Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh la gì

Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 387/BQL-KHTĐ ngày 16/9/2020 của Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hướng dẫn vướng mắc trong điều chỉnh giá hợp đồng.

Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã có công văn 5324/BXD-KTXD ngày 04/11/2020 có ý kiến như sau:

1. Việc quản lý, thực hiện và điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và đảm bảo tuân thủ với các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng tương ứng với từng thời kỳ.

2. Theo nội dung tại văn bản số 387/BQL-KHTĐ thì hợp đồng kinh tế số 67/2015/HĐ-BQL ký ngày 12/02/2015 là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, theo đó:

– Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 quy định “Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có)”.

– Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 207/2013/NĐ-CP quy định “Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng”.

– Hợp đồng kinh tế số 67/2015/HĐ-BQL quy định “Phần khối lượng không được bù giá: Tương ứng với giá trị tạm ứng hợp đồng, khối lượng cụ thể sẽ được các bên thương thảo tại thời điểm chủ đầu tư cho nhà thầu tạm ứng vốn”.

Như vậy, trường hợp các bên thực hiện đúng quy định nêu trên và nội dung tại hợp đồng đã ký thì không được điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng. Việc xác định giá trị và khối lượng của các công việc tương ứng với số tiền tạm ứng phải phù hợp với thời điểm tạm ứng và tiến độ thực hiện quy định tại hợp đồng đã ký.

Tải văn bản: BXD_5324-BXD-KTXD_04112020_signed

Nguồn: moc.gov.vn

DIỄN ĐÀN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

Ban Biên Tập:
Phòng Đào Tạo:

Phòng Kiểm Toán:
Hotline: 098765.6161

Đơn vị thi công đã chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng có thể thực hiện ký phụ lục hợp đồng để thực hiện tiếp công trình hay không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng đã giao kết ban đầu bằng phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh một số nội dung cụ thể cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến việc điều chỉnh hợp đồng nhưng không nắm rõ các quy định của pháp luật, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về vấn đề điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng thi công

Câu hỏi: Kính gửi Luật Minh Gia. Tôi có 1 vấn đề thắc mắc xin được Luật Minh Gia tư vấn giúp ạ:Trường hợp của tôi là: Gói thầu thi công xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu và ký hợp đồng thi công xây dựng ngày 23/12/2012; hình thức hợp đồng là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; thời hạn thực hiện là 8 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, đơn vị thi công thực hiện chậm tiến độ nên các Bên đã thống nhất chấm dứt hợp đồng tại thời điểm tháng 11/2013 và chỉ định 1 đơn vị khác thi công các hạng mục còn lại.Tới năm 2016; Chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự toán (Điều chỉnh NC, MTC theo chế độ chính sách). Theo đó Chủ đầu tư và đơn vị thi công ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá theo dự toán điều chỉnh trên (tương ứng với phần khối lượng đơn vị thi công đã thực hiện)Hỏi: Xin hỏi Luật Minh Gia trường hợp đơn vị thi công đã bị chấm dứt hợp đồng năm 2013 nhưng đến năm 2016 ký Phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá thì phần điều chỉnh đó có hợp lệ không ạ? Xin Luật Minh Gia nêu rõ căn cứ được hay không được điều chỉnh giá ạ.​Xin chân thành cảm ơn!​Trân trọng!

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 07/2016/TT- BXD thì một trong những nguyên tắc điều chỉnh giá đó được quy định:

“Việc Điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời gian được gia hạn theo thỏa thuận của hợp đồng.”

Theo đó, việc điều chỉnh giá chỉ được áp dụng trong thời gian đơn vị thi công thực hiện hợp đồng. Theo như bạn đã đề cập thì các bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng từ tháng 11 năm 2013 và đã chỉ định một đơn vị khác thi công. Như vậy, các hợp đồng đã chấm dứt nên theo nguyên tắc này thì đơn vị thi công và nhà thầu sẽ không thể điều chỉnh giá của hợp đồng này.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư 07/2016/TT- BXD quy định về các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng thì đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được quy định như sau:

"a) Khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng.

b) Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng.

c) Điều chỉnh đơn giá toàn bộ hoặc một số đơn giá cho những công việc mà tại thời Điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu đã thỏa thuận Điều chỉnh sau một Khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

d) Các trường hợp bất khả kháng và bất khả kháng khác như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này"

Như vậy, xuất phát từ bản chất của hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nên pháp luật quy định có thể điều chỉnh toàn bộ hoặc một phần đơn giá cho những công việc mà khi kí hợp đồng hai bên có thỏa thuận sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, trong trường hợp này có hai khả năng có thể xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, khi kí hợp đồng thi công hai bên có thỏa thuận đến thời điểm năm 2016 thì sẽ điều chỉnh giá của hợp đồng hoặc có sự kiện pháp lí điều chỉnh dự toán xảy ra thì sẽ thay đổi giá của hợp đồng, Khi đó, việc điều chỉnh giá của hợp đồng sẽ theo sự thỏa thuận của các bên và phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá khi đó sẽ là hợp lệ.

Trường hợp thứ hai, khi kí hợp đồng thi công, các bên không hề thỏa thuận đến việc điều chỉnh đơn giá. Khi đó, theo nguyên tắc chung của điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng thi công thì phụ lục hợp đồng đó là không hợp lệ vì đơn vị thi công đó đã không còn thực hiện dự án này nữa và hợp đồng thi công đã hết hiệu lực từ tháng 11 năm 2013.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Luật sư tư vấn:
  • Khái quát về đấu thầu
  • Khái niệm đấu thầu
  • Đặc điểm của đấu thầu
  • Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật đấu thầu năm 2013

-Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

2. Luật sư tư vấn:

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng quy định các hình thức về giá của hợp đồng xây dựng

"a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện.

b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. Phương pháp điều chỉnh đơn giá do trượt giá thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 38 Nghị định này.

d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.

- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: Chi phí đi lại, văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác.

đ) Giá hợp đồng theo giá kết hợp là loại giá hợp đồng được sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này cho phù hợp với đặc tính của từng loại công việc trong hợp đồng"

Vậy, việc xác định giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là phù hợp với gói thầu của anh. Tuy nhiên, gói thầu của anh là gói thầu quy mô nhỏ. Tuy Nghị định 37/2015/NĐ-CP không đề cập đến vấn đề đó nhưng theo quy định tại c khoản 1 Điều 62 Luật đấu thầu 2013:

"Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói"

Vậy, nguyên tắc áp dụng, bên anh vẫn phải áp dụng quy định Luật đấu thầu. Nên với gói thầu quy mô nhỏ, bên anh phải áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói. Những khó khăn bên anh gặp phải khi xác định giá hợp đồng theo đơn giá trọn gói, bên anh cần có phương án để hạn chế nhất rủi ro và có thể áp mức dự phòng tối đa cho những phát sinh khi xác định giá gói thầu.

Khái quát về đấu thầu

Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn Xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhạt cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra,

Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có: 1) Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu; 2) Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, Cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến được thực hiện ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng, kĩ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định.

Cách thức đấu thầu được áp dụng tùy thuộc vào đối tượng đấu thầu. Quy trình cơ bản của việc tiến hành đấu thầu gồm: Bên mời thầu ra thông báo mời thầu, căn cứ vào thông báo mời thầu, nhà thầu sơ bộ đánh giá nội dung mời thầu và lập hồ sơ tham gia đấu thầu, bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của mình một cách có lợi nhất. Khi chọn được nhà thầu, bên mời thầu tiến hành thủ tục phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu.

Khái niệm đấu thầu

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Như vậy, ta có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như 1 sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện 1 việc nào đó, một yêu cầu nào đó.

Đặc điểm của đấu thầu

Như đã nói ở trên, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Vậy ta có thẻ rút ra một số đặc điểm của đấu thầu như sau:

- Thứ nhất: Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

- Thứ hai: Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

- Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lí đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.

- Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

- Thứ năm: Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoạc dự toán _ được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khẳ năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.

Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật đấu thầu năm 2013

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

+ Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

+ Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

+ Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

+ Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

+ Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

+ Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Lựa chọn hợp đồng với đơn giá điều chỉnh cho gói thầu quy mô nhỏ có được không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về lựa chọn hợp đồng, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề