Hướng dẫn cài đặt pid biến tần

Điều khiển PID là dạng điều khiển có hồi tiếp các tín hiệu hồi tiếp thường dạng tín hiệu analog từ cảm biến, đồng hồ, PLC, bộ chuyển đổi. .. các tín hiệu digital từ encoder, bộ phát xung, PLC, và các chuẩn truyền thông.

Trên thực tế đa phần thông qua các cảm biến dạng ngõ ra analog 1-5VDC, 0-10VDC, 4-20mA, 0-20mA. . . .

Để biến tần hoạt động được PID chúng ta cần có một số thiết bị chính như trên hình đầu tiên của bài viết.

Hướng dẫn cài đặt pid biến tần
Sơ đồ chân biến tần IG5A

Các chân cần thiết cho chức năng PID biến tần IG5A:

Chân CM: là chân chung kích tín hiệu điều khiển và là chân 0VDC.

Chân I: đây là chân nhận tín hiệu analog 4-20mA, max 500 Ohm để chuyển đổi thành tín hiệu tần số trên biến tần LS IG5A.

Chân V1: đây là chân nhận tín hiệu analog 0-10VDC, để chuyển đổi thành tín hiệu tần số trên biến tần LS IG5A.

Chân VR: đây là chân ngõ ra điện áp 12VDC, 100mA nó cung cấp nguồn cho cảm biến, biến trở.

Chúng ta có thể lấy nguồn ngoài để nuôi cảm biến và sử dụng chân CM để hòa mass chung.

Chân 24: đây là chân ngõ ra điện áp 24VDC, 100mA nó cung cấp nguồn cho cảm biến.

Chúng ta có thể lấy nguồn ngoài để nuôi cảm biến và sử dụng chân CM để hòa mass chung.

Chân P1: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy thuận.

Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân P2: chân được nhà sản xuất cài mặc định là chân kích tín hiệu chạy nghịch.

Nếu không sử dụng chức năng này chúng ta có thể thay đổi.

Chân P8: chân chuyển chế độ chạy Auto và Manual

Các thông số cần cài đặt PID biến tần IG5A.

Hàm H93 : Chọn “1” và nhấn ENT 2 lần_ Trả về thông số mặc định của nhà sản xuất.(Xóa hết dữ liệu đã cài.).

Bước 1:Cài đặt các hàm PID quan trọng.

Vào hàm H49 : Chọn “1” cho phép chức năng PID hoạt động. Các thông số cài đặt PID chỉ xuất hiện khi hàm này được cài là “1”.

Vào hàm H50 : Chọn “0” biến tần sẽ nhận tín hiệu hồi tiếp (feedback) về là 4-20mA qua chân ” I ” của biến tần.(mặc định nhà sản xuất)

Chọn “1” biến tần sẽ nhận tín hiệu hồi tiếp (feedback) về là 0-10VDC qua chân ” V1 ” của biến tần.

Thường tín hiệu từ cảm biến đưa về chúng ta nên chọn là 4-20mA giúp biến tần hoạt động tốt hơn.

Vào hàm H57: chọn “0” chọn giá trị tham chiếu (reference) trên bàn phím 1 (keypad1).

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn trên bàn phím thông qua hàm “rEF”.

Chọn “1” chọn giá trị tham chiếu (reference) trên bàn phím 2 (keypad2).

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn trên bàn phím thông qua hàm “rEF” .Nó chỉ có tác dụng khi chức năng manual đã sử dụng keypad1.

Chọn “2” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 0-10VDC.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua biến trở ngoài hay sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “3” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu analog 4-20mA.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua sử dụng tín hiệu analog 0-10 VDC từ bên ngoài.

Chọn “4” chọn giá trị tham chiếu (reference) bằng tín hiệu truyền thông RS485.

Chúng ta sẽ cài đặt giá trị mong muốn thông qua các thiết bị truyền thông được kết nối với cổng truyền thông của biến tần.

Lưu ý: trên biến tần IG5A khi đã chọn giá trị feedback là “0” 4-20mA rồi nên giá trị tham chiếu không được chọn trùng là “3” 4-20mA.

Vào hàm H51: chọn “0~999,9%” mặc định nhà sản xuất “300”Độ lợi khâu tỷ lệ “P” của PID.

Hàm này cài đặt giá trị phần trăm sai số của ngõ ra, nếu chúng ta cài càng cao tốc độ xử lý sẽ càng nhanh nhưng sẽ sinh ra giao động lớn khó ổn định.

Vào hàm H52: chọn “0.1~32.0s” mặc định nhà sản xuất “1” Độ lợi khâu tích phân “I” của PID.

Tùy vào từng hệ thống mà chọn giá trị “I” thích hợp, nếu tăng “I” quá lớn thì hệ thống mất ổn định còn quá nhỏ thì tốc độ đáp ứng chậm.

Nếu giá trị “I” tăng thì sai số xác lập giảm, độ vọt lố tăng, thời gian xác lập giảm, thời gian lên giảm.

Vào hàm H53: chọn “0.1~32.0s” mặc định nhà sản xuất “0” Độ lợi khâu vi phân “D” của PID.

Tùy vào từng hệ thống mà chọn giá trị “D” thích hợp.

Giả sử khi hệ thống đạt giá trị xác lập nếu giá trị D tăng sai số xác lập giảm, độ vọt lố giảm, thời gian xác lập giảm, thời gian lên giảm ( rất ít).

Vào hàm H54: chọn “0~400.0 Hz” mặc định nhà sản xuất “60.00Hz”. Dây là hàm cài tần số giới hạn trên của PID.

Vào hàm H55: chọn “0~400.0 Hz” mặc định nhà sản xuất “0.5Hz”. Đây là hàm cài tần số giới hạn dưới của PID.

Để tránh động cơ bị nóng trong quá trình hoạt động nên cài H55 khoảng 20~30Hz.

Vào hàm H58: chọn “0” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là tần số Hz.

Chọn “1” Lựa chọn đơn vị khi điều khiển PID là phần trăm %.

Vào hàm rEF: cài đặt giá trị tham chiếu mong muốn (reference).

Vào hàm Fbk: xem và kiểm tra giá trị hồi tiếp về của cảm biến (feedback).

Bước 2: Các hàm cài đặt tín hiệu đầu vào cho PID biên tần IG5A.

Tín hiệu analog dạng áp:

Vào hàm I7: Cài “0~10″ (VDC) cài đặt điện áp giới hạn dưới của biến tần.

Nhà sản xuất đang cài là ” 0 ”, nó sử dụng để khử đi các điện áp nhiễu đầu vào và cài đặt giới hạn dưới phù hợp với các thông số tín hiệu từ cảm biến.

Vào hàm I8: Cài “0~400″ (Hz) cài đặt giá trị tần số tương ứng theo giá trị điện áp ở hàm I7.

Nhà sản xuất đang cài là ” 0 ” (Hz), nó giúp người dùng cài đặt tần số giới hạn dưới của biến tần khi dùng tín hiệu analog.

Vào hàm I9: Cài “0~10″ (VDC) cài đặt điện áp giới hạn trên của biến tần. Nhà sản xuất đang cài là ” 10 ”.

Hàm này sử dụng để khử đi các điện áp nhiễu đầu vào cũng như sụt áp trên đường dây và cài đặt giới hạn trên phù hợp với các thông số tín hiệu từ cảm biến.

Vào hàm I10: Cài “0~400″ (Hz) cài đặt giá trị tần số tương ứng theo giá trị điện áp ở hàm I9.

Nhà sản xuất đang cài là ” 60 ” (Hz), nó giúp người dùng cài đặt tần số giới hạn trên của biến tần khi sử dụng biến trở và tín hiệu analog đầu vào, đảm bảo luôn hoạt động theo đúng giá trị người dùng muốn.

Tín hiệu analog dạng dòng 4-20mA.

Vào hàm I12: Cài “0~20″ (mA) cài đặt điện áp giới hạn dưới của biến tần. Nhà sản xuất đang cài là ” 4 ”.

Nó sử dụng để khử đi các nhiễu đầu vào cũng như làm tín hiệu so sánh kiểm tra hoạt động của cảm biến, ngoài ra giúp cài đặt giới hạn dưới phù hợp với các thông số tín hiệu từ cảm biến.

Vào hàm I13: Cài “0~400″ (Hz) cài đặt giá trị tần số tương ứng theo giá trị mA ở hàm I12.

Nhà sản xuất đang cài là ” 0.00 ” (Hz), nó giúp người dùng cài đặt tần số giới hạn dưới của biến tần khi dùng tín hiệu analog.

Vào hàm I14: Cài “0~20″ (mA) cài giá trị mA giới hạn trên của biến tần. Nhà sản xuất đang cài là ” 20 ” mA.

Nó sử dụng để không chế giới hạng trên của cảm biến giúp tín hiệu đưa về biến tần chính xác và phù hợp nhất.

Vào hàm I15: Cài “0~400″ (Hz) cài đặt giá trị tần số tương ứng theo giá trị mA ở hàm I4.

Nhà sản xuất đang cài là ” 60.00 ” (Hz), nó giúp người dùng cài đặt tần số giới hạn trên của biến tần khi sử dụng tín hiệu analog đầu vào, đảm bảo luôn hoạt động theo đúng giá trị người dùng muốn.

Bước 3: Các hàm cài thông số động cơ.

Vào hàm H30: chọn “0.4~22KW” Lựa chọn công suất động cơ.

Vào hàm H31: chọn “2~12P” Lựa chọn số cực động cơ.

Vào hàm H32: chọn “0~10Hz” Lựa chọn tần số trược động cơ.

Vào hàm H33: chọn “0.5~150A” Lựa chọn dòng điện định mức của động cơ.

Vào hàm H34: chọn “0.1~100A” Dòng điện không tải của động cơ, sau khi tháo tải khỏi trục động cơ, lựa chọn H40 là 0 (điều khiển V/f) và chạy ở 60Hz.

Vào nhóm Drive, thông số “Cur” chính là dòng không tải của động cơ, nếu tháo tải ra động cơ rất khó khăn thì ta có thể nhập 40 -50% giá trị H33.