Hướng dẫn chạy xe đạp năm 2024

Hiện nay nhu cầu sử dụng xe đạp để đi lại trong thành phố ngày một cao, kể cả những chuyến đi xe đạp khám phá các cung đường rừng cũng dần trở thành các chọn lựa đạp xe yêu thích của giới trẻ.

Làm sao để đạp xe an toàn và thoải mái dành cho những người mới bắt đầu sử dụng xe đạp? Sau đây là 1 số lời khuyên hữu ích:

1. BẢO VỆ ĐẦU CỦA BẠN

– Các chấn thương vùng đầu là nguyên nhân dẫn đến 60% các vụ mất mạng do đạp xe gây ra. Những tai nạn này có thể được tránh khỏi nếu như mọi người luôn ý thức đội nón bảo hiểm khi đạp xe, kể cả đối với trẻ em. Một số khu vực trên thế giới có ban hành đạo luật về việc mang nón bảo hiểm khi tham gia giao thông dành cho người đi xe đạp, nhưng cho dù có luật lệ hay không thì bạn hãy đừng quên dùng nón bảo hiểm để bảo vệ bản thân mình.

2. ĐỪNG ĐỂ ĐỀ LÍP Ở TỐC ĐỘ CAO NHẤT TRONG KHOẢNG THỜI GIAN DÀI

– Hãy thử và giữ nhịp độ đạp xe khoảng 70 – 90 vòng trên phút, thay vì bạn phải chỉnh đề líp ở tốc độ cao nhất, và việc đạp xe trong thời gian dài với mức đề líp tối đa sẽ khiến đầu gối của bạn trở nên căng thẳng.

3. THƯỜNG XUYÊN CHUYỂN ĐỀ LÍP

– Khi lên dốc, hãy nhớ linh động chỉnh đề líp ở mức nhẹ hơn. Điều đó sẽ giúp giảm áp lực trên gối của bạn khi đạp xe.

– Chọn lựa xe đạp và canh chỉnh chiều cao yên xe phù hợp với vóc dáng sẽ giúp bạn đạp xe dễ dàng hơn, nhanh hơn, và ít có cảm giác đau nhức trong và sau quá trình đạp xe

5. HÃY CHỌN YÊN XE PHÙ HỢP

– Chọn một yên xe phù hợp sẽ giúp bạn có cảm giác khác biệt khi đạp xe. Đừng nghĩ rằng yên xe càng dày thì càng thoải mái. Một yên xe dài có một vài chỗ lượt bỏ (cutout) cần thiết, sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hãy đọc các đánh giá trên mạng, và sau đó đến các cửa hàng xe đạp để được trải nghiệm thử (test ride) trên các loại yên xe đạp khác nhau.

6. THAY ĐỔI TƯ THẾ KHI ĐẠP XE

– Hãy thỉnh thoảng di chuyển cánh tay, bàn tay trên tay lái; cũng như thay đổi dáng ngồi, để tránh trường hợp bị tê người khi giữ tư thế ở một vị trí nhất định.

– Thật nguy hiểm khi bạn đạp xe và chẳng nghe tí âm thanh báo động nào ở phía sau hay các âm hỗn loạn đang diễn ra xung quanh. Nếu bạn cần nghe nhạc, hãy mang theo máy phát thanh hay loa mini – loại có thể gắn kèm trên áo đạp xe của mình.

8.3

Play Nutrition Builder Bar 60g - 2 Mùi>

65,000vnđ

8.0

8.1

Hammer Vegan Protein Bar

79.000vnđ

8.5

Thanh Năng Lượng Protein Banu

35,000₫

7. ĐỪNG DÙNG TAI NGHE KHI ĐẠP XE

Thật nguy hiểm khi bạn đạp xe và chẳng nghe tí âm thanh báo động nào ở phía sau hay các âm hỗn loạn đang diễn ra xung quanh. Nếu bạn cần nghe nhạc, hãy mang theo máy phát thanh hay loa mini – loại có thể gắn kèm trên áo đạp xe của mình.

8. TUÂN THỦ LUẬT LỆ

– Hãy tuân thủ luật giao thông và các biển báo chỉ đường. Theo dõi các phương tiện khác trước mắt bạn thật cẩn thận để dự đoán hướng đi của chúng.

9. NGẨNG ĐẦU KHI ĐẠP XE

– Hãy ngẩng đầu và quan sát đủ xa để thấy được các chướng ngại vật và chuẩn bị cho các phản xạ kịp thời. Những thứ như ổ gà, hay ống thoát nước chắc hẳn sẽ gây ra điều thảm hại cho các loại bánh xe đua của bạn

Tuân thủ những lời khuyên trên, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm an toàn, vui và thoải mái hơn.

Nhiều bố mẹ mong muốn con có thể rèn luyện thể dục thể thao từ nhỏ để tăng cường sức bền, độ dẻo dai và sức khỏe đề kháng. Trong đó, đi xe đạp là bộ môn được nhiều bố mẹ lựa chọn vì an toàn, cách sử dụng đơn giản và có thể thuận tiện cho việc di chuyển sau này của trẻ. Vậy, bố mẹ đã biết cách tập đi xe đạp cho trẻ như thế nào để an toàn và hiệu quả chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Khi nào bố mẹ nên bắt đầu tập đi xe đạp cho trẻ?

Tập xe đạp cho trẻ từ khi còn nhỏ là thói quen tốt mà bố mẹ nên rèn luyện cho con vì khá đơn giản và có độ an toàn cao. Theo đó, tùy vào từng độ tuổi, bố mẹ có thể cho con tập xe đạp với loại xe phù hợp, chẳng hạn:

  • Với trẻ từ 3 – 4 tuổi: Bố mẹ có thể cho bé sử dụng xe 2 bánh có gắn kèm 2 bánh phụ để giúp con làm quen với chuyển động của xe.
  • Trên 4 tuổi: Trẻ lúc này đủ cứng cáp để có thể tập giữ thăng bằng trên xe 2 bánh.

Lưu ý, mốc thời gian trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì tùy vào thể chất của mỗi trẻ sẽ có thời gian tập đi xe đạp khác nhau. Vậy nên, bố mẹ nên quan sát sức khỏe, các kỹ năng mà bé đang có và xem xét con đã sẵn sàng để học đạp xe hay chưa trước khi cho con thực hành nhé!

Bố mẹ có thể cho trẻ tập xe đạp vào năm 3 tuổi, tuy nhiên nên cân nhắc vào tình trạng sức khỏe của trẻ.

2. Dạy trẻ đi xe đạp mang lại lợi ích gì?

Đi xe đạp dù là môn thể thao đơn giản nhưng lại mang đến cho trẻ vô số lợi ích như:

  • Duy trì cân nặng ổn định, giảm tỷ lệ béo phì.
  • Sự kết hợp nhịp nhàng của cơ thể, nhịp thở giúp trẻ gia tăng độ dẻo dai, sức bền và sức khỏe đề kháng.
  • Đạp xe giúp đốt cháy lượng calo dư thừa, kiểm soát cholesterol, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Việc hấp thụ ánh nắng mặt trời giàu vitamin D cũng giúp xương chắc khỏe, ngừa các bệnh về xương khớp, đồng thời giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu.
  • Khi đạp xe, trẻ buộc phải tập trung cao độ để quan sát, nhờ đó thị lực cũng phát triển hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần nhờ được ra ngoài đi dạo, gặp gỡ bạn bè và khám phá môi trường xung quanh.
  • Tái tạo năng lượng hiệu quả, giúp não hấp thụ đủ oxy, kích thích nơron thần kinh hoạt động, từ đó tăng khả năng tập trung, nhận thức và học hỏi ở bé.
  • Tập tính tự lập cho con vì khi điều khiển xe đạp, con có thể học cách xử lý khi tham gia giao thông, đồng thời biết ứng phó khi có tình huống không may xảy ra (như lủng lốp xe, trật sên,…).
  • Giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn khi được bố mẹ bên cạnh, dìu dắt từng bước đạp xe đầu tiên.

3. Những điều cần chuẩn bị khi tập xe đạp cho trẻ

Tập xe đạp cho trẻ nhỏ là nỗi lo lắng của không ít bố mẹ. Vậy, bạn cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu dạy trẻ tập đi xe?

3.1. Lựa chọn xe phù hợp chiều cao

Vì mới làm quen với việc đi xe đạp nên việc chọn xe phù hợp với chiều cao của trẻ vô cùng quan trọng, giúp trẻ thoải mái và an toàn hơn. Bởi một chiếc xe quá cao hay quá thấp sẽ khiến con nảy sinh tâm lý sợ sệt, tầm nhìn không phù hợp, khó giữ thăng bằng, gây mỏi chân và tư thế đạp xe không đúng, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương.

Chọn kích cỡ xe đạp hợp lý là điều đầu tiên mà bố mẹ nên quan tâm.

Dưới đây là gợi ý bảng kích thước bánh xe trung bình phù hợp với từng độ tuổi của con:

Độ tuổiKích thước bánh xe (inch)2 – 5 tuổi123 – 5 tuổi145 – 7 tuổi167 – 9 tuổi209 – 11 tuổi24Trên 11 tuổi 26

3.2. Điều chỉnh yên xe phù hợp

Bên cạnh chiều cao xe thì chiều cao yên xe cũng là điều cực kỳ quan trọng. Theo đó, yên xe phù hợp với bé là khi con có thể duỗi thẳng chân khi đạp và hạ chân chạm đất. Nếu xe có yên vừa vặn chiều cao, bé sẽ có tư thế lái thoải mái, hạn chế bị mỏi tay, mỏi chân, hoặc ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp.

3.3. Trang bị các thiết bị an toàn

Có phải lần đầu tiên tập xe, sự an toàn của con là điều mà bố mẹ lo sợ nhất? Vậy nên việc trang bị các thiết bị an toàn như nón bảo hiểm, đệm bảo vệ tay chân,… là vô cùng quan trọng, giúp hạn chế chấn thương, trầy xước khi chẳng may bé bị té ngã trong lúc học cách tập đi xe đạp.

Đừng quên trang bị các thiết bị an toàn để đề phòng khi con chẳng may té ngã trong lúc tập xe.

3.4. Chọn khu vực bằng phẳng

Chọn một khu vực bằng phẳng, ít chướng ngại vật, dốc hay ổ gà sẽ giúp bé nhanh biết đi xe, đồng thời đảm bảo an toàn hơn. Theo đó, nếu khuôn viên nhà không có đủ không gian, bạn có thể tập tại một bãi xe trống, công viên,… Đồng thời, không nên cho con học đạp xe trên vỉa hè vì nơi đây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

3.5. Lựa chọn xe đạp trẻ em chất lượng

Khi mua xe đạp cho con, bố mẹ nên lựa chọn các dòng xe chất lượng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín và bày bán tại các cơ sở kinh doanh chính hãng. Bởi các dòng xe này được trang bị linh phụ kiện cao cấp như phanh xe lực bóp nhẹ nhưng độ hãm tốt, bộ truyền động trơn tru, bánh xe bám đường tốt,… Nhờ đó, có thể đảm bảo an toàn hơn khi mới bắt đầu đạp xe.

Trong đó, Xedap.vn là địa chỉ kinh doanh xe đạp trẻ em uy tín, được nhiều bố mẹ lựa chọn. Tại đây cam kết 100% sản phẩm chính hãng, được bán với giá cả phải chăng. Ngoài ra còn có các dịch vụ hậu mãi tuyệt vời như giao hàng miễn phí, bảo hành lên đến 5 năm,…

Dưới đây là gợi ý một vài dòng xe đạp trẻ em đang được bán chạy tại Xedap.vn hiện nay:

  • Xe Đạp Trẻ Em Youth VINBIKE Vivu 12 – Bánh 12 Inches
  • Xe Đạp Trẻ Em Youth ROYALBABY Jenny Princess – Bánh 12 Inches
  • Xe Đạp Trẻ Em Youth VINBIKE Ruby 16 – Bánh 16 Inches
  • Xe Đạp Trẻ Em Youth ROYALBABY Freestyle – Bánh 16 Inches
  • Xe Đạp Trẻ Em Youth VINBIKE Robo 16 – Bánh 16 Inches
    Đến Xedap.vn ngay để tậu chiếc xe đạp trẻ em chính hãng, giá cả hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Dưới đây, Xedap.vn sẽ gợi ý đến bố mẹ cách dạy trẻ tập đi xe đạp vừa an toàn, vừa hiệu quả nhé:

Bước 1: Thăng bằng – Cách dạy trẻ tập xe đạp đầu tiên

Thăng bằng là kỹ thuật đầu tiên mà trẻ nên học khi tập đi xe đạp, cũng là kỹ thuật khó nhất của bộ môn này. Theo đó, để giúp trẻ có cảm giác thăng bằng, bố mẹ có thể nắm giữ chắc yên sau xe hoặc đỡ nhẹ người bé, đồng thời nhắc con phải thả lỏng người, ngồi thẳng và luôn tập trung về phía trước.

Xem thêm: Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp đảm bảo an toàn tối đa

Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp là một trong những kỹ năng cơ bản mà người bắt đầu tập xe cần nắm vững và thực hiện tốt. Trong bài viết dưới đây, Xedap.vn sẽ hướng dẫn bạn cách giữ thăng bằng khi đạp xe đạp như thế nào…

Bước 2: Hướng dẫn ánh nhìn của trẻ khi lái

Những đứa trẻ thường có sự tập trung kém và dễ bị hấp dẫn bởi môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tập trung lại là kỹ năng quan trọng giúp con nhanh biết đi xe và đảm bảo an toàn. Vì vậy, nếu thấy con thiếu tập trung trong lúc đạp xe, bố mẹ nên theo dõi sát sao, đồng thời liên tục nhắc nhở bé quan sát phía trước, tránh ngó nghiêng hoặc nhìn xuống để có thể tránh các chướng ngại.

Bước 3: Hướng dẫn cách đặt chân lên bàn đạp

Tiếp theo, sau khi bé đã học được cách điều khiển ánh nhìn và giữ thăng bằng, bố mẹ có thể hướng dẫn con cách sử dụng bàn đạp. Để thuận tiện hơn, bố mẹ có thể xoay bàn đạp về góc 90 độ, sau đó hướng dẫn con đặt chân lên sao cho chân nằm chắc chắn tại vị trí cân bằng trên bàn đạp, tránh đưa tới trước hoặc lùi về sau quá nhiều. Cứ thế, bố mẹ yêu cầu con bỏ chân xuống, đưa chân lên lặp đi lặp lại một vài lần cho bé quen nhé.

Bước 4: Dạy trẻ đạp xe xoay vòng

Đạp xoay vòng tưởng chừng như là động tác đơn giản, nhưng với trẻ nhỏ mới bắt đầu đi xe, để đạp được 1 vòng tròn là kỹ thuật khá khó. Trước tiên, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách lấy đà bằng chân thuận. Nếu thấy con gặp khó khăn trong việc điều khiển bàn đạp xoay tròn và chỉ có thể đạp nhấp, bố mẹ có thể để yên chân trẻ trên bàn đạp, sau đó nắm bàn đạp xoay theo vòng tròn để con có cảm giác.

Bố mẹ có thể mô phỏng cách đạp xe bằng cách cầm chân bé và bàn đạp xoay vòng để con có cảm giác hơn.

Bước 5: Cách dạy trẻ tập đi xe đạp bằng việc điều khiển cổ xe

Khi trẻ đã di chuyển ổn định, bố mẹ có thể dạy trẻ cách điều khiển xe đạp như ý muốn. Thông thường, các bé mới tập xe thường có tâm lý sợ ngã, do đó dồn lực vào phần tay nắm và không biết cách xoay ghi đông để điều khiển xe như ý muốn. Vậy nên, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thả lỏng tay và cách bẻ ghi đông để rẽ khi đến đoạn đường cong.

Đặc biệt, hướng dẫn dừng xe là kỹ thuật không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ dừng xe, sau đó hướng dẫn cách bóp thắng từ từ và chỉ ngưng khi xe dừng hẳn. Đồng thời, giải thích cho con hiểu nếu thấy chướng ngại, con phải bóp thắng từ xa để xe giảm tốc và dừng lại an toàn.

Bước 6: Hướng dẫn cách xuống dốc an toàn

Khi xuống dốc, tốc độ xe thường tăng nhanh khiến các bé hoảng sợ và dễ té ngã. Vậy nên nếu con đã thành thạo với đường bằng phẳng, bố mẹ có thể cho bé thử tập ở những con dốc nhỏ. Khi đó, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách hãm phanh từ từ, giảm tốc độ đạp hoặc ngừng đạp sao cho xe chạy với vận tốc vừa phải, tránh té ngã hay trơn trượt.

Xem thêm: Cách lắp bánh phụ xe đạp trẻ em chi tiết, đơn giản tại nhà

Nhiều phụ huynh muốn lắp bánh phụ cho xe đạp trẻ em để đảm bảo an toàn cho con khi tập chạy, song chưa biết cách thực hiện như thế nào. Vì vậy, bài viết hôm nay Xedap.vn hướng dẫn cách lắp thêm bánh phụ cho xe đạp của trẻ…

5. Lưu ý khi áp dụng cách tập đi xe đạp cho trẻ

Khi áp dụng cách dạy trẻ đi xe đạp 2 bánh, phụ huynh nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng chất lượng xe đạp, cụ thể như phanh xe, bánh xe, bàn đạp, ghi đông, khung xe,… để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt, không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ trong lúc tập.
  • Không nên cho trẻ tập ở những khu vực có tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như vật cản, nhiều xe cộ, dốc, bùn lầy,…
  • Nên giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi khi con đi xe đạp ngoài trời.
  • Không ép trẻ phải tập luyện xe đạp nếu con không muốn. Thay vào đó hãy khuyến khích và động viên để con có thể đạp xe với tâm lý thoải mái. Trường hợp con không có hứng thú với xe đạp và việc đạp xe khiến tinh thần con sụt giảm, bố mẹ nên cân nhắc cho bé tham gia các môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ, bơi lội,… vẫn rất tốt, miễn là con thích nhé!

Chủ đề