Hãy giải thích tại sao dầu mỡ để lâu bị ôi thiu nêu cách bảo quản dầu mỡ hợp lý

Ôi thiu là hiện tượng thức ăn có mùi vị chua, xuất hiện sủi bọt, nấm mốc, biến dạng hoặc mùi thối rửa đến mức khó ăn. Thậm chí là không ăn được do các vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển bên trong đồ ăn.

Dấu hiệu của ôi thiu là gì?

Có thể thấy, thức ăn bị ôi thiu xuất hiện các dấu hiệu rất đặc trưng mà vi khuẩn gây hại xâm nhập vì bạn có thể quan sát bằng mắt thường, ngửi và nếm vị. Cụ thể là:

Thức ăn bị đổi màu: Các màu sắc thực phẩm được nấu chín có xu hướng chuyển sang màu sắc khác và xuất hiện thêm dấu hiệu mốc, sủi bọt hoặc rêu tùy theo mức độ ôi thiu.

Thức ăn bị biến mùi: Xuất hiện các mùi khó chịu như mùi chua hoặc mùi hôi đến nỗi khó ngửi.

Thức ăn bị biến dạng: Tùy theo món ăn mà mức độ biến dạng thực phẩm sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đối với bánh mì bạn sẽ trông thấy rõ hình dạng của bánh dễ bị bóp méo hoặc phình to ra, có thể kèm theo hiện tượng chảy nước từ phần nhân bên trong.

2. Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu?

Trường hợp, thức ăn bị ôi thiu có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điện máy XANH có thể phân thành 3 nhóm nguyên nhân lớn như sau:

Để lâu ngoài môi trường

Mỗi nhóm thực phẩm đều có thời gian bảo quản khác nhau và kể cả khi chúng được nấu chín thì cũng có thời hạn sử dụng nhất định.

Do đó, việc để lâu thức ăn bên ngoài môi trường thường sẽ không tránh khỏi sự xâm nhập của một số vi khuẩn gây hại vốn tồn tại bên trong không khí, làm cho thức ăn bị ôi thiu.

Bảo quản không đúng cách

Thức ăn còn dư sau bữa ăn, một số gia đình có thói quen để bên ngoài và đậy nắp vung (hoặc rổ) để tránh ruồi cũng như các côn trùng khác xâm nhập, rồi đến bữa ăn tiếp theo thì mới hâm nóng lại và sử dụng. Đây là thói quen vô cùng sai lầm.

Vì trong khoảng thời gian trước khi bạn hâm nóng để tiếp tục sử dụng, thức ăn có xu hướng bị các vi khuẩn bên trong không khi xâm nhập vào và nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ nóng ẩm thì chúng sẽ phát triển, khiến cho thức ăn bị ôi thiu.

Ngoài ra, thói quen trộn lẫn nhiều thức ăn với nhau hoặc đậy quá kín đều có thể trở thành nguyên nhân làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu.

Các tác động bên ngoài

Tác động môi trường bên ngoài chủ yếu là do nhiệt độ và độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phản ứng hóa học của những hợp chất có trong thức ăn.

Cụ thể, nhiệt độ và độ ẩm thấp sẽ làm chậm quá trình ôi thiu thức ăn diễn ra. Trái lại, nhiệt độ cao (từ 25 - 40 độ C) cùng với độ ẩm cao vào ngày trời nắng nóng như mùa hè, sẽ làm cho thức ăn nhanh chóng bị chua và bị hỏng cũng như xuất hiện các dấu hiệu khác của thức ăn bị ôi thiu.

3. Ăn phải thức ăn ôi thiu sẽ như thế nào?

Khi thức ăn bị ôi thiu, nghĩa là có sự xuất hiện của các vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm cho thức ăn bị biến đổi mùi vị, nhất là quá trình hoạt động của vi khuẩn sẽ sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, việc dùng thức ăn ôi thiu sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng hay một số dấu hiệu khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, đối với những ai có sức đề kháng yếu như người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, đều có thể nguy hiểm tính mạng.

Hơn nữa, thức ăn bị ôi thiu thì hầu như sẽ không còn giá trị dinh dưỡng nữa, nên đừng thấy tiếc mà tiếp tục sử dụng bạn nhé!

4. Cách bảo quản thức ăn để không bị ôi thiu

Sau khi đã biết rõ các dấu hiệu và nguyên nhân khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu, cũng không quá khó để bạn tìm ra cách bảo quản thức ăn để tránh được tình trạng này trước khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo một vài cách bảo quản như:

Hâm nóng thức ăn thường xuyên

Không thể phủ nhận việc hâm nóng thức ăn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời tạo cảm giác cho bạn ăn ngon hơn.

Tuy nhiên, cách bảo quản này thường chỉ áp dụng cho lượng thức ăn vừa đủ hoặc ít và nên sử dụng càng sớm càng tốt. Vì nếu hâm nóng thức ăn thường xuyên sẽ khiến cho chất dinh dưỡng biến mất, đôi khi còn sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe ngoài ý muốn.

Bảo quản trong môi trường lạnh

Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng cần thiết cho đời sống hiện nay, vì mang lại rất nhiều lợi ích trong việc bảo quản thực phẩm từ dạng tươi sống cho đến dạng đã được nấu chín.

Bạn có thể cho thức ăn dư thừa (sau bữa ăn) vào hộp thực phẩm, rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian sử dụng từ 1 - 2 ngày, càng sớm càng tốt để thức ăn không bị biến chất.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể bảo quản thức ăn tương tự nhưng đặt trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông (nếu có trong gia đình) với thời gian sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tranh thủ dùng thức ăn này để đảm bảo chất dinh dưỡng nhé!

Sử dụng tủ hâm nóng chuyên dụng

Thực tế cho thấy, vi sinh vật thường phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ từ 25 - 40 độ C. Vì thế, khi giúp cho thức ăn tránh bị ôi thiu thì bạn cần chú ý đến khoảng nhiệt độ này. Thay vì sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông như cách làm trên, giờ đây bạn có thể chọn tủ hâm nóng thức ăn.

Đây là thiết bị chuyên dụng nhưng thường được sử dụng cho khối lượng thức ăn lớn như siêu thị, quán ăn hoặc căn tin trong khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, nhằm giúp giữ được độ nóng, hương vị và chất dinh dưỡng của thức ăn.

Bộ 3 hộp đựng thực phẩm nhựa Hommy JCJ-99114S

Bộ 3 hộp đựng thực phẩm nhựa Pioneer HN003-3

Hộp đựng thực phẩm 2 ngăn nhựa Hommy JCJ-1397

Hộp đựng thực phẩm nhựa Hommy JCJ-1434

Hộp đựng thực phẩm có khay nhựa Hommy JCJ-9515

Hộp đựng thực phẩm nhựa JCJ HN008

Hộp đựng thực phẩm nhựa JCJ HN009

Hộp đựng thực phẩm nhựa 1000ml Hokkaido Inochi HIN.HOTR.1000ZZ1

Bộ 3 hộp đựng thực phẩm nhựa Delites PN3246

Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Hommy GB13G14145AM

Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Hommy GB13G17150AN

Hộp đựng thực phẩm nhựa 2500ml Hokkaido Inochi HIN.HOTR.2500ZZ1

Xem thêm

Hy vọng những chia sẻ phía trên, đã giúp bạn hiểu tại sao thức ăn lại bị ôi thiu? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bảo quản thức ăn đúng là như thế nào? Đến với chuyên mục Mẹo vào bếp bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị về thực phẩm hơn nữa.

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 01/11/2021

Dầu và mỡ là 2 nguyên liệu có công dụng gần như giống nhau trong công việc nấu nướng, liệu có bao giờ bạn nghĩ chúng khác nhau như thế nào và cái nào tốt hơn? Ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để cùng Điện máy XANH để tìm hiểu ngay nhé!

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất từ thực vật, từ các bộ phận của cây như: hạt, lá, củ, quả, hoa,..Chúng thường tồn tại ở hai dạng: dầu nguyên bản và dầu tinh chế.

Dầu nguyên bản (dầu chưa tinh chế) nghĩa là dầu được ép trực tiếp từ nguyên liệu thực vật (hay được gọi là ép lạnh), ép xong thì có thể sử dụng ngay. Dầu này có thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn và tốn kém hơn dầu tinh tế.

Dầu tinh chế là dầu được xử lý nhiệt, việc xử lý nhiệt này sẽ giúp tăng thời gian lưu trữ, nhưng khuyết điểm là một số vitamin, dinh dưỡng... sẽ bị mất đi hoặc giảm đi trong quá trình xử lý nhiệt diễn ra.

2. Mỡ động vật là gì?

Mỡ động vật là lipit được chiết xuất từ động vật, thường thì mỡ sẽ được chiết xuất chủ yếu từ mô mỡ lấy từ các động vật chăn nuôi như lợn, gà, bò,...

Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no, vitamin A và vitamin D. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng tái tạo cholesterol trong máu (ngoại trừ mỡ cá thu, cá chích và cá hồi).

3. Cách phân biệt dầu và mỡ

DầuMỡ
Nguồn gốcChiết xuất từ thực vật (hạt, quả, củ,...)Chiết xuất từ động vật (heo, gà, cá,...)
Thành phầnAxit béo chưa no(chưa bão hòa) và vitamin E, KAxit béo no (bão hòa) và vitamin A, D

Trạng thái vật lý

Lỏng (ở điều kiện nhiệt độ bình thường)Đông đặc (ở điều kiện nhiệt độ bình thường)
Khả năng hấp thụ của cơ thểDễ hấp thuKhó hấp thu

4. Dầu và mỡ cái nào tốt hơn?

Một trong những câu hỏi làm đau đầu các bà nội trợ chính là: "Dầu và mỡ cái nào tốt hơn?". Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau đưa ra một vài phân tích như sau.

Từ trước đến nay đa phần chúng ta đều có suy nghĩ mỡ heo chứa nhiều chất béo và cholesterol sẽ dễ dẫn đến béo phì và các bệnh tim mạch khi sử dụng.

Thế nhưng chúng ta cần biết rằng các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa thậm chí trong một số loại hạt và cả dầu ăn khác đều có chứa chất béo bão hòa, mà thường ngày chúng ta vẫn nạp vào cơ thể.

Vậy thì, thật ra việc sử dụng dầu ăn tốt hơn hay mỡ động vật sẽ tốt hơn phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng và cân bằng chúng trong khẩu phần ăn như thế nào.

Trong mỡ động vật có thành phần axit béo no nhưng bên cạnh đó mỡ động vật cũng rất giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Mỡ động vật giàu vitamin D, nhờ vậy sẽ thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Nếu không sử dụng mỡ heo trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, tim và gây suy nhược cơ thể.

Mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol và khi nhắc đến việc làm tăng cholesterol mọi người thường có xu hướng không muốn sử dụng. Nhưng sự thật là cholesterol cũng là một chất có lợi ích đối với cơ thể. Cơ thể sẽ có diễn biến xấu nếu thiếu cholesterol, chứ không chỉ có mỗi việc thừa cholesterol.

Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể lạm dụng mỡ động vật. Tóm lại, việc sử dụng mỡ động vật hay dầu thực vật đều tồn tại những lợi ích và tác hại song song. Nếu chúng ta biết cân nhắc và sử dụng dầu và mỡ một cách khoa học thì sẽ cả hai đều mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Vậy là Điện máy XANH đã chia sẻ với các bạn về mỡ và dầu khác nhau ở điểm nào? Mỡ và dầu cái nào tốt hơn và cách phân biệt chúng. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống nhất là mỗi khi vào bếp. Ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị nhé!

Nguồn thông tin và hình ảnh tham khảo từ nguồn Wikipedia.

Biên tập bởi Huỳnh Thị Ánh Tuyết • 17/12/2020

Video liên quan

Chủ đề