Hướng dẫn chấm đề tài nghiên cứu khoa học

Các giải pháp SKKN đưa ra phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ; có giá trị thúc đẩy phát triển nghề nghiệp đồng nghiệp; nâng cao chất lượng GD và hiệu quả đào tạo; Phù hợp điều kiện CSVC của ngành, của đơn vị.

Bạn đang xem tài liệu "Phiếu đánh giá xếp loại Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SKKN TRƯỜNG THPT TÂN AN NĂM HỌC 2013 - 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ........................ . Họ và tên người viết: ...................... Môn: Tổ chuyên môn: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ Nhận xét Điểm tối đa Điểm chấm 1 Hình thức 1.1 Cấu trúc đầy đủ các phần: mở đầu, nội dung, hiệu quả. 5 1.2 Trình bày khoa học, sạch, đẹp, hợp lý 5 2 Tính khoa học 2.1 Đảm bảo tính chính xác các nội dung kiến thức trình bày trong SKKN 10 2.2 Đảm bảo tính logic của vấn đề trình bày 5 2.3 Phù hợp chủ trương, quan điểm chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT 10 3 Tính sáng tạo 3.1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10 3.2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả công việc (hiệu quả hoạt động giáo dục 15 3.3 Có đề xuất hướng phát triển của SKKN 10 4 Tính thực tiễn 4.1 Các giải pháp SKKN đưa ra phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ; có giá trị thúc đẩy phát triển nghề nghiệp đồng nghiệp; nâng cao chất lượng GD và hiệu quả đào tạo; Phù hợp điều kiện CSVC của ngành, của đơn vị. 20 4.2 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi 10 Tổng cộng 100 Xếp loại: NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Ghi chú: Dưới 50 điểm: Không xếp loại; (Ký, ghi rõ họ tên) Từ 50 đến dưới 75 điểm: Xếp loại TB (C); Ttừ 75 đến dưới 90 điểm: Xếp loại Khá (B); Từ 90 đến 100: Xếp loại tốt (A). SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI SKKN TRƯỜNG THPT TÂN AN NĂM HỌC 2013 - 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: ........................ . Họ và tên người viết: ...................... Môn: Tổ chuyên môn: TT Tiêu chí đánh giá Nhận xét Điểm tối đa Điểm chấm 1 Tên đề tài : - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động; - Có ý nghĩa thực tiễn. 5 2 Hiện trạng: - Nêu được hiện trạng; - Xác định được nguyên nhân gây ra hiện trạng; - Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết. 5 3 Giải pháp thay thế - Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế; - Giải pháp khả thi và hiệu quả; - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài. 20 4 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu - Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng câu hỏi. - Xác định được giả thuyết nghiên cứu. 5 5 Thiết kế - Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của nghiên cứu. 5 6 Đo lường: - Xây dựng được thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu; - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. 5 7 Phân tích dữ liệu và bàn luận - Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với thiết kế; - Trả lời rõ được vấn đề nghiên cứu. 5 8 Kết quả : - Kết quả nghiên cứu: Đã giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục; - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại hiểu biết mới về thực trạng, phương pháp, chiến lược,(minh chứng) ...; - Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương, cả nước, quốc tế. 30 9 Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài Kế hoạch bài học, bài kiểm tra/ bảng kiểm, thang đo/ băng hình, dữ liệu thô ... (đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục) 15 10 Trình bày báo cáo: - Văn bản viết cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp. 5 Tổng cộng 100 Xếp loại: NGƯỜI ĐÁNH GIÁ Ghi chú: Dưới 50 điểm: Không đạt; (Ký, ghi rõ họ tên) Từ 50 đến 69 điểm: Xếp loại Đạt; Ttừ 70 đến 85 điểm: Xếp loại Khá; Từ 86 đến 100: Xếp loại tốt (A).

File đính kèm:

  • Phieu_danh_gia_SKKN.doc

Góc NCKH

Tiêu chí chọn đề tài nghiên cứu khoa học

TIÊU CHÍ CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bước đầu tiên và có thể nói là nền móng cho cả quá trình nghiên cứu chính là bước chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn như đời sống thường nhật, bài giảng của giảng viên, bài báo khoa học,… và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cũng như khả năng của người viết.

Tuy nhiên, những yếu tố trên là chưa đủ. Trong quá trình nghiên cứu, có nhiều nhóm nghiên cứu khoa học càng đi sâu càng gặp khó khăn, hoặc là có thể hoàn thành đề tài nhưng điểm lại không cao, một trong những nguyên nhân chính là do bước chọn đề tài chưa tốt. Để chọn được một đề tài “tốt”, các nhóm cần lưu ý một số tiêu chí sau.

1. Tính khoa học

Rõ ràng là bất cứ bài viết nghiên cứu khoa học nào cũng phải đảm bảo được tính khoa học của nó. Tính khoa học thể hiện ở việc đề tài nghiên cứu khoa học phải gắn với một khuôn khổ lí thuyết và cơ sở lí luận rõ ràng. Đây chính là cơ sở cho các chương tiếp theo trong một đề tài nghiên cứu khoa học, vì vậy nên nếu đề tài chưa đảm bảo được tính khoa học thì khó lòng mà có thể tiếp tục được.

2. Tính mới và độc đáo

Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:

a, Đề tài hoàn toàn mới:

Đề tài hoàn toàn mới (trong một phạm vi lãnh thổ nhất định) là những đề tài chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến. Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ.

b, Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới:

Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới

c, Đề tài sử dụng số liệu mới:

Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.

d, Khám phá ra điều mới:

Tức là sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được.

3. Tính khả thi

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu khoa học. Một đề tài được coi là có tính khả thi khi mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được cơ sở lí luận cần thiết cũng như nguồn số liệu liên quan. Ngoài ra các yếu tố khác như kinh phí, người hướng dẫn cũng có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài.

4. Tính áp dụng

Sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phải đưa ra được một giải pháp nhất định cho đề tài nghiên cứu (nếu đấy là đề tài nghiên cứu thực tiễn) hoặc một lí thuyết mới (nếu đấy là đề tài nghiên cứu lý thuyết). Đề tài có khả năng áp dụng như vậy sẽ được đánh giá cao hơn.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà một đề tài nghiên cứu khoa học cần thoả mãn được. Một khi đã đảm bảo được các tiêu chí trên thì đề tài của các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn, cũng như được đánh giá cao hơn trong mắt hội đồng đánh giá đề tài.





Video liên quan

Chủ đề