Học từ đại học lên thạc sĩ bao nhiêu nă

Chương trình đào tạo liên thông Đại học – Thạc sĩ (BS-MS) được triển khai từ học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 cho phép sinh viên đại học có học lực khá giỏi rút ngắn thời gian học tập (khoảng 1 năm) so với tổng thời gian đào tạo trình độ đại học và trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng. Sinh viên tham dự chương trình có thể đăng ký học và tích lũy các môn học trình độ thạc sĩ từ năm 3 trong quá trình học đại học (tối đa 50% chương trình Thạc sĩ, tương đương khoảng 22 tín chỉ). Các môn học tích lũy này được xét công nhận cho các môn ở trình độ Đại học (lên đến 15 tín chỉ).

*Thông báo triển khai chương trình xem tại đây

Điều kiện tham gia chương trình:

  • Sinh viên năm 3 trở đi
  • Số tín chỉ tích lũy tại thời điểm xét: ≥ 65
  • Điểm trung bình tích lũy tại thời điểm xét: > 70
  • Đăng ký học Thạc Sĩ ngành Kỹ thuật Điện Tử

Tổ chức Đào tạo – Học phí – Học bổng:

1. Nguyên tắc chung:

Sinh viên đại học tham gia chương trình liên thông ĐH-ThS sẽ được phép đăng ký các học phần của chương trình Thạc sĩ có quy định trong Khung chương trình liên thông (tối đa 50% chương trình Thạc sĩ). Trong số các học phần Thạc sĩ đã học, sinh viên được phép quy đổi tối đa 15 tín chỉ cho các học phần tương ứng ở Đại học.

2. Thời gian – Địa điểm đào tạo:

Sinh viên học các học phần Thạc sĩ theo Thời khóa biểu (thời gian – địa điểm) của từng ngành đào tạo Thạc sĩ (đa số học các buổi tối tại cơ sở nội thành)

3. Luận văn:

Sinh viên phải thực hiện và bảo vệ luận văn đại học và luận văn thạc sĩ theo quy định, tuy nhiên có thể tiếp tục phát triển nội dung luận văn đại học cho luận văn thạc sĩ. Mức độ khác biệt và các yêu cầu về chuyên môn của luận văn do Khoa quy định.

4. Học phí:

Sinh viên học học phần ở chương trình nào thì đóng học phí theo quy định ở chương trình đó, cụ thể học phí ở chương trình Thạc sĩ như sau:

– ThS Quản trị Kinh doanh: 129 usd/ tín chỉ – ThS các ngành khác: 120 usd/tín chỉ – Học phí các học phần Đại học không thay đổi

5. Học bổng:

Sinh viên nhận học bổng tuyển sinh đại học khi đăng ký chương trình BSMS được chuyển điểm và đóng phần chênh lệch học phí giữa học phần thạc sĩ và đại học khi điểm chuyển đạt yêu cầu duy trì học bổng tuyển sinh.

Khi sinh viên hoàn thành chương trình đại học sẽ nộp hồ sơ chính thức và sẽ được ưu tiên xét học bổng thạc sĩ (theo hình thức thí sinh trúng tuyển xét tuyển) theo thông báo học tại thời điểm xét công nhận trúng tuyển chính thức chương trình thạc sĩ.

Quy trình đăng ký tham gia chương trình BS – MS:

  1. Nộp đơn đăng ký tham gia chương trình từ ngày 12/12 – 23/12/2022 bản scan (sinh viên in mẫu đơn, điền thông tn, ký và scan) về email [email protected] với chủ đề mail [BSMS2022 – Đăng ký chương trình].
  2. Theo dõi kết quả xét duyệt từ ngày 05 – 09/01/2023 trên trang web oga.hcmiu.edu.vn, email đăng ký
  3. Phản hồi email xác nhận tham dự chương trình (nếu được thông báo đủ điều kiện tham gia). In đơn đăng ký ở Bước 1 và phiếu xác nhận tham gia chương trình ĐH-ThS nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Sau Đại học – Phòng O2.609 từ ngày 01 – 08/02/2023 (thời gian có thể thay đổi tùy vào tình hình dịch bệnh) Học viên được cấp tài khoản mã học viên. Ở học kỳ đầu tiên, yêu cầu về đăng ký môn học sẽ được gửi qua email và Phòng ĐTSĐH sẽ hỗ trợ học viên BS – MS đăng ký. Học kỳ 2 năm học 2022 – 2023 dự kiến bắt đầu từ 30/01/2023.

Sinh viên khá, giỏi các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được học liên thông lên bậc thạc sĩ ngay trong thời gian học đại học - Ảnh: TRẦN HUỲNH

ĐH Quốc gia TP.HCM đã công bố quyết định ban hành quy định tạm thời về đào tạo liên thông từ trình độ đại học (ĐH) lên trình độ thạc sĩ.

Theo đó, sinh viên đang theo học bậc ĐH tại các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được liên thông lên trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng, rút ngắn thời gian học tập.

Học thạc sĩ từ năm thứ 3 đại học

Bằng việc cho phép sinh viên đăng ký học và tích lũy các môn học trình độ thạc sĩ từ năm thứ 3, năm thứ 4 ĐH, người có học lực khá, giỏi rút ngắn thời gian học tập so với tổng thời gian đào tạo trình độ ĐH và thạc sĩ của ngành tương ứng.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, quy định này chỉ áp dụng đối với các trường ĐH, viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc được ĐH Quốc gia TP.HCM giao nhiệm vụ đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH, chứ không áp dụng đối với các chương trình đào tạo ĐH, thạc sĩ trong nước và nước ngoài.

Cụ thể, các trường, đơn vị thành viên được đăng ký tất cả các ngành đào tạo liên thông trình độ ĐH lên thạc sĩ khi đã đạt chứng nhận kiểm định cấp trường theo tiêu chuẩn quốc tế được Bộ GD-ĐT công nhận và còn thời hạn.

Các đơn vị chưa kiểm định cấp trường được đăng ký đào tạo liên thông các ngành đã được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA hoặc đạt chứng nhận kiểm định quốc tế cấp chương trình đào tạo trình độ ĐH hoặc thạc sĩ đã được Bộ GD-ĐT công nhận và còn trong thời hạn.

Bên cạnh đó, các trường còn được đăng ký đào tạo liên thông ĐH lên thạc sĩ đối với các chương trình kỹ sư tài năng, cử nhân tài năng của ĐH Quốc gia TP.HCM, PFIEV và chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ GD-ĐT.

Không quá 50% chỉ tiêu thạc sĩ của ngành

Theo ban sau ĐH - ĐH Quốc gia TP.HCM, hình thức tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ ĐH lên thạc sĩ là xét tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh không vượt quá 50% chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng.

Người dự tuyển là sinh viên năm 3, năm 4 có điểm trung bình tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích lũy từ 7,0 trở lên, theo thang điểm 10) và đang theo học ngành học phù hợp với ngành đào tạo liên thông theo hình thức này.

"Các trường, đơn vị thành viên sẽ xây dựng quy định chi tiết về thời gian xét tuyển, điều kiện và tiêu chí xét tuyển người học vào chương trình đào tạo liên thông này" - PGS.TS Vũ Phan Tú, trưởng ban sau ĐH, cho biết thêm.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng nêu rõ cấu trúc khung chương trình đào tạo gồm hai phần: phần trình độ ĐH và phần trình độ thạc sĩ, được thiết kế theo quy chế đào tạo hiện hành. Riêng các môn thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ được tổ chức giảng dạy trong thời gian học ĐH thì cũng sẽ xét công nhận cho các môn học đó ở trình độ ĐH.

"Ví dụ chương trình ĐH có môn toán 1, toán 2 và chương trình thạc sĩ cũng có hai môn đó. Nếu đến năm 3 bậc ĐH, sinh viên theo học chương trình liên thông này chưa học hai môn trên sẽ được đăng ký học hai môn này của chương trình thạc sĩ và sẽ được xét công nhận cho các môn này ở cả chương trình ĐH.

Các trường sẽ quy định chi tiết đối với việc xét công nhận các môn học này" - PGS Tú giải thích thêm. Tổng số tín chỉ của các môn học không quá 50% số tín chỉ của chương trình đào tạo thạc sĩ và các môn học này phải có trong khung chương trình đào tạo thạc sĩ đại trà của ngành tương ứng.

Khung chương trình đào tạo liên thông này phải được cập nhật định kỳ theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM và đảm bảo tổng số tín chỉ tích lũy của người học tối thiểu 180 tín chỉ.

Người học sau khi hoàn thành phần trình độ ĐH và đủ điều kiện theo quy định hiện hành được cấp bằng ĐH, người học sau khi hoàn thành phần trình độ thạc sĩ và đủ điều kiện theo quy định hiện hành được cấp bằng thạc sĩ.

Thời gian đào tạo: 4,5-5,5 năm

Thời gian đào tạo chính thức của chương trình liên thông trình độ ĐH lên thạc sĩ từ 4,5-5,5 năm. Thời gian tối đa cho phép để người học hoàn thành chương trình đào tạo là thời gian đào tạo chính thức cộng thêm 36 tháng (bao gồm thời gian nghỉ học tạm thời, tạm ngưng học tập và thời gian gia hạn). Thời gian học tập của người học được tính từ khi có quyết định nhập học của chương trình ĐH.

Sẽ có chương trình liên thông theo chiều ngang

PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết thêm, ngoài quy định về đào tạo liên thông từ trình độ ĐH lên trình độ thạc sĩ vừa công bố, ĐH Quốc gia TP.HCM còn đang thiết kế chương trình song bằng (liên thông theo chiều ngang). Nghĩa là sinh viên một ngành có thể học thêm vài tín chỉ của ngành khác ở trường thành viên khác để được cấp hai bằng ĐH.

Các trường đang xây dựng chương trình đào tạo liên thông theo chiều ngang giữa các ngành đào tạo trong một trường và giữa các trường thành viên với nhau, sau 5 năm sinh viên có thể lấy hai bằng ĐH.

Từ đại học lên thạc sĩ mất bao lâu?

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15/05/2014 quy định: Thời gian đào tạo trình độ Thạc sỹ tối đa là 3.5 năm đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ cho các lớp cao học có thời gian đào tạo 1.5 năm, tối đa 04 năm đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ cho các lớp cao học có ...

Học thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Anh mất bao lâu?

Theo quy định trên, tại các trường Đại học/học viên, thạc sĩ Ngôn ngữ Anh đào tạo trong khoảng 2 năm. Theo hai hình thức chính là: theo hướng nghiên cứu (by-reseach) hoặc ứng dụng (by -course work).

Học thạc sĩ chuyên ngành Luật mất bao lâu?

VI. Thời gian đào tạo: 1,5 năm đối với chương trình thạc sĩ chính quy định hướng nghiên cứu và 02 năm đối với chương trình thạc sĩ vừa học vừa làm định hướng ứng dụng.

Thạc sĩ và tiến sĩ ai cao hơn?

Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau: a) Bậc trình độ: Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.