Giáo viên có được đánh học sinh không

Xin chào Luật sư: Con tôi đi học do đùa nghịch với bạn bè cùng lớp nên đã bị cô giáo dùng thước gỗ đánh vào người. Bây giờ trên người con tôi có vết bầm tím, cháu sợ hãi không dám đến lớp. Vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi nên làm gì, việc giáo viên có hành vi đánh học sinh như vậy sẽ bị xử lý ra sao.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư tư vấn về vấn đề xử lý việc giáo viên đánh học sinh như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo
  • Nghị định 138/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục
  • Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức
  • Bộ luật hình sự 2015

1. Xử lý kỷ luật giáo viên có hành vi đánh học sinh

     Giáo viên vốn là một là nghề nghiệp đặc biệt; không chỉ có trách nhiệm truyền đạt kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, chăm sóc, dạy dỗ rất nhiều thế hệ học sinh. Do đó, ngày 16/04/2008, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT về đạo đức nhà giáo. Theo đó, khoản 4 điều 6 quyết định có ghi nhận giáo viên:

“4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”

     Vì thế, hành vi giáo viên đánh học sinh của mình đã vi phạm truyền thống, đạo đức nghề giáo. Đối với hành vi này, tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc; ban giám hiệu sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật cô giáo của con bạn dưới 1 trong 3 hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Nếu hành vi trên diễn ra lần đầu tiên; cô giáo của con bạn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật dưới hình thức khiển trách theo khoản 1, 2 điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

“1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;”

     Bạn cần liên hệ với giáo viên đánh con bạn để làm rõ về nguyên nhân xảy ra hành vi trên. Nếu như cô giáo không có câu trả lời hợp lý; bạn cần liên hệ trực tiếp với hiệu trưởng của trường học để yêu cầu làm rõ trách nhiệm.

Xem thêm: Thủ tục xử lý kỷ luật viên chức là giáo viên theo quy định pháp luật

2. Xử phạt hành chính giáo viên có hành vi đánh học sinh

     Bên cạnh việc bị xử lý kỷ luật; giáo viên khi có hành vi đánh con bạn còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 điều 21 nghị định 138/2013/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”

     Hình thức xử lý này sẽ được áp dụng khi nhà trường tiến hành xác thực thông tin; và lập biên bản xử lý kỷ luật giáo viên trên.

     Bên cạnh đó, nếu thương tích con bạn nghiêm trọng từ 11% trở lên; cô giáo kia còn đứng trước nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

     Tham khảo thêm bài viết:

  • Giáo viên Trung tâm tiếng anh chửi học sinh có vi phạm luật?
  • Giáo viên có được tự ý dạy thêm ngoài nhà trường?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Giáo viên đánh học sinh sẽ bị xử lý như thế nào” . Nếu có thắc mắc; xin vui lòng liên hệ đến 0833.102.102 để được Luật sư 247 hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

4.2 trên 5 (5 Phiếu)

Hiện nay, các hiện tượng giáo viên đánh đập học sinh do các bé không nghe lời hoặc trốn học diễn ra ngày càng phổ biến. Hành vi này ảnh hưởng lớn tới tâm lý và tinh thần của trẻ.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Liệu Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Giáo viên có được phép đánh học sinh không?

Trước khi giải đáp cụ thể thắc mắc Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu liệu giáo viên có được phép đánh học sinh hay không?

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.

Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất, hành vi này có thể hiểu thực hiện một cách có chủ ý. Dưới góc độ pháp lý thì đây là một trong những hành vi ngược đại, xâm phạm thân thể của người khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, mỗi cá nhân đều có quyền được sống, được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, không ai có quyền được xâm phạm.

Mặt khác, tại Điều 4, khoản 4 Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo như sau:

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1.Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. ”

Tại khoản 4 điều 6 Quyết định này có quy định:

“4.Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”

Theo đó, hành vi đánh học sinh của giáo viên đã vi phạm quy định về đạo đức nghề giáo. Đồng thời tại khoản 2,3 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.”; “Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng “.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra kết luận: giáo viên không có quyền và không được phép đánh học sinh dù là xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào (học sinh không nghe lời, tư thù cá nhân,….). Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Hành vi đánh người của giáo viên có thể dẫn đến thương tích cho học sinh. Tùy theo từng mức độ mà pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của người vi phạm. Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì? được xác định như sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5.Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo quy định trên, tùy thuộc vào mức độ thương tích mà giáo viên gây ra cho học sinh hoặc một số các tình tiết khác sẽ bị phạt tù theo các khung khác nhau. Mức độ thương tích càng lớn thì số năm tù càng tăng. Hình phạt tù nặng nhất có thể là chung thân.

– Tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự

Hành vi đánh học sinh của giáo viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội hành hạ người khác tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1.Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

Trên đây là tư vấn về quy định pháp luật nhằm giải đáp câu hỏi Giáo viên đánh học sinh phạm tội gì?  để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Video liên quan

Chủ đề