Học an ninh mạng ở đâu

Trang chủ | Tin tức đào tạo | NGHỀ AN NINH MẠNG : HỌC GÌ? HỌC TRƯỜNG NÀO? RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Nghề an ninh mạng học gì, ra làm gì là câu hỏi của các bạn mới bắt đầu học công nghệ thông tin, quản trị mạng, an ninh mạng. Không chỉ riêng những sinh viên ở các ngành khác mà thậm chí những sinh viên chuyên ngành về an ninh mạng cũng lo lắng không biết mình sẽ cần học gì và ra trường sẽ làm gì? Do đó, trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem an ninh mạng là gì, họ ra sao và ra trường sẽ làm gì nhé.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. An ninh mạng là gì?

An ninh mạng là hoạt động bảo vệ máy tính, máy chủ, thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm. Còn được gọi là bảo mật CNTT hoặc bảo mật thông tin điện tử.

Nghề an ninh mạng cần học gì?

Thuật ngữ an ninh mạng được áp dụng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ kinh doanh đến điện toán di động và có thể chia thành một số loại phổ biến sau đây :

  • Bảo mật mạng là hoạt động bảo vệ mạng máy tính khỏi những kẻ xâm nhập, cho dù những những kẻ tấn công có chủ đích hay phần mềm độc hại.
  • Bảo mật ứng dụng tập trung vào việc giữ cho phần mềm và thiết bị không bị đe dọa. Một ứng dụng bị xâm phạm có thể cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu được bảo vệ. Bảo mật thành công bắt đầu trong giai đoạn thiết kế, trước khi một chương trình hoặc thiết bị được triển khai.
  • Bảo mật thông tin bảo vệ tính toàn vẹn và quyền riêng tư của dữ liệu, cả trong quá trình lưu trữ và chuyển tiếp.
  • Bảo mật hoạt động bao gồm các quy trình và quyết định để xử lý và bảo vệ tài sản dữ liệu. Các quyền mà người dùng có khi truy cập mạng và các thủ tục xác định cách thức và vị trí dữ liệu có thể được lưu trữ hoặc chia sẻ đều thuộc phạm vi này.
  • Phục hồi sau thảm họatính liên tục trong kinh doanh xác định cách một tổ chức ứng phó với sự cố an ninh mạng hoặc bất kỳ sự kiện nào khác gây ra mất hoạt động hoặc dữ liệu.
  • Giáo dục người dùng cuối giải quyết yếu tố an ninh mạng khó đoán nhất: con người. Bất kỳ ai cũng có thể vô tình đưa vi-rút vào một hệ thống an toàn khác nếu không tuân thủ tốt các phương pháp bảo mật.

2. NgHỀ an ninh mạng cần học những gì?

Cụ thể học chuyên ngành an ninh mạng cần có nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau cũng như kĩ năng mềm để ứng phó với các cuộc tấn công, xử lí vấn đề

  • Lập trình : Để có nền tảng vững chức ta cần am hiểu ngôn ngữ lập trình cấp cao để code các công cụ kiểm tra tự động, am hiểu ngôn ngữ lập trình cấp thấp để tương tác sâu với hệ thống.
  • Hệ điều hành : Học và thực hành nhiều ứng dụng, bài tập trên hệ điều hành Windows và Linux, MAC.
  • Tìm các lỗ hổng :
  • Lỗ hổng trên các ngôn ngữ lập trình.
  • Phát hiện lỗ hổng trong phần mềm.
  • Nắm bắt và sử dụng hoặc tốt hơn là phát triển các phần mềm của hacker.
  • Ngoài ra, cũng có các chứng chỉ mạng quốc tế như CEH, CCNP Security, Comptia Security, JCNP, ECSP, MCPD
Nghề an ninh mạng cần học gì?

Bên cạnh đó, đối với kĩ năng mềm, những thứ cần có của người làm an ninh mạng là :

  • Giải quyết sự cố
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng tổ chức, sắp xếp
  • Kĩ năng lên kế hoạch
  • Nghiên cứu
  • Quản trị dự án
  • Dịch vụ khách hàng

3. Học an ninh mạng ở đâu?

Bạn có thể học ở các trường đại học, cao đẳng có danh tiếng đào tạo chuyên nghiệp kéo dài 4-5 năm.

Nếu bạn không đủ thời gian và khả năng theo học các trường đại học, bạn có thể học qua các trung tâm đào tạo như Waren, Vnpro, Nhật nguyệt,….

Nghề an ninh mạng học ở đâu?

Ngoài ra, bạn muốn tự học nhưng lại không có lộ trình, không có khả năng. Trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng Athena cung cấp các khóa học về quản trị mạng, an ninh mạng, hacker với đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến cùng với lộ trình quốc tế để bạn có thể vừa tự học vừa nhận được sự hướng dẫn từ giảng viên trung tâm. Thậm chí, các khóa học chỉ kéo dài từ vài tháng đến một năm là một khoảng thời gian ngắn và thuận tiện cho người đi học lẫn người đi làm.

4. Học an ninh mạng ra trường làm gì?

Trên thực tế, cơ hội việc làm cho các vị trí an ninh mạng đã tăng nhanh gấp ba lần so với việc làm trong ngành CNTT nói chung. Khi số lượng các cuộc tấn công mạng tiếp tục tăng và ngành tội phạm mạng tiếp tục phát triển, sẽ cần nhiều việc làm hơn về an ninh mạng để bảo vệ các doanh nghiệp, chính phủ và công dân khỏi mối đe dọa ngày càng tăng.

Với Chuyên gia An ninh mạng có thể làm bất kì ngành nào như ngân hàng, giáo dục, dịch vụ online, thương mại điện tử, khách sạn, hàng không, quốc phòng, y tế…

Chuyên gia an ninh mạng làm các công việc như bảo vệ thông tin, dữ liệu, hệ thống, quản trị thông tin mạng.

Sinh viên ngành an ninh mạng có thể chọn quản trị website về bảo mật, kiểm tra ứng dụng website, phân tích an ninh thông tin, làm việc với phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu.

Học nghề an ninh mạng ra trường làm gì?

Ngoài ra, một người có đủ kiến thức và bằng cấp về an ninh mạng có thể lựa chọn những công việc hấp dẫn trong và ngoài nước như :

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng ( hệ thống ).
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng.
  • Chuyên viên công nghệ thông tin.
  • Kỹ sư mạng.
  • Kỹ sư phân tích an ninh mạng.
  • Kỹ sư kiểm tra xâm nhập.
  • Chuyên viên quản trị hệ thống

TÓM LẠI

Qua bài viết trên, Athena đã giúp cho các bạn phần nào hiểu rõ hơn về nghề an ninh mạng, giúp các bạn phát triển nghề nghiệp tương lai sau này. Tham gia khóa học CHUYÊN GIA AN NINH MẠNG AN2S tại Athena để tìm hiểu các kiến thức về an ninh mạng các bạn nhé!

Ngày nay, lĩnh vực CNTT đã được ứng dụng rất rộng và nhanh tới mọi ngành nghề như chính phủ điện tử, hành chính công, cổng thông tin điện tử; thanh toán trực tuyến, kinh doanh online… Song song với nó là nguy cơ mất an toàn thông tin và nạn tin tặc hành hoành khắp nơi. Ngành an ninh mạng ra đời nhằm ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu.

Bạn đang xem: An ninh mạng học ở đâu

An toàn thông tin là lĩnh vực rất rộng bao gồm bảo vệ an toàn mạng và hạ tầng thông tin, an toàn máy tính, dữ liệu và các phần mềm ứng dụng và còn bao gồm cả việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và giải pháp công nghệ … đang được các cơ quản, tổ chức doanh nghiệp chú trọng. Vì vậy học tập và làm việc trong lĩnh vực an toàn thông tin đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ đặt ra với câu hỏi như chọn trường nào để học an ninh mạng?

Sau đây, tôi xin chia sẻ cho các bạn 10 trường đại học, cơ sở đào tạo đáng chú ý nhất từ Bắc vào Nam.


Nội dung


1. Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành về kỹ thuật được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1956. Là trường đại học đi đầu ngành đào tạo về Kỹ thuật – Công nghệ, thuộc nhóm các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, BKHN luôn được các bạn sinh viên cuối cấp ưu tiên hàng đầu bởi độ uy tín cùng với chất lượng giảng dạy cực kì hiệu quả. Khoa công nghệ thông tin của BKHN (được thành lập từ năm 1995 và năm 2009 chuyển thành Viện công nghệ thông tin và truyền thông) thường là khoa yêu cầu điểm đầu vào cao nhất trường.

Được đào tạo bài bản về kiến thức nền tảng, kiến thức cơ sở kỹ thuật, cơ sở ngành nên sinh viên của trường luôn được giải cao trong các kỳ thi Olympic và sinh viên an toàn thông tin. Không khó để gặp các cựu sinh viên Bách Khoa Hà Nội tại các phòng an toàn thông tin của các đơn vị lớn như Viettel, VPNT, Bkav…

2. Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (UET)

Năm 2016 đã có đơn vị xếp Đại học Quốc gia Hà Nội là trường đại học uy tín số 1 ở Việt Nam, đủ để thấy năng lực đào tạo của đơn vị này. Đại học Công nghệ là đại học thành viên của ĐHQG và nhận được sự đầu tư, quan tâm rất lớn từ các cấp lãnh đạo, trong vài năm gần đây ĐHCN đang khẳng định là cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu.

Trong cuộc thi sinh viên an toàn thông tin năm 2016, đội N/A của ĐHCN đã giành giải Nhất vòng chung kết sau khi đánh bại 9 đội mạnh khác đến từ 7 trường đại học, học viện uy tín trên cả nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại đây cũng tìm được cho mình những việc làm hết sức hấp dẫn tại các công ty trong nước và ngoài nước như Singapore.

3. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập theo quyết định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 và 2.

Tuy thành lập sau (năm 1997) nhưng khác với 2 trường ở trên, khoa CNTT của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có bộ môn An toàn thông tin để chú trọng đào tạo chuyên sâu chuyên ngành an ninh mạng. Học viện hứa hẹn sẽ là cơ sở đào tạo Top đầu trong những năm tiếp theo.

Năm 2016, đội PTIT.Bobo – Học Viện bưu chính Viễn thông đã đạt giải Ba vòng thi sơ khảo cuộc thi quốc gia “Sinh viên với An toàn Thông tin (ATTT)”.

122 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở đào tạo tại Hà Nội:

Km10, Đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội

Cơ sở đào tạo TP.HCM:

97 Man Thiện, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

4. Học viện Kỹ thuật mật mã (KMA)

Học viện kỹ thuật mật mã là trường có bề dày kinh nghiệm, được Ban Cơ yếu Chính phủ – Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo, không có gì lạ khi sinh viên của KMA thường xuyên đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi CTF.

Năm 2017 KMA tuyển 600 sinh viên để đào tạo chuyên sâu về an ninh mạng (trên 900 chỉ tiêu), với các bạn ở khu vực phía Bắc đây là một lựa chọn rất tốt, KMA cũng có cả cơ sở đào tạo phía Nam.

Cơ sở Phía Bắc: 141 Chiến Thắng, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: (04) 35520575Cơ sở Phía Nam: 17A Cộng Hòa, Phường 4, Q. Tân Bình, TP.HCM. ĐT: (08) 62939206

5. Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)

Học viện Kỹ thuật Quân sự, tên gọi khác: Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, là một viện đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Đầu Số 0934 Là Đầu Số Mạng Nào ? Có Phải Số Phát Tài

Bộ môn An toàn thông tin (ATTT) là một trong những Bộ môn chuyên ngành “trẻ nhất” của Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự (năm 2015). Nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo An toàn an ninh thông tin, bên cạnh đó là phát triển các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực an ninh mạng.

Học viện Kỹ thuật Quân sự cũng là địa điểm thường xuyên tổ chức vòng sơ loại phía Bắc cuộc thi Sinh viên với An toàn Thông tin các năm gần đây.

6. Học viện An ninh Nhân dân (ANND)

Học viện An ninh nhân dân (tiền thân là Trường Huấn luyện Công an) được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Khác với 2 trường Học viện Kỹ thuật mật mã và Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện An ninh nhân dân (C500) trực thuộc Bộ Công an, có trách nhiệm đào tạo cán bộ An ninh, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về An ninh Nhân dân; nghiên cứu khoa học về An ninh nhân dân phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Là 1 trong 8 trường được giao nhiệm vụ đào tạo trọng điểm an toàn thông tin, an ninh mạng tuy nhiên năm 2017 ngành An toàn thông tin của Học viện An ninh Nhân dân chỉ tuyển 20 chỉ tiêu ĐH chính quy, vì vậy sẽ có sự cạnh tranh rất lớn khi nộp hồ sơ vào đơn vị này.

Gần đây, Học viện An ninh Nhân dân thường xuyên tổ chức các cuộc thi thực hành an toàn thông tin cho sinh viên của học viện và tham gia các cuộc thi CTF trong nước. Đội thi 0xC500 HVAN mới giành giải Ba cuộc thi WhiteHat Challenge 01.

7. Đại học Duy Tân (DTU)

Duy Tân là đại diện duy nhất của khu vực miền Trung tham gia tranh tài tại vòng Chung khảo toàn quốc Cuộc thi “Sinh viên với An toàn Thông tin” 2016, sinh viên Duy Tân còn thường xuyên tham gia các cuộc thi CTF trong và ngoài nước.

Ở khu vực miền Trung, Duy Tân là lựa chọn hàng đầu cho các bạn có ý định theo học về an ninh mạng.

8. Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Với mục tiêu là nơi đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung -Tây Nguyên và cả nước, năm 2016 Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã chú trọng hợp tác cùng các đơn vị trong nước xây dựng các nội dung đào tạo an toàn thông tin, an ninh mạng và các cơ sở thực hành. Vì vậy Đại học Bách khoa Đà Nẵng là cơ sở đào tạo hấp dẫn cho các bạn sinh viên khu vực miền Trung.

9. Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc Gia TP HCM (UIT)

Đây là đại học đào tạo uy tín hàng đầu ở Việt Nam về bộ môn an toàn thông tin. Sinh viên, cựu sinh viên UIT liên tục giành giải Nhất, Nhì trong các cuộc thi thực hành kiến thức an toàn thông tin trong và ngoài nước.

Với việc đào tạo bài bản và thường xuyên xây dựng các mô hình thực hành mang tính thực tiễn cao, UIT là cơ sở đầu tiên mà các bạn nên nghĩ đến khi đăng ký tuyển sinh chuyên ngành an ninh mạng ở khu vực miền Nam

10. Đại học FPT

Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.

Từ năm 2013 FPT đã xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư an toàn thông tin, chuyên viên an ninh mạng tập trung vào chuyên ngành Ứng dụng an toàn thông tin. Với việc có đơn vị chủ quản là một tập đoàn công nghệ nên sinh viên theo học có điều kiện thực hành hơn so với các đơn vị công lập khác, trường cũng có địa điểm học ở cả 3 miền trên toàn quốc nên rất tiện cho các bạn sinh viên theo học.

Cơ sở Hà Nội: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, Thạch Thất, TP. Hà NộiCơ sở TP. Hồ chí minh: Lầu 2, toà nhà Innovation, lô 24 – CVPM Quang Trung – P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12Cơ sở Đà Nẵng: Tòa nhà FPT, đường số 1, khu Công nghiệp An Đồn, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà

Bên trên là một số trường đại học cũng như học viện đào tạo trọng điểm về an ninh mạng, an toàn thông tin trong cả nước, hi vọng các bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp với các yếu tố như học lực, nơi ở, tài chính …các bạn có thể chọn lựa cho mình một cơ sở để theo đuổi niềm đam mê CNTT nói chung và an ninh mạng nói riêng. Bài viết là đôi dòng chia sẻ góc nhìn của tác giả, rất mong nhận được đóng góp và ý kiến của các bạn.

Video liên quan

Chủ đề