Hiv sống trong bao lâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Mang Thị Phương Mai - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Biểu hiện HIV tuy không có thời gian cố định nhưng thời gian xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh HIV sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh là khoảng từ 2-6 tuần. Việc phát hiện các triệu chứng và làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm.

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2-6 tuần người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh, tuy nhiên các dấu hiệu này khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên có thể dễ bị nhầm lẫn.

  • Đây là giai đoạn đầu tiên, thường vào 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên còn gọi là giai đoạn cửa sổ.
  • Đa số những người bị lây nhiễm đều có các triệu chứng giống như bệnh cúm (sốt, đau cơ, phát ban, đau khớp, nổi hạch cổ bẹn hay nách...)

Đa số những người bị lây nhiễm HIV có các triệu chứng giống như bệnh cúm

  • Các triệu chứng có thể nhẹ, người bệnh có thể không chú ý, nhưng virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.
  • Khả năng lây truyền HIV trong thời gian này là cao nhất vì số lượng virus trong máu rất cao.

  • Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không gây bất kỳ triệu chứng nào.
  • Có thể có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên phần đa người bệnh có thể không có những triệu chứng trong nhiều năm.
  • Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng.
  • HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này.

  • Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: sút cân nhẹ, loét miệng, phát ban sẩn ngứa, herpes, zoster, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái phát.

  • Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV và là kết thúc bi thảm khó tránh khỏi ở những người bệnh
  • Một người bị AIDS khi phản ứng miễn dịch của họ rất yếu và mất khả năng kháng nhiễm do virus tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể gây suy giảm miễn dịch.
  • Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Cách duy nhất để biết quý vị có bị nhiễm bệnh hay không là làm xét nghiệm HIV

Những ai nên làm xét nghiệm HIV:

  • Người có tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
  • Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường âm đạo hay dùng miệng mà không dùng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn (nghĩa là không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách) với người tiêm chích ma túy hoặc với những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác.
  • Là bạn tình hay người chăm sóc người sống chung với HIV.
  • Có mẹ bị nhiễm HIV.

Nếu gặp phải hoặc chưa có những triệu chứng nêu trên, bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội, giúp phát hiện chính xác nhất các bệnh xã hội, trong đó có giang mai. Gói khám được thực hiện với sự tham gia của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất tối ưu và cam kết đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng khi đến khám.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị sớm, tích cực. Vậy với đối tượng nhỏ tuổi, có sức đề kháng yếu thì trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Hiện chỉ có thuốc kháng virus (ARV) được sử dụng để làm chậm sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể, bảo vệ hệ thống miễn dịch và giúp làm giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, cải thiện cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân. Theo đó, nhiều bệnh nhân có thể sống thêm tới 50 năm nếu uống thuốc đều đặn và đủ liều.

Trẻ em được xác định là người có độ tuổi dưới 18 tuổi, quy định ở nước ta là dưới 16 tuổi. Xét trên bệnh HIV, có thể chia trẻ nhiễm HIV thành 2 nhóm: Nhóm lây từ khi vừa ra đời (lây truyền từ mẹ sang con) và nhóm lây nhiễm do có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy,...).

Với nhóm trẻ em nhiễm HIV từ lúc mới sinh thì nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nhiều. Ở giai đoạn đầu đời, khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện thì trẻ nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn so với trẻ khỏe mạnh.

Giải đáp trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu? Theo 1 nghiên cứu ở khu vực châu Phi, nếu trẻ không điều trị kháng virus HIV thì sau 1 năm đầu đời, tỷ lệ tử vong trên trẻ có HIV là khoảng 35,2% (trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ khỏe mạnh chỉ 4,9%). Tính đến thời điểm được 2 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ bị nhiễm HIV là 52,5% (trẻ không mắc HIV chỉ 7,5%).

Theo một số chuyên gia HIV, nếu trẻ nhiễm bệnh mà không được điều trị ARV sớm thì nhiều khả năng sẽ không sống được đến khi được 1 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, với cách can thiệp sớm trên trẻ như chẩn đoán sớm (nhờ xét nghiệm PCR), điều trị ARV sớm cho trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm thiểu rõ rệt. Có nhiều trẻ nhiễm HIV từ mẹ đã sống tới tuổi trưởng thành.

Đồng thời, với các can thiệp khác như tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai, điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con, ngành y tế nước ta kỳ vọng sẽ tiến tới mục tiêu khống chế được đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Xem ngay: Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV

Trẻ nhiễm HIV sống được bao lâu đối với nhóm trẻ có hành vi nguy cơ đang là câu hỏi gây nhức nhối cho toàn xã hội. Theo ghi nhận của WHO, khuynh hướng gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm tuổi này chủ yếu đến từ các nguyên nhân như chiến tranh, đói nghèo,... khiến trẻ dễ sa ngã. Bên cạnh đó là vấn đề sử dụng ma túy và kiến thức tình dục an toàn của nhóm thanh thiếu niên chưa đầy đủ.

Ở nhóm trẻ này, tỷ lệ tử vong không có sự khác biệt so với dân số nói chung. Thậm chí, trẻ có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người trưởng thành (do ảnh hưởng bởi lối sống, hoàn cảnh kinh tế, chậm tiếp cận với chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị HIV).

Không cho trẻ bú mẹ mà dùng sữa thay thế hoàn toàn để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con

Ở mẹ nhiễm HIV, do virus HIV có thể truyền qua sữa mẹ sang con nên việc lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ cần phải chú ý:

  • Không cho trẻ bú mẹ mà dùng sữa thay thế hoàn toàn để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Chú ý sử dụng nguồn nước sạch và dụng cụ pha sữa được tiệt trùng hoàn toàn, giữ vệ sinh tuyệt đối;
  • Khi không có đủ điều kiện nuôi con bằng sữa thay thế thì người mẹ có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tới khi được 6 tháng tuổi và cai sữa càng sớm càng tốt (tốt nhất sau khi trẻ được 3 tháng tuổi). Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa thay thế vì việc ăn hỗn hợp 2 loại sữa có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ lây HIV từ người mẹ sang con.

Chú ý khi cho trẻ bú mẹ:

  • Vệ sinh thật sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú;
  • Cho trẻ bú đúng cách, tránh làm nứt hoặc viêm đầu vú mẹ;
  • Nếu trẻ bị viêm nhiễm khoang miệng hoặc mẹ bị viêm da thì cần phải điều trị khỏi hoàn toàn các tình trạng trên rồi mới cho trẻ bú trực tiếp;
  • Khi trẻ ngừng bú mẹ thì cần cho bé ăn các loại thức ăn thay thế như sữa bột, cháo, bột,... để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé;
  • Người mẹ phải điều trị ARV và tuân thủ tốt để đảm bảo tải lượng virus HIV ở mức độ an toàn.

Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV:

  • Cho trẻ uống ARV trong vòng 24 giờ sau khi sinh theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con;
  • Hướng dẫn mẹ cho trẻ đi xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV;
  • Đưa trẻ tới các cơ sở nhi khoa để được tư vấn về việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé, kê đơn và cấp thuốc Cotrimoxazol phòng ngừa nguy cơ viêm phổi khi trẻ được 4 - 6 tuần tuổi, theo dõi và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, đánh giá sự phát triển của trẻ;
  • Tư vấn về lịch tiêm chủng phù hợp cho trẻ.

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu tùy thuộc vào độ tuổi và quá trình chăm sóc, điều trị bệnh. Tốt nhất bệnh nhân HIV nên phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề