Hà nội giãn cách 19/7

15. Cùng với các biện pháp quyết liệt, chống dịch, các cấp, các ngành cần tập trung quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.

Sáng 19/7: Chỉ còn 29 ca COVID-19 nặng phải thở oxy; Giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi

Ủy ban Khẩn cấp của WHO cho biết, COVID-19 vẫn là vấn đề y tế toàn cầu khi số ca nhiễm vẫn tăng, virus vẫn lây lan và gây sức ép lên hệ thống y tế của nhiều nước, lây lan rất nhanh; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác...

Cả nước chỉ còn 29 bệnh nhân COVID-19 nặng phải thở o xy

 Bộ Y tế cho biết, ngày 18/7 có 840 ca COVID-19 mới, tăng gần 100 ca so với hôm qua; Số khỏi bệnh nhiều gấp 5 lần số mắc mới; trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.761.435 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.567 ca nhiễm).

Đến nay tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.818.357 ca. Trong số các bệnh nhân đang giám sát, điều trị có 29 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 20 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca. Số bệnh nhân nặng này giảm mạnh so với ngày trước đó.

Tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

Tại Việt Nam, từ cuối tháng 3/2022, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.

Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.

Đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 567,8 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong. Tại châu Á, số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng trở lại ở một số nước.

Iran ngày 17/7 thông báo làn sóng dịch COVID-19 thứ 7 đã bùng phát tại nước này. Bộ Y tế đã kêu gọi người dân tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và tuân thủ các quy định phòng dịch của ngành y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang ở những nơi đông người trong không gian kín.

Bộ Y tế Iran cho biết nước này đã ghi nhận 5.751 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 17/7, với 13 trường hợp tử vong. Trong số các ca mắc có 656 người nhập viện, 516 người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.

Trong thông cáo phát đi ngày 12/7/2022, Ủy ban Khẩn cấp của WHO cho biết, COVID-19 vẫn là vấn đề y tế toàn cầu khi số ca nhiễm vẫn tăng, virus vẫn lây lan và gây sức ép lên hệ thống y tế của nhiều nước, lây lan rất nhanh.

Theo số liệu của WHO, trong nửa tháng trở lại đây, số ca COVID-19 toàn cầu tăng 30% mặc dù tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng (chủ yếu nhờ vaccine) đã giúp tỷ lệ nhập viện và tử vong giảm. Hiện tại, do số ca mắc COVID-19 toàn cầu gia tăng, trong đó các biến thể phụ của SARS-COV-2 ngày một nhiều, nhất là các biến thể Omicron như BA.4, BA.5.

Do đó, ngày 13/7/2022, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các cơ quan chức năng khôi phục các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bao gồm tiêm vaccine, đeo khẩu trang, khử khuẩn và giãn cách...

Báo Sức khỏe và đời sống

Còn 43 ngày nữa: Trẻ béo phì, bệnh lý bẩm sinh... chưa tiêm vaccine sẽ có nhiều nguy cơ khi mắc COVID-19

Biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong giai đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc COVID-19 trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho trẻ. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.

Từ nay đến hết tháng 8/2022 chỉ còn 43 ngày để thực hiện hoàn thành cơ bản tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Tuy nhiên, hiện tiến độ tiêm cho trẻ trong độ tuổi này còn chậm, tại nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm mũi 2 cho trẻ còn chưa đạt đến 20%, trong khi theo tài liệu "Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia xây dựng, mặc dù khi mắc COVID-19 các triệu chứng ở trẻ em đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện và để lại di chứng kéo dài.

Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, béo phì, bệnh lý bẩm sinh... chưa tiêm vaccine sẽ có nhiều nguy cơ nếu mắc COVID-19

GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay khi mắc COVID-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong. Với trẻ em qua theo dõi cho thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19 kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19).

Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ thống (còn gọi là hội chứng MIS-C) ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác.

Do đó, việc tiêm chủng có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Và khi được tiêm chủng, trẻ cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác.

Với vai trò là bác sĩ nhi khoa, PGS. TS Trần Minh Điển- Giám đốc BV Nhi TW khuyên các ông bố bà mẹ nên cho con mình tiêm chủng. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới cũng chưa xác định rõ là như thế nào...

PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhấn mạnh: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.

Việc tiêm vaccine cho trẻ là xu hướng toàn cầu. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, phụ huynh nên cho các cháu tiêm. Nếu không trẻ sẽ là đối tượng yếu nhất, dễ nhiễm nhất. Nếu các cháu được tiêm thì cộng đồng trong trường học, trong xã hội sẽ an toàn hơn nhiều.

Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cũng nêu thực trạng: Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều cháu bị nhiễm khỏi bệnh rồi vẫn còn nhiều vấn đề về tâm sinh lý lâu dài. Hằng ngày chúng tôi thường xuyên nhận được những cuộc gọi tham vấn của phụ huynh về các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, đặc biệt nhiều ca dưới 12 tuổi.

Qua theo dõi nhiều tài liệu cho thấy trẻ em nhóm nguy cơ béo phì, bệnh lý bẩm sinh, sinh non, thiếu cân có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là khi chưa được tiêm vaccine. Song song với đó là những di chứng để lại như thế nào khi các cháu bị nhiễm COVID-19 thì rõ ràng còn quá mới, chúng ta vẫn chưa tìm hiểu và nghiên cứu được hết...

Cảnh báo: Đa phần trẻ bị MIS-C sau mắc COVID-19 đều chưa tiêm vaccine

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết trong số 756 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hậu COVID-19 tại bệnh viện có đến 283 bệnh nhân bị mắc MIS-C, trong số này 50% phải nằm hồi sức. Các trẻ này phải thở máy, lọc máu và làm ECMO. Qua khai thác thông tin đều cho thấy hầu như đều là các trẻ chưa tiêm vaccine COVID-19.

"Rất may mắn trong nhóm trẻ này, hầu hết đều được cứu sống được dựa trên phác đồ điều trị. Tuy nhiên, phác đồ điều trị này rất tốn kém. Ví dụ như phải dùng thuốc đường tĩnh mạch, với trẻ 30-40 kg tốn kém mấy trăm triệu đồng. Như vậy, nếu trẻ mắc COVID-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị"- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Chúng tôi đã tra cứu các y văn và thấy rằng tiêm vaccine COVID-19 không những có tác dụng giúp tránh bị MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ bị MIS-C.- PGS.TS Trần Minh Điển

Với trẻ từ 12-18 tuổi, theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ cho thấy, ước tính hiệu quả của 2 liều vaccine Pfizer chống lại MIS-C là 91%.

Với nhóm trẻ từ 5-17 tuổi, theo nghiên cứu lớn tại Đan Mạch, khi tiêm vaccine sẽ bảo vệ trẻ tránh khỏi MIS-C khoảng 94%. Điều này cho thấy, nếu cho trẻ đi tiêm phòng sẽ giảm được nguy cơ mắc MIS-C và nếu như có mắc MIS-C thì bệnh sẽ nhẹ đi.

Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cũng cho biết, trong tình hình hiện nay, có nhiều phụ huynh băn khoăn "con tôi đã mắc rồi thì có nên đi tiêm hay không? có miễn dịch rồi thì có tiêm hay không? rồi các phụ huynh cũng lo lắng các mũi tiêm này có an toàn hay không?"

"Biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong giai đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho con của mình. Chúng ta đều thấy rằng vaccine an toàn. Đặc biệt là Việt Nam ưu tiên tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi liều giống như người lớn, với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cũng có loại vaccine riêng. Đây là những ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam đối với trẻ em"- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Chuyên gia cũng cho hay: Chúng ta đã qua đỉnh dịch 3 - 4 tháng, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện. Những hoạt động xã hội thời gian qua, nhất là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng và tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Do đó trẻ rất dễ mắc bệnh trong tình hình hiện nay, và với tỉ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.

Hầu hết trẻ 5 - dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 - dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường. Một số trường hợp có phản ứng bất thường nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Theo phê duyệt của Bộ Y tế có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ trong nhóm tuổi này là: Vaccine Pfizer và Vaccine Moderna.

Đối với vaccine Pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là: Đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%).

Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong hệ thống.

Đối với vaccine Moderna: các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;

Phản ứng thường gặp là: Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;

Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Báo Sức khỏe và đời sống

Hà Nội yêu cầu hạn chế chuyển người bệnh sốt xuất huyết vượt tuyến

Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 3163/SYT-NVY gửi các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập, về việc phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Ngày 12/7, Sở Y tế Hà Nội nhận được Công văn số 3693/BYT-KCB của Bộ Y tế về việc phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Để chủ động trong công tác điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập (16 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện ngoài công lập), thực hiện phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế Công văn số 3693/BYT-KCB, việc tiếp nhận quản lý, điều trị người bệnh sốt xuất huyết đối với các bệnh viện đa khoa tuyến TP.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân độ và điều trị theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 Bộ Y tế.

Cơ sở thực hiện nguyên tắc phối hợp giữa các tuyến: Các bệnh viện tuyến TP tập trung nguồn lực thu dung điều trị trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng. Hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hội chẩn liên khoa, liên viện, thực hiện chế độ tham vấn với các bệnh viện tuyến trên để giải quyết trường hợp khó, trường hợp chuyển viện.

Sở Y tế giao Bệnh viện Đa khoa Đống Đa chuyên khoa đầu ngành về truyền nhiễm cập nhật phác đồ điều trị cho các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập, thường xuyên theo dõi diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết để tham mưu cho Sở Y tế về công tác quản lý và điều trị người bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản 3693/BYT-KCB về việc phân tuyến quản lý điều trị người bệnh sốt xuất huyết Degue.

Theo đó, để chủ động trong công tác điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh Dengue tới mức thấp nhất, Bộ Y tế phân tuyến điều trị sốt xuất huyết Dengue như sau:

Trạm y tế xã phường, thị trấn và phòng khám đa khoa, bệnh viện đa khoa tư nhân tiếp nhận bệnh nhân ở mức độ 1.

Bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, thành thuộc tỉnh và bệnh viện đa khoa tư nhân tiếp nhận bệnh nhân ở mức độ 1

Đối với mức độ 2, chỉ những bệnh viện đa khoa tư nhân đã được tập huấn điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo mới tiếp nhận.

Đối với mức độ 3, chỉ những bệnh viện đã được tập huấn, chuyển giao điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng tiếp nhận bệnh nhân.

Trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, các bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, thành thuộc tỉnh và bệnh viện đa khoa tư nhân điều trị chống sốc ban đầu, hội chẩn chuyển tuyến trên.

Nếu sốc sốt xuất huyết Dengue nặng có suy tạng, xuất huyết thì sơ cứu, hội chẩn chuyển tuyến trên.

Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi, Sản-Nhi tuyến tỉnh tiếp nhận điều trị bệnh nhân ở mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue; Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue tiếp nhận bệnh nhân ở mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue; Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Về nguyên tắc phối hợp giữa các tuyến, Bộ Y tế lưu ý, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối tập trung nguồn lực để thu dung, điều trị những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng. Hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.

Khi vượt quá khả năng cho phép, cần chuyển người bệnh lên tuyến trên phải thông báo trước với đơn vị tiếp nhận để chuẩn bị; Ghi chép đầy đủ thông tin về diễn biến lâm sàng, kết quả xét nghiệm, các phương pháp điều trị và thuốc đã sử dụng; đồng thời thực hiện chế độ tham vấn của tuyến trên, hội chẩn liên khoa, liên viện để giải quyết các trường hợp khó, các trường hợp chuyển viện...