Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời -- Mặt Trăng và Trái Đất có vị trí lần lượt là

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Những điều cần biết về nhật thực và nguyệt thực

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất.

Nhật thực xảy ra khi nào?

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Để hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, sự thẳng hàng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.

Mặc dù một trăng mới là cần thiết cho nhật thực có thể xảy ra, thì nhật thực lại không xảy ra ở mọi kỳ trăng mới. Bởi vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất nghiêng một góc khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo). Những vị trí nơi 2 mặt phẳng quỹ đạo này gặp nhau được gọi là điểm nút Mặt Trăng (lunar nodes). Nhật thực xảy ra chỉ khi một trăng mới diễn ra gần điểm nút này.


Hình minh họa 3D của một nhật thực.

Phân loại Nhật thực

Có 4 kiểu nhật thực và chúng được xác định bởi các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.

  1. Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất/ Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Những người không ở vùng bóng tối nhưng nếu đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
  2. Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
  3. Nhật thực hình khuyên: Nhật thực hình khuyên xảy ra khi vùng đối của vùng bóng tối xuất hiện trên Trái Đất. đĩa Mặt Trăng sẽ che khuất vùng trung tâm của đĩa Mặt Trời, để lộ vùng rìa ngoài của Mặt Trời có dạng như một chiếc nhẫn. Một nhật thực hình khuyên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
  4. Nhật thực lai: Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra. Chúng xảy ra khi một nhật thực hình khuyên chuyển thành một nhật thực toàn phần.


Nhật thực hình khuyên.

Cách quan sát Nhật thực

Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt vì vậy người quan sát phải hết sức cẩn thẩn. Lưu ý những điều sau khi quan sát nhật thực như không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.

  • Việc quan sát nhật thực với một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại.
  • Quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn mã số 14 hoặc kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học.
  • Người quan sát cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng, nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất ánh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất, thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực.


Hình minh họa 3D của một nguyệt thực.

Phân loại Nguyệt thực

  1. Nguyệt thực toàn phần: xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn).
  2. Nguyệt thực một phần: xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần kéo dài 6 giờ.
  3. Nguyệt thực nửa tối: xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.


Nguyệt thực là 1 trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất.

Cách quan sát Nguyệt thực

Nguyệt thực là 1 trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất. Cứ ra ngoài và chiêm ngưỡng thôi. Bạn chẳng cần kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ đem lại hình ảnh chi tiết về bề mặt mặt trăng.

Có bao nhiêu Nhật thực, Nguyệt thực mỗi năm?

Hầu hết mỗi năm có khoảng 4 lần nhật thực - nguyệt thực, là con số tối thiểu của số lần nhật thực - nguyệt thực có thể xảy ra trong 1 năm. 2 trong số 4 lần nhật thực, nguyệt thực này phải là nhật thực. Trong 1 năm cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật thực - nguyệt thực, nhưng rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực).

Có thể có tối thiểu 2 và tối đa 5 lần nhật thực trong 1 năm. Ngoài số này, không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Rất hiếp khi xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm.

Theo tính toán của NASA, chỉ có khoảng 25 lần trong số 5000 năm qua thế giới có 5 lần nhật thực trong cùng 1 năm. Lần cuối cùng đã xảy ra vào năm 1935, và lần tiếp theo sẽ là năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 12.

Cập nhật: 23/03/2021 Tổng hợp

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 3 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Câu 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

    A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

    B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

    C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

    D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Hiển thị đáp án

    Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực. Vậy đáp án B đúng; đáp án A, C và D sai.

Câu 2: Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

    A. Để cho lớp học đẹp hơn.

    B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

    C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

    D. Để học sinh không bị chói mắt.

Hiển thị đáp án

    Khi lắp bóng đèn trong lớp học nếu chỉ dùng một bóng đèn lớn thì sẽ gây ra hiện tượng bóng tối và nửa tối do một số học sinh ngồi chắn ánh sáng của bóng đèn.

    Vậy đáp án đúng là C

Câu 3: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:

    A. Ánh sáng không mạnh lắm         B. Nguồn sáng to

    C. Màn chắn ở xa nguồn         D. Màn chắn ở gần nguồn.

Hiển thị đáp án

    Nguồn sáng nhỏ ⇒ Tạo ra bóng tối

    Nguồn sáng to ⇒ Tạo ra bóng tối và bóng nửa tối

    Vậy đáp án đúng là B

Câu 4: Chọn câu trả lời sai?

    Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:

    A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.

    B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

    C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời

    D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.

Hiển thị đáp án

    Một địa phương có nhật thực toàn phần khi địa phương đó bị Mặt Trăng chắn hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới và ta thấy được Mặt Trăng từ phía sau, khi đó ta hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời. Vậy đáp án sai là D

Câu 5: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

    A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng         B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

    C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời         D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời

Hiển thị đáp án

    Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

    Vậy đáp án đúng là C.

Câu 6: Thế nào là bóng tối?

    A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới

Hiển thị đáp án

    - Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối ⇒ Đáp án B sai.

    - Vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới là vùng sáng ⇒ Đáp án C sai.

    - Vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới là vùng tối ⇒ Đáp án A đúng, đáp án D sai.

Câu 7: Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó………nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

    A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng         B. Nguyệt thực/ Trái Đất

    C. Nhật thực/ Mặt Trăng         D. Nhật thực/ Trái Đất

Hiển thị đáp án

    - Hiện tượng xảy ra vào ban đêm là hiện tượng nguyệt thực ⇒ Đáp án C và D sai.

    - Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng ⇒ Đáp án B đúng, đáp án A sai.

Câu 8: Khi cùng quan sát trên bầu trời và thấy trăng hình lưỡi liềm, bạn A nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng bạn B lại nói đó không phải là hiện tượng nguyệt thực. Nếu bạn B nói đúng thì bạn B đã dựa vào đâu?

Hiển thị đáp án

    Bạn B đã căn cứ vào ngày tháng âm lịch vì hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm. Do nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như thẳng hàng và Trái Đất nằm ở giữa. Khi đó phía được chiếu sáng của Mặt Trăng quay hoàn toàn về Trái Đất nên ở Trái Đất thấy trăng tròn, đó là những ngày rằm.

    Nếu B nói đúng thì thời điểm mà hai bạn đang quan sát là đầu tháng và hiện tượng mà hai bạn quan sát được chỉ là hiện tượng trăng non đầu tháng.

Câu 9: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy bóng của một cái cọc và bóng của một cột điện có độ dài lần lượt là 0,8m và 5m. Em hãy dùng hình vẽ để xác định độ cao của cột điện. Biết cọc thẳng đứng có độ cao là 1m.

Hiển thị đáp án

    - Gọi AB là độ cao của cột điện

    EF là độ cao của cọc

    - Tia sáng truyền theo hướng từ B đến C

    - Vẽ EC là bóng của cái cọc, AC là bóng của cột điện.

    - Lập tỷ số:

    ⇒ Độ dài bóng của cột điện AC lớn gấp 6,25 lần độ dài bóng của cái cọc EC.

    Vậy độ cao của cột điện là: AB = 6,25.EF = 6,25.1 = 6,25 (m)

Câu 10: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất cao 0,5m. Khi chùm tia sáng Mặt Trời là chùm sáng song song chiếu xuống mặt đất, hợp với mặt đất một góc 450 thì bóng cái cọc trên mặt đất dài bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

    - Gọi AB là độ cao của cái cọc (AB = 0,5m)

    BC là bóng của cái cọc

    - Tia sáng truyền theo hướng từ A đến C hợp với mặt đất một góc là 450 nên

    - Vì cọc AB cắm thẳng đứng trên mặt đất nên

    - Xét ABC có:

    Từ (1) (2) (3) ⇒ ΔABC vuông cân tại B

    ⇒ AB = AC = 0,5 (m)

    Vậy bóng của cái cọc có chiều dài bằng chiều dài cái cọc và bằng 0,5 (m)

Câu 11 : Bóng tối là:

A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới

B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng

C. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen

D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng

Hiển thị đáp án

Bóng tối nằm phía sau vật cản và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 : Thế nào là vùng bóng tối?

A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng tới

C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

D. Là vùng nằm phía trước vật cản

Hiển thị đáp án

Bóng tối nằm phía sau vật cản và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 : Bóng nửa tối là:

A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới

B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng

C. Vùng được chiếu sáng đầy đủ

D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng

Hiển thị đáp án

Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản và nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 : Thế nào là vùng nửa tối?

A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nhuồn sáng chiếu tới.

B. Là vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.

C. Là vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu.

D. Là vùng nằm phía trước vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng.

Hiển thị đáp án

Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản và nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15 : Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?

A. Không cho ánh sáng truyền qua

B. Đặt trước mắt người quan sát

C. Cản đường truyền của ánh sáng

D. Cho ánh sáng truyền qua

Hiển thị đáp án

A, B, C – đúng

D – sai vì vật chắn sáng không cho ánh sáng truyền qua

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16 : Chọn phát biểu đúng. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?

A. Không cho ánh sáng truyền qua

B. Đặt sau người quan sát

C. Cho một phần ánh sáng truyền qua

D. Cho ánh sáng truyền qua

Hiển thị đáp án

A – đúng

B – sai vì vật chắn sáng đặt trước mắt người quan sát

C, D – sai vì vật chắn sáng không cho ánh sáng truyền qua

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17 : Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?

A. Một vùng tối hình bàn tay

B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ

C. Một vùng bóng tối tròn

D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn

Hiển thị đáp án

Bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối của bàn tay tức là một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.

Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18 : Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi:

A. Trái đất bị Mặt Trăng che khuất

B. Không có ánh sáng

C. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất

D. Mặt Trời bị Trái Đất che khuất

Hiển thị đáp án

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19 : Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất thì xảy ra hiện tượng:

A. Nhật thực

B. Nguyệt thực

C. Thủy triều

D. Không có hiện tượng gì

Hiển thị đáp án

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20 : Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:

A. Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất

B. Mặt Trời nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng

C. Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng

D. Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất

Hiển thị đáp án

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21 : Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất thì xảy ra hiện tượng:

A. Nhật thực

B. Nguyệt thực

C. Thủy triều

D. Không có hiện tượng gì

Hiển thị đáp án

Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22 : Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào?

A. Tạo với nhau một góc 90ºC

B. Nằm trên một đường thẳng

C. Nằm trên một cung tròn

D. Tạo với nhau một góc 60ºC

Hiển thị đáp án

Nhật thực:

Nguyệt thực:

Ta thấy khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23 : Chọn câu trả lời đúng:

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:

A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự.

B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.

C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng.

D. B và C đúng.

Hiển thị đáp án

Nhật thực:

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24 : Chọn câu trả lời đúng:

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi:

A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự.

B. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.

C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng

D. B và C đúng.

Hiển thị đáp án

Nguyệt thực:

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25 : Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

A. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng

B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời

C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng

D. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời

Hiển thị đáp án

Ta có: Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

⇒ Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần thì ở đó nằm trong vùng bóng nửa tối và chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26 : Chọn câu đúng:

A. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng

B. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời

C. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng

D. Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời

Hiển thị đáp án

Ta có: Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.

⇒Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần thì ở đó nằm trong vùng bóng nửa tối và chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27 : Trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau nhằm mục đích gì?

A. Các vị trí đều đủ độ sáng cần thiết

B. Học sinh không bị lóa khi nhìn lên bảng

C. Tránh bóng đen và bóng mờ của người hoặc tay

D. Cả A, B và C

Hiển thị đáp án

Việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thoả mãn các yêu cầu: Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen, tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra.

Trong ba yêu cầu trên, nếu dùng một bóng đèn lớn chỉ có thể thoả mãn yêu cầu thứ nhất mà không thoả mãn được hai yêu cầu còn lại, do vậy phải dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp để thoả mãn được cả ba yêu cầu trên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28 : Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là:

A. Dùng nhiều đèn để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ những bóng đèn.

B. Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hiển thị đáp án

Trong các phong mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29 : Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, ta thấy:

A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời

B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

C. Mật Trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của Mặt Trời

D. Một phần Mặt Trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, ta thấy Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30 : Chọn câu đúng:

A. Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời

B. Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

C. Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, Mặt Trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của Mặt Trời

D. Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, một phần Mặt Trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, ta thấy Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31 : Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra ta thấy:

A. Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời

B. Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

C. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn và không thấy tia sáng nào của Mặt Trời

D. Một phần Mặt Trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, ta thấy: Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32 : Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng đen của Trái Đất là hiện tượng:

A. Nhật thực

B. Nguyệt thực

C. Nhật thực hoặc nguyệt thực

D. Không có hiện tượng gì

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, ta thấy: Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33 : Chọn phương án trả lời sai.

Ở Bích Hòa có nhật thực một phần khi:

A. Ở đó chỉ thấy một phần Mặt Trời

B. Ở đó bị Mặt Trăng chắn một phần ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới

C. Ở đó nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng, người ta chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời

D. Ở đó chỉ thấy một phần Mặt Trăng

Hiển thị đáp án

Để quan sát được nhật thực một phần, ta phải ở trong phần bóng nửa tối của Mặt Trăng, khi đó ta chỉ thấy một phần của Mặt Trời

⇒ Phương án D – sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Hiển thị đáp án

Đứng trên mặt đất, trường hợp ta thấy có nhật thực là ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35 : Chọn phương án đúng nhất.

Để Hà Nội có thể quan sát đươc hiện tượng nguyệt thực thì:

A. Hà Nội đang là ban đêm và Mặt Trăng đang trong vùng bóng tối của Trái Đất, khi đó Mặt Trăng và cả Hà Nội đều không được chiếu sáng

B. Trái Đất che kín Mặt Trăng

C. Mặt Trăng nằm trong vùng bóng đen của Trái Đất, nó không được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Hà Nội đó đang là ban đêm và không nhìn thấy Mặt Trăng

Hiển thị đáp án

Để Hà Nội có thể quan sát đươc hiện tượng nguyệt thực thì: Hà Nội đang là ban đêm và Mặt Trăng đang trong vùng bóng tối của Trái Đất, khi đó Mặt Trăng và cả Hà Nội đều không được chiếu sáng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

C. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

D. Cả A, B, C đều sai

Hiển thị đáp án

Đứng trên mặt đất, trường hợp ta thấy có nguyệt thực là ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Đáp án cần chọn là: C

Video liên quan

Chủ đề