Hiện nay hải quân nhân dân việt nam có bao nhiêu thành phần lực lượng

Trả lời: Câu hỏi của bạn được Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam giải thích:

Quân chủng, bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định (trên bộ, trên không, trên biển); được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi quân chủng có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của quân chủng.

Binh chủng, bộ phận hợp thành quân chủng, có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.

Trong lực lượng vũ trang của nhiều nước, lục quân có binh chủng: Bộ binh (bộ binh cơ giới), Pháo binh, Thiết giáp, Phòng không lục quân...; Quân chủng Không quân có binh chủng: Tiêm kích, tiêm kích - bom, ném bom, trinh sát...; Quân chủng Phòng không có binh chủng: Pháo phòng không, tên lửa phòng không, ra-đa phòng không...; Quân chủng Hải quân có binh chủng: Tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa - pháo bờ biển, hải quân đánh bộ...

Ở Việt Nam, thuật ngữ binh chủng còn được dùng để gọi một số bộ đội chuyên môn, ví dụ: Binh chủng Công binh, Binh chủng Hóa học, Binh chủng Thông tin liên lạc...

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có ba quân chủng: Lục quân, Hải quân và Phòng không - Không quân (từ năm 1999, hai Quân chủng Phòng không và Không quân được hợp nhất lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân).


Quân đội nhân dân Việt Nam trong một buổi lễ trọng đại của đất nước.Ảnh: qdnd.vn

Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác.

Lục quân có 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 6 binh chủng (gồm Pháo binh, Tăng thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hóa học, Đặc công); 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4)…

Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại.

Bộ đội không quân luyện tập bảo vệ bầu trời. Ảnh: HOÀNG HÀ

Quân chủng Phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành.

Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Quân chủng Phòng không - Không quân được tổ chức thành Bộ tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu; khối bảo đảm; khối nhà trường và các đơn vị kinh tế.

Quân chủng Hải quân diễn tập đổ bộ đường biển. Ảnh:HẢI QUÂN.

Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Hải quân nhân dân Việt Namcó 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo.

BÁO QĐND ĐIỆN TỬ

Hoạt động huấn luyện, bắn đạn thật trên biển của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. (Ảnh: TTXVN)

“Lời thề giữ biển” luôn được những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam giữ trọn, khắc ghi, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

67 năm xây dựng, chiến đấu, phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong Quân chủng Hải quân đã nối tiếp nhau xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng; Mưu trí sáng tạo; Làm chủ vùng biển; Quyết chiến, quyết thắng.”

Ngược dòng lịch sử, ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hòa bình lập lại trên toàn cõi Đông Dương, nhưng đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

Chính vì vậy, ngày 7/5/1955, để bảo vệ chủ quyền, quản lý chặt chẽ trên 800km dải bờ biển miền Bắc từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị), Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ biển - đơn vị tiền thân của Hải quân Việt Nam.

[Video] Tưởng niệm các chiến sỹ Hải quân hy sinh tại Gạc Ma năm 1988

Để có phương tiện, lực lượng tàu thuyền, Cục Phòng thủ bờ biển quyết định tự đóng 20 tàu gỗ lắp máy.

Trường Huấn luyện bờ biển cũng được thành lập và lập tức thực hiện khóa huấn luyện đầu tiên. Chỉ vài tháng sau đó, Sông Lô và Bạch Đằng - những đơn vị chiến đấu chính quy đầu tiên của Hải quân Việt Nam - đã được thành lập.

Chưa đầy 5 năm sau đó, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Hải quân trên cơ sở Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Đầu năm 1964, Cục Hải quân được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Hải quân. Đây là những bước phát triển quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam về quy mô tổ chức và sức mạnh chiến đấu trên con đường xây dựng một quân chủng mới - Quân chủng Hải quân, một quân chủng chiến đấu bằng lực lượng binh chủng hợp thành và phương tiện kỹ thuật hiện đại, lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông nước, biển và hải đảo của Tổ quốc.

“Lời thề giữ biển” của Hải quân nhân dân Việt Nam có thể thấy từ những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cán bộ, chiến sỹ Hải quân đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường sông, biển thể hiện ý chí làm chủ, giành quyền làm chủ vùng biển của Tổ quốc cũng như khai thông luồng lạch, góp phần bảo đảm giao thông thông suốt, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Với những chiến công đó, bộ đội Hải quân xứng đáng với thư khen của Bác Hồ: “Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, tích cực tiêu diệt địch, bắn rơi máy bay, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.”

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phối hợp với một bộ phận lực lượng vũ trang Quân khu 5 “Thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ” tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.

Sau năm 1975, “Lời thề giữ biển,” khí phách anh hùng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc lại được cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam tô thắm.

64 liệt sỹ đã nằm lại rạn đá Gạc Ma trong sự kiện Trường Sa 1988. Các anh đã kê cao thêm nền Tổ quốc giữa đại dương bao la, để biển, đảo Việt Nam một màu xanh bất tử.

Các chiến sỹ trẻ trước giờ khởi hành ra Trường Sa. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Nhắc về sự kiện này, Chuẩn Đô đốc Đặng Minh Hải, nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ Trường Sa - chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm cũng là quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trang sử bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa đã được viết không chỉ bằng mồ hôi, công sức mà bằng cả máu và nước mắt; bằng sự can trường, dũng cảm của của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc của cán bộ, chiến sỹ Trường Sa đã tạo nên khí phách Trường Sa: Đó là lòng yêu nước, trí tuệ con người Việt Nam; truyền thống nhân nghĩa, hữu nghị; mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Quân chủng theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.”

Quân chủng Hải quân được Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân quan tâm, đầu tư xây dựng nên phát triển nhanh về tổ chức biên chế, mạnh về vũ khí trang bị, tàu thuyền.

Về lực lượng, từ 4 Vùng Hải quân phát triển thành 5 Vùng, đóng quân trên các địa bàn trọng điểm, cửa ngõ của đất nước.

Từ 3 lực lượng chủ yếu phát triển thành 5 lực lượng, như tàu mặt nước, tàu ngầm; pháo binh-tên lửa trên bờ; không quân-hải quân; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân và lực lượng phòng thủ đảo, đồng thời, thành lập thêm nhiều đơn vị mới.

Cùng với phát triển lực lượng, Hải quân nhân dân Việt Nam cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, thế hệ mới...

Sắt son lời thề giữ biển, ngày nay, Hải quân nhân dân vẫn bám tàu, bám biển, trụ vững nơi đảo xa, đó cũng là thể hiện ý chí làm chủ vùng biển.

Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có thể mất mát hy sinh, nhưng vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, bộ đội Hải quân luôn chiến đấu dũng cảm, kiên cường, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc từng sải biển, từng tấc đảo của Tổ quốc./.

Hạnh Quỳnh (TTXVN/ Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề