Hướng dẫn cài đặt Windows Server 2012 trên HP Proliant Gen8 server

HƯỚNG DẪN CÀI WINDOWS SERVER TRÊN DÒNG SẢN PHẨM HPE GEN10

Thứ hai, 09:13 Ngày 04/10/2021 .

Trong bài viết này sử dụng dòng Server HPE Proliant DL380 Gen10 và cài đặt hệ điều hành Windows Server 2019 STD

Để cài đặt Windows Server các bạn thực hiện những bước sau:

B1: Khởi động Server, nhấn vào F10 để vào giao diện Intelligent Provisioning.

B2: chọn Intelligent Provisioning.

B3: Ở giao diện Intelligent Provisioning, chọn dấu mũi tên xuống (như trong hình)

Sau đó chọn Yes để bỏ qua phần Wizard

B4: Tại giao diện Intelligent Provisioning, chọn Express OS Install

B5: Tại giao diện Operating System Installation. Ở mục Install Source chọn cài từ USB hoặc DVD, những mục còn lại để mặc định. Chọn Next

Chọn file ISO để cài OS ( ở đây sẽ cài Window Server 2019), chọn Next

Ở mục Time Zone chọn GMT +7, điền User NamePassword ( password không được có kí tự đặc biệt ), chọn Next

Kiểm tra lại thông tin, chọn Next

Chọn Launch Now để bắt đầu quá trình chép file cài đặt

Quá trình chép file cài đặt OS

Sau khi chép file cài đặt OS xong sẽ tự động khởi động lại Server

Đợi cho đến khi vào được màn hình Windows Setup ( như hình ). Tích vào I accept the license terms, chọn Next

Sau khi toàn tất, tiến trình cài đặt window sẽ tự động chạy ( detected file và update hệ thống)

Quá trình cài đặt Window Server đã hoàn tất.

Quý khách cần thêm thông tin chương trình.

Vui lòng liên hệ CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ NMS qua số Hotline: (028) 7100 8600 hoặc Email: .

Chúng tôi sẵn sàng giải đáp những thắc mắc liên quan về Tư vấn sản phẩm - Hổ trợ kỹ thuật máy tính - Dịch vụ bảo hành sửa chữa.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bước làm việc với máy chủ HPE ML10 Gen9, bao gồm:

  • Cài đặt BIOS
  • Tạo mảng lưu trữ RAID
  • Tạo USB boot để cài Windows Server 2012R2
  • Cài đặt Windows Server 2012R2

I. Setup BIOS : Legacy/UEFI

HPE ML10 Gen9 mặc định sử dụng BIOS mới dạng UEFI, tuy nhiên BIOS dạng cũ (Legacy) vẫn được hỗ trợ và có thể chuyển đổi qua lại giữa 2 kiểu này.

Về tổng quát, UEFI cho phép bảo mật tốt hơn và nhiều tính năng cùng giao diện trực quan hơn so với Legacy BIOS. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là về hỗ trợ ổ cứng:

  • Legacy BIOS chạy với ổ cứng được khởi tạo MBR
  • UEFI BIOS chạy với ổ cứng được khởi tạo GPT

Việc chuyển đổi qua lại giữa 2 kiểu BIOS đòi hỏi ổ cứng phải chuyển đổi kiểu khởi tạo theo. Mặc dù có những phương pháp cho phép convert qua lại giữa MBR và GPT nhưng độ tin cậy và tương thích không thể đảm bảo hoàn toàn. Do đó khi chuyển đổi kiểu BIOS sẽ cần phải khởi tạo lại ổ cứng, mất hết dữ liệu cũ, coi như ổ cứng mới hoàn toàn.

Vì thế cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng kiểu BIOS nào và khởi tạo ổ cứng đi theo kiểu BIOS đó. Nếu bạn chưa quen và chưa thực sự sẵn sàng, hãy cứ sử dụng Legacy BIOS.

Để thiết lập kiểu BIOS, người dùng có thể chọn theo cách sau:

  • Bấm Del/Esc để vào BIOS setup:

  • Chọn tới mục con CSM Configuration
    • Muốn chọn UEFI BIOS: Để CSM Support là “Disabled”
    • Muốn chọn Legacy BIOS: Để CSM Support là “Enabled” và chọn Boot option filter là “Legacy only”
  • Nhấn F4, Enter để lưu thiết lập BIOS và khởi động lại máy

II. Chọn chế độ SATA/RAID – tạo mảng lưu trữ

Bộ điều khiển lưu trữ của ML10 mặc định đi kèm là Intel Rapid Storage Technology SATA RAID Controller. Các thông tin thêm và driver có thể lấy từ website của Intel tại đây.

Chú ý: Hướng dẫn này chỉ dành cho việc xây dựng hệ thống mới, hoặc cài lại toàn bộ. Nếu bạn muốn di chuyển dữ liệu, hay hợp nhất từ hệ thống cũ, … có thể tham khảo sử dụng phần mềm Intel Rapid Storage Technology dành cho Windows.

Thiết lập chế độ AHCI

Nếu hệ thống chỉ chạy 1 ổ cứng đơn, không cần thiết lập mảng lưu trữ RAID, có thể chọn chế độ hoạt động SATA như sau:

  • Vào BIOS theo hướng dẫn trên mục I
  • Tới mục Advanced, chọn SATA Configuration
  • Chọn SATA mode là AHCI

  • Nhấn F4, Enter để lưu thiết lập BIOS và khởi động lại máy

Thiết lập chế độ mảng lưu trữ RAID

Nếu hệ thống chạy từ 2 ổ cứng trở lên, có khả năng thiết lập RAID và muốn sử dụng RAID, có thể chọn chế độ RAID theo dưới đây, tùy thuộc theo CSM Support trong mục Advanced>CSM Configuration đang để Disable hay Enable:

– Nếu CSM Support đang Disable:

  • Vào BIOS theo hướng dẫn trên mục I
  • Tới mục Advanced, chọn SATA Configuration
  • Chọn SATA mode là RAID

  • Nhấn F4, Enter để lưu thiết lập BIOS và khởi động lại máy
  • Vào lại thiết lập BIOS
  • Chọn mục Advanced>Intel(R) Rapid Storage Technology

  • Chọn Create RAID Volume và nhấn Enter

  • Để tên mảng (Volume name) theo mặc định hoặc tự gõ theo ý muốn, Enter
  • Chọn loại RAID bằng cách nhấn phím mũi tên lên/xuống, sau đó nhấn Enter để xác định

  • Tiếp tục dùng phím múi tên lên/xuống để di chuyển tới ổ cứng muốn đưa vào mảng RAID, nhấn Enter. Nhấn phím xuống để tích dấu X cho ổ đĩa rồi Enter
  • Strip Size: để mặc định
  • Chọn dung lượng mảng (Capacity) và nhấn Enter. Mặc định thì dung lượng mảng sẽ để tối đa luôn, nếu chọn dung lượng nhỏ hơn mức tối đa thì phần còn lại cần phải được tạo thành volume mới
  • Chọn tiếp tới Creat Volume, nhấn Enter để xác nhận tạo volume
  • Nhấn F4 để lưu lại thiết lập và khởi động lại máy

– Nếu CSM Support đang Enable:

  • Bật máy lên, trong quá trình Power-On Self Test (POST) nhấn Ctrl+I
  • Chọn Creat RAID Volume, nhấn Enter
  • Bước tạo mảng RAID tương tự như trên
  • Sau khi tạo xong và nhấn Creat Volume, nhấn Y để xác nhận
  • Chọn Exit để thoát và nhấn Y lần nữa để xác nhận

III. Tạo USB Boot cài đặt Windows Server 2012R2

Hướng dẫn này giúp tạo USB boot để khởi động cài đặt Windows, không chỉ bản Server và có thể áp dụng cho các bản khác như Windows 7, 8, 8.1, 10,… trên PC, chạy được trên cả Legacy BIOS và UEFI BIOS, không cần dùng thêm tool nào khác ngoài Windows.

  • Chuẩn bị USB có dung lượng để đủ chứa bộ cài Windows
  • Format theo định dạng FAT32. Nếu format dạng NTFS sẽ không dùng được với UEFI BIOS, với Legacy BIOS thì vô tư
  • Bấm Windows+R, gõ “cmd” và Enter
  • Gõ lệnh “Diskpart” và Enter
  • Tùy thuộc phiên bản Windows mà Diskpart sẽ chạy lên 1 cửa sổ mới, hoặc vẫn trong cửa sổ lệnh cũ
  • Gõ lên cửa sổ diskpart lệnh “List disk”, Enter. Ghi nhớ ổ đĩa USB là Disk số mấy, vd Disk 1
  • Gõ lệnh “Select disk 1” hay disk tương ứng với ổ USB đã thấy ở trên, Enter
  • Gõ lệnh “List part”, Enter để thấy phân vùng trên USB
  • Gõ lệnh “Select part 1”, Enter
  • Gõ lệnh “active”, Enter

Vậy là đã xong, giờ chỉ việc copy toàn bộ bộ cài Windows vào USB là đã có chiếc USB boot sử dụng để cài đặt như một ổ đĩa DVD gắn ngoài.

Tải bản Windows Server “chuẩn”

Để có bản cài đặt chuẩn, nên tải thẳng bộ cài từ trang của Microsoft. Có thể tìm kiếm với cú pháp <tên bản windows> + <microsoft technet>. Ví dụ: windows server 2012 r2 microsoft technet

Đăng nhập bằng tài khoản Microsoft để được tải:

Chọn tải bản ISO

Sau khi tải về, mount vào ổ đĩa ảo hoặc dùng bất kỳ chương trình đọc file ISO nào để copy toàn bộ lên USB boot đã tạo ở trên.

Video chi tiết quá trình tạo USB boot:

IV. Cài đặt Windows Server 2012R2

  • Gắn USB boot vào máy
  • Khởi động máy
  • Nhấn F7 trong quá trình POST
  • Chọn thiết bị khởi động là USB đã gắn
  • Tiến hành cài đặt như bình thường trên các máy khác

Sau khi cài đặt xong, nếu cần cài thêm driver, có thể xem thêm tại đây: Driver cho Windows Server 2012R2 trên ML10 Gen9

Chi tiết quá trình thiết lập BIOS, cài đặt Windows Server 2012R2 lên máy chủ HPE ML10 Gen9:

Các tài liệu tham khảo khác về HPE ML10 Gen9: //h17007.www1.hpe.com/us/en/enterprise/servers/solutions/info-library/index.aspx?cat=gen9&subcat=ML10_Gen9#.V_sPKSQqrtR

Video liên quan

Chủ đề