Hướng dẫn làm hậu vệ giỏi

Không có gì đáng ngạc nhiên khi phần nhiều anh em chơi bóng đá phong trào chưa biết phòng ngự đúng cách. Chúng ta chơi theo cách-mình-muốn và cảm thấy thoải mái hơn là thi đấu bài bản đàng hoàng để đạt hiệu quả tốt nhất. Để thay đổi suy nghĩ này, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản phòng ngự là như thế nào. Dưới đây là những lời khuyên cho các hậu vệ thực sự muốn phấn đấu để chơi ở một trình độ cao hơn.

Nhìn chung, để phòng ngự tốt anh em cần phải luôn giữ vị trí sao cho cầu thủ đối phương có bóng ở phía trước mặt của mình, buộc họ phải cúi thấp đầu xuống vì như vậy sẽ khó khăn khi chuyền bóng. Anh em cũng không nên vội vàng lao vào đoạt bóng nếu như không chắc chắn có đồng đội phía sau bọc lót. Một lần nữa, xin nhấn mạnh rằng hậu vệ phải luôn giữ cho đối phương đứng phía trước mặt mình. Đừng bao giờ quên điều này.

- Nguyên tắc tiếp cận đối phương

1. Áp sát thật nhanh

Di chuyển thật nhanh đến gần đối thủ đang có bóng. Gây áp lực càng nhanh cho cầu thủ đối phương, anh ta sẽ càng phải đưa ra quyết định sớm. Khi chịu áp lực cao thường sẽ hay có những sai sót. Với cầu thủ tấn công đối phương, anh ta sẽ có ít thời gian để quan sát và tìm người chuyền bóng, hoặc không có khoảng trống để dẫn bóng dài.

2. Giảm tốc độ 

Những hậu vệ sau khi áp sát đối thủ nhưng lại nhao vào cướp bóng quá vội vàng sẽ dễ bị đối phương vượt qua chỉ bằng một pha đẩy bóng thoát đi đơn giản. Bằng cách tiếp cận nhanh nhưng sau đó giảm tốc độ xuống với những bước chạy ngắn, giữ một khoảng cách hợp lý, hậu vệ sẽ khó bị đánh bại hơn nhiều.

Quan trọng là xác định thời điểm phù hợp để giảm tốc độ xuống. Lúc mới tập có thể chúng ta sẽ chưa biết ngay được cự ly bao nhiêu là hợp lý. Nhưng dần dần bằng kinh nghiệm, chúng ta sẽ tự ý thức được khoảng cách phù hợp để ngăn chặn đối thủ hiệu quả, không quá gần hoặc quá xa. Với cá nhân người viết, ước chừng cự ly một sải tay là hợp lý.

3. Góc phòng ngự

Không hậu vệ nào muốn bị đối thủ rê bóng qua cả, đó là cảm giác cực kỳ khó chịu. Để hạn chế nguy cơ này, cách tốt nhất là ép đối phương đi bóng ra biên hoặc tới vị trí mà chúng ta có đồng đội hỗ trợ. Hãy dùng cơ thể be đường chạy của đối phương theo hướng chúng ta muốn anh ta chạy tới và gây khó dễ để anh ta phải sử dụng chân không thuận.  

- Tư thế phòng ngự

1. Giảm trọng tâm

Hạ thấp đầu gối xuống một chút, tư thế này sẽ giúp anh em phản ứng nhanh nhẹn hơn và có sự cân bằng tốt, dễ quan sát tình huống bóng hơn.

2. Dang rộng tay

Dang tay không chỉ giúp tăng cường sự cân bằng, đó còn là cách hữu hiệu ngăn không cho đối thủ rê bóng qua người. Tuy nhiên, chú ý là chúng ta được phép dang tay ngang ngực chứ cao tay lên mặt là thành phạm lỗi và có thể ăn thẻ của trọng tài.

3. Sẵn sàng di chuyển về phía sau hoặc sang một bên nhanh chóng

Nếu gặp một tiền đạo chơi xoay lưng lại cầu môn, giỏi cài đè thì hậu vệ cần phải phòng ngự ở cả hai bên của anh ta. Nếu chúng ta chỉ chú trọng phòng ngự ở một phía, anh ta có thể xoay sang phía kia để dứt điểm hoặc đi qua chúng ta. 

4. Di chuyển trên mũi chân 

Việc di chuyển bằng mũi chân giúp hậu vệ trở nên linh hoạt, dễ xoay chuyển hướng đột ngột hoặc bứt tốc.

- Tắc bóng

Nhận thức tốt về nguyên tắc khi tiếp cận đối thủ và tư thế phòng ngự có thể giúp anh em không cần phải thường xuyên thực hiện những cú tắc đoạt bóng. Còn trong trường hợp buộc phải sử dụng kỹ thuật tắc bóng thì dưới đây là những điều anh em nên biết:

Rất khó để giải thích phải tắc bóng như nào mới là chuẩn, tất cả còn phụ thuộc vào tình huống xảy ra. Về cơ bản, hậu vệ sẽ thực hiện cú tắc khi phát hiện đối thủ mắc sai lầm. Ví dụ, tắc bóng nếu đối phương đỡ bóng không tốt, để bóng nảy ra hơi xa tầm kiểm soát của anh ta.

Khi đối mặt với một tiền đạo khéo léo, chúng ta chỉ tắc bóng nếu nhận thấy anh ta có sai lầm hoặc đang do dự hoặc là đang bị mất thăng bằng. Nếu không, hãy tiếp tục giữ cự ly hợp lý và chờ cơ hội khác. Với những cầu thủ khéo léo, họ chỉ chờ chúng ta ra quyết định tắc bóng vội vàng, thiếu thận trọng là họ sẽ vượt qua chúng ta trong phần lớn tình huống.

Nếu không may cú tắc bóng bất thành, đừng bỏ buộc, hãy cố gắng nhanh nhất đuổi theo đối phương, rất có thể anh em vẫn còn cơ hội đoạt bóng lần nữa. Ngoài ra, ở những tình huống nguy hiểm với khung thành mà không còn phương án nào khác, phạm lỗi cũng là một giải pháp các hậu vệ có thể tính đến. Đây gọi lại phạm lỗi chiến thuật để tránh cho đội nhà khỏi một bàn thua. 

(còn tiếp)

Hậu vệ thòng là một thuật ngữ chỉ cho cầu thủ thi đấu ở vị trí được biết đến như một chốt chặn cuối cùng trước khi đối mặt với thủ môn trong bóng đá phủi.

Tuy nhiên trong bóng đá chuyên nghiệp thì hậu vệ thòng chính là vị trí trung vệ chơi bọc lót sau cùng, đứng ở vị trí thấp nhất ở hàng phòng ngự của đội bóng.

Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vị trí hậu vệ thòng (hay trung vệ thòng) cả trong bóng đá phủi và bóng đá chuyên nghiệp. Và qua đó giúp các bạn biết được cách để trở thành một hậu vệ thòng đáng tin cậy.

Tóm Tắt

  • 1/ Cách đá hậu vệ thòng trong bóng đá phủi
  • 2/ Cách đá hậu vệ thòng trong bóng đá chuyên nghiệp 11 người

1/ Cách đá hậu vệ thòng trong bóng đá phủi

Thường thì khi thi đấu các trận bóng trên sân phủi, hầu như đội bóng nào cũng sẽ thi đấu với một trung vệ thòng.

Và vị trí này ở sân phủi có nhiều điểm khác so với bóng đá chuyên nghiệp 11 người nên các bạn cần lưu ý.

Đặc biệt thì bóng đá 7 người hoặc 9 người thì hậu vệ thòng là vị trí vô cùng đặc biệt, chốt chặn đáng tin cậy nhất để bảo vệ lưới đội nhà nếu không tính thủ môn.

Hậu vệ thòng trong bóng đá phủi là cầu thủ đòi hỏi kết hợp giữa mạnh mẽ, không ngại va chạm, chơi bóng lăn xả và có thể đọc tình huống tốt.

Vị trí này thường chịu rất nhiều áp lực khi chỉ đá một mình nên không thể được hỗ trợ và khó lòng để đồng đội có thể sửa sai khi hậu vệ thòng mắc sai lầm.

Vì thế mà sự quyết đoán là phẩm chất cần thiết để thi đấu ở vị trí này. Hạn chế chần chừ gián tiếp tạo cơ hội cho đối phương uy hiếp khung thành.

Cầu thủ đá ở vị trí hậu vệ thòng phải đặt tính an toàn lên trên hết. Ngoài ra đây là vị trí có tầm nhìn tốt nhất sau thủ môn nên hậu vệ thòng đảm nhận luôn vai trò “call team” chính.

Thường thì một hậu vệ thòng tốt thường toát lên được cái uy của mình đối với cả đồng đội và đối thủ. Làm cho đối thủ kiêng nể phần nào và đồng đội yên tâm chơi bóng ở trên.

Vậy thì khi bạn là một hậu vệ thòng và phải đối mặt với cầu thủ đối phương thì phải làm gì. Có hai trường hợp cần được xử lý ở đây:

Nếu như đồng đội của bạn kịp thời di chuyển hỗ trợ thì bạn hãy ngay lập tức áp sát và dồn đối phương vào thế phải tranh chấp 50 50 và hãy làm mọi cách để chiến thắng với vũ khí tối ưu là xoạc bóng ( ngoại trừ thi đấu bóng đá 5 người ).

Tuy nhiên cần cẩn thận và chắc chắn cú xoạc của bạn trúng bóng để không bị lỗi dẫn đến nhận các thẻ phạt.

Còn nếu như sau lưng bạn chỉ còn mỗi thủ môn và đồng đội đang thất thế trong việc hỗ trợ thì bạn không được mạo hiểm tranh chấp mà phải tìm cách kéo đối phương vào thế bị động và khó đưa ra quyết định xử lý bóng.

Lúc này đã có đủ quân số án ngữ trước khung thành đội nhà và mọi chuyện lại trở nên dễ dàng.

Đọc thêm: Các Vị Trí Trong Futsal

Hướng dẫn tư duy và thực hành PHÒNG THỦ cho hậu vệ sân 7 - Soccer 7v7 - Bóng đá phủi

Tỉnh táo, quyết đoán đọc tình huống tốt là những gì bạn cần để làm tốt công việc bắt buộc của một hậu vệ thòng.

Còn nữa, hãy cố gắng quản lý tốt khoảng không sau lưng đừng cho tiền đạo đối phương chiếm lấy nhé. Lúc đó thì hậu quả là thủ môn của bạn sẽ ăn bóng hoặc lưới có thể rách đấy.

Và cũng đừng quên rèn luyện khả năng lãnh đạo vì bạn sẽ phải liên tục hô hào tổ chức lối chơi để tận dụng khả năng bao quát sân của mình.

Tuy nhiên để trở thành một trong top những người hàng đầu ở vị trí này, ngoài những yếu tố ở trên bạn còn cần có khả năng phát động tấn công tốt.

Nếu như phòng thủ có thể luyện tập mà không cần dùng bóng thì khả năng phát động tấn công phải được rèn luyện từ các kỹ năng cơ bản với trái bóng.

Vì chẳng ai lại lao vào áp sát một hậu vệ thòng cả nên tất cả sẽ bất ngờ nếu bạn cầm bóng và rê dắt một mạch tiến gần đến khung thành đối phương rồi tung ra cú dứt điểm.

Nói lý thuyết thì nghe có vẻ dễ thế thôi chứ thực tế thì ở các sân phủi hậu vệ thòng khó lòng làm được nhiều tình huống như vậy. Một phần vì thể lực không đủ, một phần vì sẽ rất “toang” nếu như bị bắt bài.

Do đó chỉ sử dụng những pha dâng cao để gây đột biến và thỉnh thoảng mới được dùng đến bài này thôi.

Đơn giản hơn, hậu vệ thòng phải luyện tập khả năng chuyền dài, chuyền điểm rơi chuẩn xác cho tiền đạo đón bóng mở ra cơ hội hoặc chuyền ra hai biên cho tiền vệ cánh để phát động tấn công biên.

Mẫu Trung Vệ Sân 7 - PHÒNG NGỰ CHẮC Và TẤN CÔNG Cực Hiệu Quả | ĐĂNG KHÁNH FC TUẤN SƠN Super League

Cuối cùng, muốn đá tốt ở vị trí hậu vệ thòng, hãy giữ cho mình cái đầu lạnh, luôn thể hiện sự tự tin, luôn giữ sự kỷ luật đối với bản thân mình.

2/ Cách đá hậu vệ thòng trong bóng đá chuyên nghiệp 11 người

Nếu như hậu vệ thòng là vị trí cố định trên sân phủi thì đối với bóng đá 11 người, thuật ngữ này chỉ cầu thủ trung vệ chơi lùi để bọc lót cho trung vệ đá cặp với mình nếu chơi với sơ đồ 4 hậu vệ truyền thống.

Nhưng khi thi đấu với hai trung vệ thì người được chỉ định đá thòng đôi khi không cố định mà tùy vào tình huống trên sân.

Vai trò đá thòng của một hậu vệ trong bóng đá 11 người sẽ  được thể hiện rõ hơn trong sơ đồ 3 trung vệ.

Đọc thêm: Cách Chọn Giày Đá Bóng Cho Chân Bè

Khác với bóng đá phủi, trung vệ thòng trong đội hình 11 người không yêu cầu phải có sức mạnh thể chất nhiều (Nếu có thì càng tốt còn không thì bạn vẫn có thể là một trung vệ thòng tốt nếu có những yếu tố khác).

Đó là khả năng chọn vị trí tốt, đọc tình huống để hỗ trợ khi đồng đội đang làm nhiệm vụ càn quét đối phương ở phía trên.

Nếu bạn đã từng xem Cris, Nesta, hay bây giờ là cách thi đấu của Virgil Van Dijk thì bạn sẽ hiểu trung vệ thòng đá bóng bằng “cái đầu”, đôi chân chỉ là công cụ để họ làm việc đó mà thôi.

Trong đó chắc hẳn ai cũng biết đến Nesta là người đưa phòng ngự trở thành một môn nghệ thuật mà ở đó anh ta xử lý tình huống thường không có một vết xước.

Còn với Van Dijk, anh được đá cặp với một cầu thủ có khả năng càn quét tranh cướp bóng và được giao nhiệm vụ đá thòng để bọc lót phía sau.

Trung vệ đội trưởng của tuyển Hà Lan hội tụ đầy đủ những phẩm chất mà bạn cần phải học tập nếu muốn trở thành một hậu vệ thòng tốt.

Đó là nhanh, khỏe, tư duy chơi bóng hiện đại và đặt tính an toàn lên trên hết. Bạn sẽ học được nhiều điều ở những tình huống 1 đánh 2 thể hiện sự thông minh của anh ta đấy.

La gestion du 2 contre 1 de Van Dijk à la loupe ! 👀🔎

Đặc biệt không thể không kể đến những đường chuyền vượt tuyến mở ra khoảng không lớn cho tiền đạo phía trên.

Bạn cần phải học hỏi phong cách thi đấu thong dong, điềm tĩnh nhưng sự máu lửa và nhiệt huyết sẽ được thể hiện qua cách kêu gọi và chỉ huy hàng phòng ngự.

Bóng đá Việt Nam đang sở hữu hai cái tên cực kỳ chất lượng ở vị trí thòng của hàng phòng ngự là Đình Trọng và Thành Chung.
Chắc hẳn xem 2 cầu thủ này thi đấu thì bạn đủ biết mình sẽ phải làm gì để trở thành một hậu vệ thòng tốt rồi chứ.

Trong đó Đình Trọng là cái tên điển hình cho việc hậu vệ thòng chơi bóng bằng sự thông minh và khả năng chọn vị trí tuyệt vời chứ không cần đến thể hình cao to.

Khả năng tư duy trong việc đeo bám và lấy bóng rất “ngọt” trong chân đối phương là đặc điểm đáng học tập của cầu thủ này.

Bên cạnh đó khi bạn xem anh ta ở Thường Châu 2 năm trước thì chắc hẳn khó tin rằng một cầu thủ vừa bước qua tuổi 20 lại có thể thi đấu điềm tĩnh và chững chạc như vậy.

Tất cả những yếu tố đó là tạo nên một vị trí đá thòng hàng đầu hiện nay.

Đọc thêm: Các Loại Đế Giày Đá Bóng

Trần Đình Trọng • Defensive Skills | Đỉnh cao nghệ thuật phòng ngự Việt Nam

Hi vọng với những gì sơ bộ được giới thiệu trên đây, các bạn sẽ rút ra được những yếu tố mình cần rèn luyện  để có thể đá tốt ở vị trí hậu vệ thòng và hãy tìm cho mình một thần tượng nào đó để học tập theo và áp dụng ngay vào từng trận đấu nhé!

Chủ đề