Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai

Hội nghị Bình Than được tổ chức vào năm 1282 cho các vương hầu, để bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hội nghị được tổ chức ở Trần Xá (Hải Dương).

Hội nghị Diên Hồng được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long. Tại đây, các phụ lão trong cả nước được triệu về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2.

Câu 4: Trần Quốc Toản có tham gia lãnh đạo đội quân nhà Trần đã đánh cho Thoát Hoan phải mở đường máu qua sông Hồng tháo chạy, năm 1285?

a. Có

b. Không

Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là?

A. Hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng

B. Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Lam Sơn

C. Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bạch Đằng

D. Hội nghị Bình Than và hội nghị Bạch Đằng

Đáp án đúng A.

Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là Hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là A do:

– Kể từ sau chiến tranh Đại Việt – Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), Đại Việt có hơn 20 năm để củng cố bộ máy cai trị và xây dựng đất nước.

– Năm 1279, quân Nguyên Mông đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc).

– Năm 1281, Vua Trần Nhân Tông từ chối lệnh vào chầu của Vua Nguyên, cử chú họ là Trần Di Ái và Lê Mục, Lê Tuân đi sứ nhà Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái là lão hầu, Lê Mục là hàn lâm học sĩ, Lê Tuân là thượng thư; đồng thời sai Sài Xuân đem cả nghìn binh lính hộ tống nhóm này về Đại Việt.

Động thái này của nhà Nguyên nhằm đe dọa Vua nhà Trần là nếu không nghe lời (đầu hàng) thì chúng sẽ lập vua và bộ máy cai trị Đại Việt mới.

– Tháng 10/1282, nhà vua mở Hội nghị Bình Than nhằm họp tướng lĩnh, các nhà quý tộc, quan lại bàn kế giữ nước và phân công nhiệm vụ trấn giữ các khu vực trọng yếu. Trước đó, Vua phục chức Phó tướng cho Trần Khánh Dư, một tướng tài bị phạt đòn và giáng chức trước đó.

– Tháng 7/1283, Thái tử Nguyên là A Đài và Bình chương A Lạp tập hợp 50 vạn quân ở xứ Hồ Quảng chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Đến tháng 10, Vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân; đồng thời cho tập trận với cả quân thủy lẫn quân bộ.

– Tháng 8/1284, Trần Quốc Tuấn điều động các vương hầu để đại duyệt binh ở bến Bình Đông, phân công nắm giữ các vị trí trọng yếu.

Trong thời gian này, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần viết Hịch tướng sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn) nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của các tướng lĩnh, những nhân vật trọng yếu trong chiến tranh.

– Đến tháng 12/1284, nhà Trần nắm được tin báo về từ nước Nguyên: Vua Nguyên sai Thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan, Bình chương là A Lạt và bọn A Lý, Hải Nha mang quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta.

Chỉ sau khi nhận tin giặc đã khởi động chiến tranh, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc. Tại Hội nghị, Thượng hoàng đích thân ban yến tiệc cũng như hỏi ý kiến các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa.

Các vị bô lão tay lấm chân bùn, được triều đình mời vào hoàng cung để bàn quốc gia đại sự nên ai nấy đều phấn chấn tinh thần. Đại Việt Sử ký toàn thư chỉ nghi lại ngắn gọn: “Thượng hoàng cho gọi các bô lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, cho ăn và hỏi kế. Các bô lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.

Hội nghị gây được tiếng vang lớn các bô lão đã thay lời của nhân dân đồng lòng đứng lên chống trả ngoại xâm.

Đến Bình Than, Lục Đầu Giang, vào những ngày đông này, vẫn thấy lau sậy hai bên bờ sông tốt rợp như cờ bay. Cả một vùng sông rộng lớn với sóng nước mênh mông ngàn đời vẫn chảy ra biển, thoảng trong gió phảng phất âm vang của hội nghị Bình Than hơn 700 năm về trước.

Tìm hiểu về nguyên thủy thì xa xưa, sông Thương - một trong sáu con sông hợp vào thành sông Lục  Đầu vốn có tên là sông Bình Than. Do đó, ở Thị Xã Chí Linh và nơi giáp ranh với huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có bến đò Bình Than, và bến Bình Than là nơi người xưa vẫn đi lại giao thương bên bờ sông này. Tuy nhiên, chứng tích để lại đến ngày nay thì làng Bình Than thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai

Tại hội nghị khoa học lịch sử năm 2012 do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Ninh đồng tổ chức, các nhà nghiên cứu lịch sử đã chứng minh rằng, hội nghị Bình Than diễn ra tại bãi Nguyệt Bàn, thuộc làng Bình Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bằng chứng là đến nay vẫn còn những địa danh gắn với di tích, như: Đại Than, Phù Than, Văn Than. Ngoài ra, tại xã Cao Đức có đền Tam Phủ vẫn còn lưu giữ sắc phong thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - nơi nhà vua ghé qua tế lễ trước khi đến hội nghị Bình Than.

Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai
Đền Tam Phủ.

Theo ghi chép của lịch sử, vào tháng 10 năm 1282, Vua Trần Nhân Tông triệu tập các vương hầu và danh sĩ tại hội nghị Bình Than, bàn về việc đánh quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2. Hội nghị này có lẽ đã diễn ra trên thuyền, giữa dòng Lục Đầu Giang để bảo đảm bí mật quân sự. Khi đó, Trần Quốc Toản vẫn còn là một thiếu niên và chưa được tham dự hội nghị quan trọng này, và vì thế mà có sự tích về việc bóp nát quả cam mà sau này nhiều người ghi nhớ.

Năm 2007, bãi Nguyệt Bàn, đền Tam Phủ, được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cả một vùng còn mênh mông sóng nước và nhiều cỏ lau ở hai bên bờ sông, tàu thuyền đi lại tấp nập. Dưới bến sông, người dân nuôi nhiều lồng bè cá, tăng gia sản xuất.

Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai

Bến Bình Than gắn liền sông Lục Đầu với nhiều tiềm năng về kinh tế và giao thông đường thủy. Nhiều người dân và chính quyền địa phương đang quan tâm phát triển du lịch sinh thái, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta xưa kia.

Để phát triển đa dạng kinh tế của các huyện phía đông nam của tỉnh Bắc Ninh, năm 2016, tỉnh đã hoàn thành xây dựng cầu Bình Than nối hai bên bờ sông Đuống. Trong đề án phát triển du lịch của huyện Gia Bình, giai đoạn 2020- 2025, sẽ trình lên cấp trên đề nghị công nhận bến Bình Than là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, xúc tiến đầu tư xây dựng bãi Nguyệt Bàn, khu nghỉ dưỡng sông Đuống gắn phát triển tổng thể du lịch Lục Đầu Giang. Cùng với đó, còn kết nối với các làng nghề truyền thống, như đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, kết nối với đền thờ Cao Lỗ Vương, đền thờ Lê Văn Thịnh để phát triển đa dạng du lịch. 

Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai
Khu vực bến Bình Than và Lục Đầu Giang

Trong tương lai, khu vực bến Bình Than và Lục Đầu Giang sẽ dần trở thành vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long[1] do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Hai Nhân vật lịch sử đã xin được vào họp ở hội nghị Bình Than là ai

Phù điêu Hội nghị Diên Hồng tại Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1. Trong đó khắc họa rõ nét cảnh các vị bô lão thể hiện ý chí quyết đánh quân Nguyên

Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại Việt. Hốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.

Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn[2] từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt. Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị - đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân[3].

Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.

Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:

Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "đánh", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.

Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các bô lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.

Thứ nhất, hội nghị này sẽ có tác dụng thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với kẻ thù, mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược chiến tranh.

Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là "lão quyền" trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.

Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của chính quyền trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân; gầy dựng sự chính danh cho chính quyền khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho chính quyền.

Thứ tư, chính quyền đã biết sử dụng bô lão là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của tầng lớp cầm quyền. Các bô lão khi đã "đả thông tư tưởng" thì trở thành những người tuyên truyền tự nguyện cho nhà nước, góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội.

Như vậy, trưng cầu dân ý với tư cách là quyền của người dân thì chưa hề xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, nhưng bốn chức năng chính trị nêu trên của trưng cầu dân ý đã được vua Trần khéo léo sử dụng từ thế kỷ 13.

Bên cạnh góc độ quyền của người dân - một thiết chế bảo đảm dân chủ, thì đứng về phía những người cầm quyền, trưng cầu dân ý rất có lợi cho chính quyền, sẽ là công cụ để nắm lòng dân, củng cố sự cầm quyền[4].

Nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư quyển 5:

"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy."

Hai chữ Diên Hồng đã trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự đồng lòng nhất trí giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, trên-dưới… Hội nghị Diên Hồng cũng mang ý nghĩa như một nguyên lý tạo nên sức mạnh dân tộc trước những thử thách của lịch sử và trong chừng mực nào đó cũng biểu hiện nhân tố cận dân, thân dân như một giá trị truyền thống mang ý niệm "dân chủ" sau này được xác lập trong thời kỳ lịch sử cận và hiện đại

"Diên Hồng" đã được đặt tên cho phòng họp chính của toàn thể đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp thường niên trong Tòa nhà Quốc hội mới. Bên cạnh đó, "Tân Trào" cũng được đặt tên cho phòng họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.[5]

  • Hội nghị Bình Than
  • Trần Hưng Đạo
  • Nhà Trần
  • Kháng chiến chống Nguyên Mông

  1. ^ “Sai, hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng khác nhau”. VnExpress. 12 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5, tờ 43
  3. ^ Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (1975), Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 177.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ "Tân Trào" và "Diên Hồng" vào Nhà Quốc hội mới”.

  • Hội nghị Diên Hồng tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hội_nghị_Diên_Hồng&oldid=68478079”