Giáo sư lê đức hinh khám ở đâu

GS.TS Lê Đức Hinh không muốn mình được nhắc kèm những danh xưng đặc biệt. Ông chỉ khiêm tốn gọi mình là người làm “nghề phục vụ bệnh nhân”.

Giáo sư - Tiến sĩ Lê Đức Hinh là một trong những gương mặt điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực và toàn quốc năm 2019. Tòa soạn báo điện tử Vietnamnet sẽ lần lượt có bài giới thiệu chân dung các tấm gương điển hình trên toàn quốc ở các lĩnh vực trong đợt trao giải lần này.

“Tôi luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu”.

Năm 1968 đến khoảng năm 1974, dịch viêm não Nhật Bản bùng phát dữ dội tại miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn bùng dịch, mỗi ngày riêng Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận từ 8 đến 10 trẻ nhập viện cấp cứu và đều trong tình trạng rất nguy kịch.

Từ tỉ lệ 11% trẻ tử vong, con số này đã được giảm xuống chỉ còn 5% sau rất nhiều nỗ lực, cố gắng của các y, bác sĩ Khoa Thần kinh khi ấy, trong đó có Giáo sư. Tiến sĩ Lê Đức Hinh.

Trong căn nhà nhỏ ở phố Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội, ông Hinh tiếp đón tôi với một nụ cười rạng rỡ. 84 tuổi, ông vẫn đang gắn bó với cái nghề mà ông đã dành cả cuộc đời cho nó – nghề bác sĩ thần kinh. 

Giáo sư Hinh tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1961. Năm 1962, ông về làm việc tại Khoa Thần kinh và Tinh thần, Bệnh viện Bạch Mai và tập trung chuyên sâu về chuyên khoa Thần kinh từ năm 1968.

Những ngày tháng cùng các cộng sự “chiến đấu” với dịch viêm não Nhật Bản năm ấy là một trong những giai đoạn đáng nhớ trong nghề của ông Hinh. Đầu những năm 70, bệnh viêm não Nhật Bản là nỗi kinh hoàng của các gia đình có con nhỏ, nhiều nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 là mùa bùng phát dịch ở miền Bắc. Có thời điểm, số ca tử vong ở bệnh viện Bạch Mai lên tới 3 đến 4 cháu một ngày, số trẻ được chữa khỏi có khoảng 30-50% bị biến chứng tàn tật, kém thông minh.

Đau xót chứng kiến những giờ phút cuối cùng của những cháu bé bị tử vong, cảnh các ông bố bà mẹ bế những đứa bé phải vĩnh viễn chia ly với gia đình, ông cùng các đồng nghiệp lao vào làm việc cả ngày lẫn đêm, dồn toàn bộ tâm trí để đưa ra phương án cứu chữa kịp thời.

“Có lần, tôi đang chuẩn bị lấy xe ra về thì thấy một cháu bé 3 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng rất nặng. Tôi vứt luôn xe tại đó, lao vào cứu cháu. Đứa bé đó cuối cùng cũng được cứu sống. Hiện cậu ấy đã 40 tuổi rồi, đến tận bây giờ vẫn hay gọi điện cảm ơn tôi”, ông Hinh mỉm cười nhớ lại.

Sau này, những kinh nghiệm đúc rút từ những ngày tháng ấy đã được ông đưa vào Luận án Tiến sĩ với tên gọi "Vài đặc điểm của viêm não Nhật Bản B ở trẻ em miền Bắc Việt Nam". Tài liệu này sau đó đã trở thành những kinh nghiệm hữu ích giúp cho các thầy thuốc cả nước trong việc chữa bệnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao bằng khen, tặng hoa GS.TS Lê Đức Hinh.

Trong gần 60 năm làm nghề, từ thời chiến đến thời bình, ông có rất nhiều giai đoạn đáng nhớ như vậy. Vào thời chiến, có những khi, ông Hinh phải khám chữa bệnh không đèn, không nước, không bàn ghế dưới hầm tối đen, ẩm mốc hay lao ra giữa hàng bom đạn để cấp cứu phòng không kịp thời. Ông bảo, dù là thời điểm nào, ông cũng luôn cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để hoàn thành nhiệm vụ.

Vì đặc thù của ngành Thần kinh là phải thấu hiểu bệnh nhân, mỗi khi thăm khám, ông Hinh luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian để trò chuyện với họ rồi mới đưa ra kết luận. Với ông, thầy thuốc là nghề phục vụ. Bởi vậy, người thầy thuốc cần làm đúng quy tắc chuyên môn, làm đầy đủ nhiệm vụ, làm tận tụy, làm hết khả năng của mình để đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân.

“Phía sau mỗi bệnh nhân không chỉ là sức khỏe, tính mạng của họ mà còn là cuộc sống của những người xung quanh họ nữa. Tôi luôn đặt hai chữ trách nhiệm lên hàng đầu bởi cứu một bệnh nhân cũng là cứu rất nhiều người”, ông Hinh tâm sự.

Học để dạy học

Song song với nghề thầy thuốc, Giáo sư Lê Đức Hinh cũng là một trong những giảng viên lâu năm về ngành Thần kinh học tại trường Đại học Y. Ông đã giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên đại học, học viên sau đại học; hướng dẫn luận văn, luận án cho rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ y học. Những tài liệu ông xuất bản bao gồm cả tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha trở thành tài liệu giá trị về chuyên ngành Thần kinh học cho nhiều y, bác sĩ sau này.

Ông bảo, để có thể dạy tốt, ông luôn phải cố gắng học thật nhiều hàng ngày: “Tôi có rất nhiều người thầy, có những người thậm chí không giảng cho tôi một bài nào cả. Tôi học ông hộ lý cách lau nhà, học bà hộ lý cách gội đầu, học điều dưỡng cách bón cho trẻ và học bố mẹ trẻ con cách chăm sóc chúng. Tất cả mọi người xung quanh đều là người thầy của tôi.”

 

Đọc sách là thói quen hàng ngày của ông Hinh -

Đến bây giờ, ông Hinh vẫn không dừng sự học. Mỗi ngày, ông vẫn đều đặn dành khoảng thời gian trước khi ngủ để đọc sách.

Giảng dạy cho rất nhiều thế hệ sinh viên y khoa, có nhiều công trình khoa học giá trị nhưng ông Hinh chỉ muốn gọi mình là “thế hệ đi trước” thay vì “thầy giáo”.

“Tôi chỉ là một người bình thường, cùng với những người khác cố gắng xây dựng ngành Thần kinh học Việt Nam. Chúng tôi chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, những người sau này có thể gọi là “người đi trước rước người đi sau”, ông Hinh mỉm cười tâm sự.

Vượt ngoài biên giới Việt Nam, Giáo sư Lê Đức Hinh cũng thường xuyên được mời tới tham dự, phát biểu tại các hội nghị thường niên về Thần kinh học ở khu vực và trên thế giới. Ông bảo, ông tham gia vì muốn khẳng định vị thế của Việt Nam, để bạn bè quốc tế biết rằng ngành Thần kinh học của chúng ta cũng đang theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới.

Với những đóng góp đặc biệt của mình cho ngành Thần kinh học Việt Nam, GS. TS Lê Đức Hinh đã được vinh danh trong danh sách điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực và toàn quốc năm 2019. Chia sẻ về vinh dự này, ông cho biết: “Đây là một điều bất ngờ đối với tôi, một niềm vinh dự to lớn không chỉ cho tôi mà còn cho ngành chúng tôi, đặc biệt là chuyên khoa Thần kinh. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai để xứng đáng với danh hiệu này.”

Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Hinh rất hạn chế nói về hai từ “yêu nghề”. Với ông, “yêu” cần thể hiện bằng hành động, chính là hoàn thành tốt trách nhiệm của mình - phục vụ nhân dân và học tập để truyền đạt lại cho thế hệ sau.

“Còn sức lực và trí tuệ, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc tới khi bệnh nhân còn yêu cầu. Tôi cũng vấn sẽ tiếp tục học, như Lê – nin nói vậy: “Học, học nữa, học mãi”, ông Hinh chia sẻ.

Nguồn: //vietnamnet.vn

Chuyên khoa

+ Nguyên trưởng phòng điều trị khoa Thần kinh và Tinh thần – Bệnh viện Bạch Mai
+ Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam

Trình độ học vấn

+ Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên ngành Thần kinh học với hơn 55 năm làm việc và cống hiến.
+ Giáo sư giảng dạy của Đại học Y Hà Nội và Viện Nghiên cứu Khoa học…

Xem thêm

Bệnh viện Đa khoa An Việt

- Địa chỉ: 1E Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Giờ làm việc: Sáng thứ ba, giờ hành chính 

- Đặt lịch khám: 1900 2838 '

Bệnh viện Đa khoa Trí Đức:

- Địa chỉ: 219 Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 

- Giờ làm việc: Sáng thứ sáu, giờ hành chính 

- Giá khám: 500.000 

- Đặt lịch khám: 0962 279 115

CHUYỆN ĐẶC BIỆT VỀ GS.TS LÊ ĐỨC HINH - NIỀM TỰ HÀO CỦA Y KHOA VIỆT NAM

"Gần 60 năm phục vụ nhân dân, tôi vẫn thấy mình còn rất nhiều thiếu sót. Những trường hợp không thể chăm sóc, cứu chữa đều làm tôi suy nghĩ, trăn trở. Do đó, tôi luôn tâm niệm, chừng nào còn phục vụ được nhân dân thì tôi còn phải hết sức cố gắng” - Giáo sư Lê Đức Hinh nói.

Chống gậy đi khám bệnh ở tuổi…84

8h sáng.

Trước cửa phòng khám của Giáo sư – Tiến sĩ Lê Đức Hinh lúc này, gần chục bệnh nhân xếp hàng chờ đợi.

“Vợ chồng tôi từ TP Hồ Chí Minh ra đây 2 ngày rồi. Hôm nay là ngày bác sĩ Hinh khám bệnh nên tôi đưa ông nhà đến làm thủ tục xét nghiệm, thăm khám lần 2. Ông nhà tôi mắc bệnh Parkinson nhiều năm nay, chạy chữa khắp nơi không tiến triển. Vài tháng trước, được người thân giới thiệu nên chúng tôi bay ra Hà Nội, tìm đến bác sĩ Hinh để thăm khám. Hiện giờ, sức khỏe của ông nhà tôi đã có chuyển biến rõ rệt sau khi thực hiện điều trị theo bác sĩ Hinh. Cả gia đình tôi mừng lắm” – bà Nguyễn Thị May chia sẻ. “Bác sĩ Hinh là người rất cẩn thận. Ông thăm khám kĩ và nhắc nhở dặn dò từng chút cho vợ chồng tôi. Nhiều khi bác sĩ gọi điện kiểm tra tình hình của chồng tôi qua điện thoại chứ sợ chúng tôi đi lại đường sá xa xôi vất vả, tốn kém.” – bà May nói thêm.

Nhắc đến GS.TS Lê Đức Hinh, những người bệnh tại đây đều bày tỏ sự kính trọng, cảm mến đặc biệt với ông. “Bác sĩ Hinh lúc nào cũng vui vẻ với bệnh nhân. Bác nói chuyện rất lịch sự, có duyên khiến chúng tôi bớt lo lắng về bệnh tình. Lúc nào bác cũng “dạ”, “thưa” rất mực tôn trọng bệnh nhân. Quan trọng là hầu hết mọi người đến thăm khám, điều trị đều có tiến triển tốt, kết quả khả quan” – một bệnh nhân chia sẻ.

“Nói đến bác sĩ Hinh thì ở đây bệnh nhân nào cũng biết. Bác sĩ Hinh nổi tiếng là không bao giờ kê đơn thuốc đắt đỏ, tốn kém cho bệnh nhân. Ông thường kê những loại thuốc hiệu quả nhưng giá cả phải chăng nhất để tiết kiệm cho bệnh nhân. Mấy chị dược sĩ bán thuốc thường đùa, ai mà được bác sĩ Hinh kê đơn thuốc hơn 1 triệu là chuyện lạ lắm!” – một bệnh nhân khác cho biết.

Trong 4 giờ làm việc buổi sáng, GS.TS Lê Đức Hinh tận tình thăm khám cho cả chục bệnh nhân. Ở tuổi 84 ông vẫn cần mẫn vừa thăm khám, vừa hỏi han tình hình bệnh nhân. Ông tự tay ghi thông tin người bệnh, kê đơn thuốc và nắn nót viết những lời dặn dò vào giấy cho từng bệnh nhân. Tính đến nay, vị giáo sư này đã có gần 6 thập kỷ gắn bó với chuyên khoa thần kinh.

Gần 60 năm gắn bó với nghề cũng là gần 60 năm GS.TS Lê Đức Hinh “phục vụ” cho nhân dân Thủ đô - từ những ngày Thủ đô Hà Nội vừa giải phóng; qua những năm Mỹ đánh phá ác liệt, Thủ đô chìm trong bom đạn; cho tới tận khi đất nước hòa bình, phát triển như hôm nay. Có lẽ, trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019, Giáo sư Lê Đức Hinh là một trong những người gắn bó với Hà Nội qua nhiều giai đoạn phát triển nhất.

GS.TS Lê Đức Hinh - Người thầy thuốc gần 6 thập kỷ phục vụ nhân dân Thủ đô

“Tự hào vì được phục vụ nhân dân trong những năm tháng chiến tranh”

Giáo sư Lê Đức Hinh tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1961. Năm 1962, ông bắt đầu về làm việc tại Khoa Thần kinh và Tinh thần, Bệnh viện Bạch Mai và tập trung chuyên sâu về chuyên khoa Thần kinh từ năm 1968.

Gặp ông vào những ngày thu tháng mười khi Hà Nội vừa kỷ niệm 65 ngày giải phóng Thủ đô, Giáo sư Hinh không ngần ngại chia sẻ về nhiều kỷ niệm làm nghề của ông trong những năm Hà Nội vừa giải phóng và thời kỳ Mỹ đánh phá ác liệt.

“Những năm 65 – 70, Hà Nội bị đế quốc đánh phá ác liệt. Hà Nội ngày đó luôn luôn có còi báo động. Bệnh viện Bạch Mai – nơi tôi công tác thành lập 2 đội cấp cứu phòng không. Lúc ấy, tôi là bác sĩ trẻ nên hăng hái đăng kí tham gia 1 đội. Cứ nơi nào bị oanh tạc là chúng tôi được lệnh lên đường. Đó là những ngày Hà Nội chìm trong bom đạn. Khi tôi xuống đến Tứ Kỳ, Hà Nội bấy giờ, nhiều nạn nhân bị đất đá vùi kín, lấp hết toàn thân chỉ còn hở một phần mặt, thoi thóp thở, Lần đầu nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi cũng hãi hùng nhưng nhanh chóng phải bình tâm lại mà làm việc. Tôi và các bác sĩ khác phải dùng tay bới từng lớp đất giải cứu họ, cấp cứu tại chỗ rồi mới chuyển vào Việt Đức, Xanh – pôn. Những ngày như thế, có khi nửa đêm, rạng sáng hôm sau tôi mới về đến nhà, chợp mắt nghỉ ngơi đôi ba tiếng rồi lại lên viện làm việc. Trong suốt 5 năm năm đó, tôi không nhớ nổi đã chứng kiến bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ hy sinh, cũng không nhớ nổi đã cứu chữa cho bao nhiêu người. Nhưng tôi luôn tự hào vì đã được phục vụ nhân dân trong những năm kháng chiến ác liệt đó.”

Cũng trong những năm tháng này, ông và các đồng nghiệp phải “chiến đấu” với dịch viêm não Nhật Bản. Đầu những năm 70, tại Hà Nội, bệnh viêm não Nhật Bản trở thành nỗi kinh hoàng với các gia đình có con nhỏ. Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9 khi dịch bùng phát, có những ngày, tại bệnh viện Bạch Mai có 3 – 4 cháu tử vong. Trong những trẻ may mắn thoát chết thì 30-50% bị biến chứng tàn tật, kém thông minh.

Giáo sư Hinh nhớ lại: “Có lần tôi đang chuẩn bị ra về. Vừa đến nhà xe bệnh viện thì tôi thấy người ta đưa một cậu bé 3 tuổi vào nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Tôi bỏ luôn chiếc xe, lao vào phòng cấp cứu cho cháu bé. Thật may mắn, cuối cùng cậu bé đó cũng được cứu sống.” – ông kể tiếp: “Những ngày tháng đó, tôi và các đồng nghiệp lao vào làm việc và nghiên cứu cả ngày lẫn đêm, bỏ ăn bỏ uống, tìm cách cứu chữa cho trẻ mắc bệnh.”

Với sự nỗ lực của giáo sư Hinh và các y, bác sĩ Khoa Thần kinh khi ấy, tỷ lệ trẻ tử vong vì viêm não Nhật Bản đã giảm từ 11% xuống còn 5%. Sau này, từ kinh nghiệm đúc rút qua những ngày tháng ấy đã được ông đưa vào Luận án Tiến sĩ với tên gọi "Vài đặc điểm của viêm não Nhật Bản B ở trẻ em miền Bắc Việt Nam". Tài liệu này đã trở thành những kinh nghiệm hữu ích giúp cho các thầy thuốc cả nước trong việc chữa bệnh.

“Còn sức thì tôi còn học, còn phục vụ nhân dân”

Cứ tan giờ khám tại các bệnh viện hay kết thúc giờ giảng dạy tại ĐH Y Hà Nội, giáo sư Hinh lại cần mẫn nghiên cứu tài liệu về y khoa trên khắp thế giới. Ông hài hước nói: “Với tôi, việc ngừng học, ngừng nghiên cứu còn khó hơn cả đối diện với ung thư. Hiện nay, tôi cũng đang chữa trị, chống lại ung thư trong chính cơ thể mình. Nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ lắm. Cứ rời phòng xạ trị, điều đầu tiên tôi muốn làm là đọc sách”.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã  viết và chủ biên nhiều sách y học về chuyên ngành thần kinh học, các giáo trình, bài viết kỷ yếu, công trình bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Với  giáo sư, các sản phẩm đó chính là những đứa con tinh thần.

“Tôi hy vọng những cuốn sách của tôi có thể trở thành tài liệu hữu ích cho thế hệ bác sĩ sau này. Trước đây, thời kỳ của tôi, sách y học hiếm lắm, sách về thần kinh học càng hiếm hơn. Sau này khi được cử ra nước ngoài tu nghiệp, thứ tôi khao khát mang về nhất không gì khác ngoài sách. Các đồng nghiệp hay tổ chức quốc tế sang thăm, trao quà, tôi đều xin sách chứ không xin thuốc . Thuốc thì không biết bao nhiêu cho đủ nhưng sách thì 1-2 cuốn cũng có giá trị hàng trăm năm” – giáo sư Lê Đức Hinh chia sẻ.

Không chỉ là giáo sư đầu ngành tại Việt Nam, giáo sư Lê Đức Hinh cũng thường xuyên được mời tới tham dự, phát biểu tại các hội nghị thường niên về Thần kinh học ở khu vực và trên thế giới. "Tôi tham gia vì muốn khẳng định vị thế của Việt Nam, để bạn bè quốc tế biết rằng ngành Thần kinh học của chúng ta cũng đang theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới", GS Hinh nói.

“Tôi rất bất ngờ và tự hào khi được vinh danh là Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019. Tôi tự hào không phải cho bản thân mình mà tôi nghĩ đây là sự vinh danh cho ngành y tế chúng tôi, cho những người thầy mặc áo blouse trắng khắp cả nước. Thật sự, trong 60 năm phục vụ nhân dân, tôi vẫn thấy mình còn rất nhiều thiếu sót. Những trường hợp mình không thể chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh đều làm tôi suy nghĩ, trăn trở. Do đó, tôi luôn tâm niệm, chừng nào còn phục vụ được nhân dân thì tôi còn phải hết sức cố gắng” – giáo sư Lê Đức Hinh chia sẻ.

TOÀN VŨ

17/10/2019

Video liên quan

Chủ đề