ nhanh hơn.

Nâng cấp SSD mang lại lợi ích gì

=>> Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, tránh bị phân mảnh, đảm bảo hiệu suất tốt khi sử dụng các phần mềm đồ họa, thiết kế, chơi game.

=>> Độ bền và khả năng chống sốc tốt: Cấu tạo thể rắn với các chip nhớ được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ giúp ổ SSD có độ bền tốt hơn (trung bình từ 10-15 năm), tránh hiện tượng mất ổn định giống như ổ HDD nếu có va chạm.

=>> Không gây ra tiếng ồn, khả năng tản nhiệt và tiết kiệm điện năng tốt cũng là các điểm vượt trội của SSD so với HDD

=>> Cấu tạo và thiết kế gọn nhẹ hơn so với HDD.

Xem thêm: Những điều cần phải biết khi chọn SSD

Hướng dẫn nâng cấp SSD 2.5

Lưu ý: Dữ liệu là quan trọng nhất, chính vì thế trước khi làm gì chúng ta nên sao lưu dữ liệu ra 1 bản trước tránh trường hợp bị mất dữ liệu

1. Việc nâng cấp ổ SSD 2.5 khá đơn giản, đối với các dòng laptop thông thường bạn chỉ cần xem đít máy sẽ thấy biểu tượng nơi để ổ cứng. Dùng vít mở 4 con ốc, rồi gỡ nhẹ ổ HDD ra là xong phần tháo ổ cứng

2. Sau khi tháo ổ cứng thường ổ HDD sẽ được bao quanh bởi 1 khung đỡ, bạn gắn khung cho ổ SSD sau đó ráp lại máy tiến hành di chuyển Windows hoặc cài mới lại là xong.

Trường hợp máy tính của bạn có ổ DVD, nhưng không sử dụng bạn có thể tận dụng lại bằng cách gắn thêm Caddy bay cho máy tính. Từ đó có thể tận dụng lại HDD cũ tháo ra. Giá caddy hiện nay trên thị trường loại tốt giao dịch trong khoảng 190k, còn loại thường ( không đảm bảo tốc độ truyền tải hoặc hay gặp sự cố) tầm 60k 

Hướng dẫn lắp đặt ổ cứng SSD M.2

Lưu ý: Cũng như ổ SSD 2.5 bạn cần sao lưu dữ liệu tránh sự cố không mong muốn

1. Tháo nắp đáy của máy. Bạn nên tham khảo trên mạng cách tháo đối với thiết bị của mình bởi mỗi máy sẽ có cách khác nhau, tránh làm gãy các lẫy, chốt, chuyện mà không ai mong muốn.

2. Sử dụng tua-vít có từ tính, cẩn thận tháo ốc vít dùng để cố định ổ cứng vào máy. Nếu để ốc rơi vào trong máy có thể gây hỏng hóc và phải tháo toàn bộ để tìm hoặc sửa chữa.

3. Khu vực chứa ổ ssd khá nhỏ. Ổ M.2 sẽ có phần đỉnh nằm phía bên trái hoặc phải của module, dùng để chỉ thị cho ổ B hoặc M. Ký tự A B chỉ thị 2 khe PCIe hoặc SATA, trong khi M có nghĩa 4 khe.

4. Khe cắm ổ M.2 có thể nằm gần RAM và góc cắm vào khá hẹp. Sau khi cắm xong cần chỉnh lại cho ổ nằm thẳng rồi sử dụng tua-vit từ tính để vặn lại các ốc cố định, đồng thời dùng tay giữ cho ổ nằm ngang trong quá trình siết ốc.

5. Lắp lại vỏ bảo vệ như cũ rồi tiến hành khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài (dữ liệu đã sao lưu từ bước đầu tiên).

Khi nào cần thay ổ cứng SSD cho máy tính

Đây cũng là một trong số nhiều câu hỏi được người dùng quan tâm khá nhiều. Vậy khi nào nên nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop?

- Bạn muốn cải thiện tốc độ máy tính thì không thể bỏ qua SSD, tốc độ SSD so với HDD nhanh hơn gấp nhiều lần chính vì thế giúp ích rất nhiều cho các bạn trong công việc, học tập, giải trí.

- Máy tính báo lỗi: “Non-system disk or disk error…” lỗi này xảy ra khi ổ đĩa của bạn gặp sự cố, một số ít do hệ điều hành

- Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector, tức lúc này ổ cứng của bạn đang gặp sự cố nếu có điều kiện hãy thay hoặc nâng cấp ổ cứng SSD mới

- Ổ cứng cũ thường xuyên phát ra tiếng ồn lớn, chạy đơ, nóng máy hãy thay ổ cứng khác để tăng tốc độ cũng như an toàn dữ liệu

- Ổ cứng không nhận việc này là hiển nhiên vì nếu muốn sử dụng lại máy tính bạn phải thay một ổ cứng khác nhưng nếu bạn muốn cải thiện thêm về tốc độ thì đừng quên ổ SSD


Bình chọn của bạn

0/10

Đánh giá 9.5 từ 13 thành viên

Gắn thêm ổ SSD cho PC là một trong các phương pháp nâng cấp máy tính của bạn, giúp tăng tốc độ cho máy đồng thời giúp máy hoạt động được trơn chu và hiệu quả hơn. Cách lắp ổ cứng SSD cho PC cũng rất đơn giản, bạn có thể tự lắp đặt. Hãy cùng xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây nhé

Lắp ổ cứng SSD vào PC có thật sự khó?

Gắn ổ cứng SSD cho PC là việc cực kì đơn giản không khó khăn như mọi người vẫn thường nghĩ. Công việc của bạn là đặt ổ cứng vào trong thùng case của máy tính, sau đó kết nối dây cáp nguồn và cáp dữ liệu và phân vùng, định dạng ổ cứng sử dụng là đã hoàn thành. 

Đối với trường hợp thùng case ở thế hệ cũ thường sử dụng khay ổ cứng có kích thước 3.5inch, thoạt nhìn thì vô phương cứu chữa vì đa số hiện nay các loại ổ SDD dùng cho PC hay Laptop đều thiết kế nhỏ gọn với kích thước 2.5inch như SSD Samsung 860 Pro, tuy nhiên nhiều nhà sản xuất hiện nay vẫn cung cấp các loại ổ cứng SSD cho PC với kích thước 3.5inch như Samsung hay SanDisk…, nhưng là những thế hệ tương đối cũ. Vấn đề có vẻ đau đầu này thật ra được giải quyết rất đơn giản, bạn chỉ cần gắn Cable Sata và dây nguồn vào SSD, sau đó thì PC đã nhận diện và kết nối với SSD, mặc dù có vẻ không được ngăn nắp lắm nhưng mà nó vẫn chẳng ảnh hưởng gì đến quá trình vận hành của các thiết bị. Sử dụng đế chuyển cũng là một cách nếu như bạn muốn gắn SSD cố định và gọn gàng trong case của PC. Tuy nhiên bạn có thể sẽ mất một số phí để mua dụng cụ này nếu hãng sản xuất không cung cấp.

Hướng dẫn lắp ổ cứng SSD cho PC chi tiết

1. Xác định khoang gắn ổ SSD cho PC

Vị trí ổ cứng có trong khoang của thùng case thường sẽ là nơi gắn ổ SSD cho PC. Tùy từng loại máy mà vị trí sẽ khác nhau, nhưng thường thì nằm ở phía trước bên dưới nơi gần máy quạt thông gió và tản nhiệt của PC. Bạn nên lựa chọn vị trí thích hợp để gắn ổ cứng vào để tối ưu hóa luồng không khí và tránh cản trở hiệu suất của máy quạt tản nhiêt.

Một vài thùng máy được thiết kế dành riêng cho đối tượng thích “độ máy tính” giúp cho người dùng có thể dễ dàng tháo rời hoặc lắp ráp các khoang ổ cứng một cách dễ dàng. Không cần phải nói thì chắc bạn cũng biết rằng ốc vít là dụng cụ không thể thiếu để hoàn thành cồn việc lắp ráp này.

2.Tiến hành lắp ổ cứng SSD

Đây có lẽ là thao tác khó nhất trong quá trình lắp đặt SSD cho PC. Hãy sử dụng các tuốc – nơ -vít vít chặt ổ cứng vào khoang bằng 4 con ốc ở 2 bên hoặc đáy ổ cứng. Hãy cố gắng chừa lại càng nhiều không gian trống giữa 2 ổ cứng vật lý trong hệ thống để có thể lưu thông không khí tốt hơn. Hãy bố trí chúng ngay trực tiếp phía trước của quạt tản nhiệt để tránh tình trạng nóng ổ cứng làm giảm tuổi thọ của SSD.

3. Kết nối ổ cứng SSD với cổng giao tiếp SATA

Đại đa số thiết bị PC hiện nay đều sử dụng cổng giao tiếp SATA, bạn có thể thực chứng qua việc hầu hết các ổ SSD của Samsung đều hỗ trợ cổng giao tiếp SATA. Bạn chỉ cần dùng cáp SATA để kết nối ổ SSD cho PC của bạn bằng 2 đầu của dây cáp.

Sử dụng công nghệ của SATA không hề phức tạp như công nghệ cáp IDE trước đó và nó dùng đầu cắm thiết kế đồng nhất trên cả ổ cứng và bo mạch chủ. Bạn nên sử dụng loại cáp SATA có móc giữ kim loại để giữ cho cáp nối cố định để tránh trường hợp bị rơi ra. Hoàn tất bước này bằng cách gắn cáp nguồn từ bộ nguồn PSU vào ổ cứng SSD.

4. Setup trước khi sử dụng lắp đặt ổ cứng SSD cho PC

Đây là bước cuối cùng trong hướng dẫn cách lắp SSD cho PC. Sau khi kết nối xong tất cả bạn bật nguồn điện máy tính và tiến hành đăng nhập vào BIOS/UEFI hệ thống. Bạn nhấn phím DEL hoặc F2 ngay sau khi bật nguồn. Sau đó màn hình sẽ hiện thông báo “Press DEL to enter Setup”. Bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng trên màn hình để biết phím chính xác cần nhấn.

Hãy vào trình đơn “System Settings” tiêu chuẩn hoặc trình đơn “Integrated Peripherals” rồi nhấn chọn SATA để xem tất cả các ổ cứng được cài đặt trong hệ thống. Nếu tất cả các bộ điều khiển ổ đĩa của bạn được kích hoạt và các ổ cứng được kết nối đúng (và có hoạt động), nó sẽ được liệt kê trong BIOS. Nếu ổ cứng không được liệt kê, hãy tắt máy tính và tiến hành kiểm tra lại tất cả các kết nối. Sau đó lại khởi động và vào BIOS kiểm tra lại lần nữa. Nếu ổ cứng vẫn không hiển thị lên và tất cả các kết nối đã được gắn đúng, hãy thử cắm cáp dữ liệu SATA vào một cổng khác trên bo mạch chủ.

Thao tác cuối cùng để chắc chắn rằng viêc lắp ráp ổ cứng SSD cho PC của bạn đã thành công là kiểm tra Window đã nhận dạng được ổ SSD chưa tại phần Disk Drives trong mục Device Manager. Nếu khi khởi động Windows bảng thông báo New HardWare Found Wizard hiện ra là ổ cứng đã kết nối thành công. Phân vùng và định dạng ổ cứng SSD nữa là đã sử dụng được.

Các bước lắp ổ cứng SSD cho PC đơn giản, không yêu cầu bạn phải là một chuyên gia công nghệ mới có thể hoàn thành được. Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp bạn tự thực hành và không phải tốn một khoản tiền cho việc này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Video liên quan

Chủ đề