Giao dịch viên là làm gì

Giao dịch viên là công việc quen thuộc mà ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc. Luôn xuất hiện với vẻ niềm nở, ít ai biết công việc cũng như các áp lực của công việc này. Nếu bạn vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được cái nhìn chính xác hơn về nghề giao dịch viên.

Giao dịch viên là làm gì
Giao dịch viên là gì? Mô tả công việc giao dịch viên

  • 1. Giao dịch viên là gì?
  • 2. Mô tả công việc Giao dịch viên
    • 2.1 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
    • 2.2 Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
    • 2.3 Thực hiện thao tác nghiệp vụ
    • 2.4 Chăm sóc khách hàng
  • 3. Trách nhiệm của Giao dịch viên
  • 4. Mức lương của Giao dịch viên
  • 5. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng với Giao dịch viên
    • 5.1 Kiến thức chuyên môn
    • 5.2 Ngoại hình, giọng nói
    • 5.3 Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
    • 5.4 Khả năng ngoại ngữ
    • 5.5 Kỹ năng vi tính
  • 6. Cơ hội và thách thức khi làm Giao dịch viên ngân hàng
    • 6.1 Cơ hội
    • 6.2 Thách thức
  • 7. Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên
  • 8. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giao dịch viên ngân hàng

1. Giao dịch viên là gì?

Giao dịch viên (Teller) là cụm từ chỉ những nhân viên làm việc tại quầy giao dịch ở các nhánh, phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch của các ngân hàng. Công việc của các nhân viên giao dịch hay giao dịch viên chủ yếu xoay quanh những nhu cầu của khách hàng như gửi tiền, mở tài khoản, xử lý thông tin hạch toán, ghi chép giao dịch,… Vì vậy, thực sự không quá khi ví giao dịch viên như bộ mặt, niềm tự hào của ngân hàng.

>> Xem thêm: Các vị trí trong ngân hàng

2. Mô tả công việc Giao dịch viên

Mỗi ngân hàng sẽ có những nhiệm vụ dành riêng cho giao dịch viên tại các chi nhánh, hội sở,… Nhưng nhìn chung, hầu hết giao dịch viên đều phải làm các nhóm công việc sau:

2.1 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Giao dịch viên là những người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên khi đến với ngân hàng. Do vậy, thái độ của nhân viên giao dịch cũng ảnh hưởng tương đối nhiều đến tâm trạng, cảm xúc và thiện cảm của khách hàng. Đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình, chu đáo khách hàng là những điều một giao dịch viên phải nằm lòng. Ngoài ra, trong quá trình tiếp đón, giao dịch viên cũng cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng để hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Banker là gì?

Giao dịch viên là làm gì
Mô tả công việc Giao dịch viên

2.2 Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng là nhiệm vụ chính bất kỳ giao dịch viên ngân hàng phải ghi nhớ trong quá trình làm việc. Thông thường, tư vấn, hướng dẫn khách hàng gồm những công việc nhỏ hơn như:

  • Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thủ tục dịch vụ theo yêu cầu.
  • Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đến từng nhóm khách hàng phù hợp.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong vi phạm thẩm quyền đồng thời đảm bảo an toàn bí mật thông tin cho mọi khách hàng.
Giao dịch viên là làm gì
Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

2.3 Thực hiện thao tác nghiệp vụ

Nghiệp vụ ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng, những người làm trong ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức trong ngân hàng những dịch vụ mà ngân hàng có thể làm được đó là nhận ký gửi, mở tài khoản vãng lai, cho vay và chiết khấu. Các thao tác nghiệp vụ chi tiết của giao dịch viên ngân hàng bao gồm:

  • Thực hiện tất cả các giao dịch cần thiết phục vụ nhu cầu khách hàng như mở thẻ, quản lý tài khoản, nghiệp vụ tiền gửi, thu đổi ngoại tệ,…
  • Thực hiện các giao dịch cung cấp sản phẩm dịch vụ tại quầy nhanh chóng, an toàn theo đúng quy trình cho khách hàng.
  • Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
Giao dịch viên là làm gì
Thực hiện thao tác nghiệp vụ

2.4 Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là bước đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lòng tin ở khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.

3. Trách nhiệm của Giao dịch viên

Trách nhiệm lớn nhất của giao dịch viên là ghi nhớ sứ mệnh, tinh thần của ngân hàng để đem đến sự hài lòng cho mọi khách hàng. Để làm tốt trách nhiệm, giao dịch viên trước hết cần thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản đồng thời không ngừng trau dồi, học hỏi để trở có thể xử lý mọi yêu cầu, thắc mắc khó khăn nhất của khách hàng hàng.

4. Mức lương của Giao dịch viên

Mức thu nhập của giao dịch viên tương đối cao với trung bình khoảng 12.000.000 đồng/tháng, dải lương phổ biến từ 8.700.000 – 11.600.000 đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể từ 34.800.000 đồng/tháng bao gồm các khoản thưởng, hoa hồng, KPI,…

Giao dịch viên là làm gì
Mức lương của Giao dịch viên

5. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng với Giao dịch viên

Giao dịch viên không phải công việc ai cũng làm được như nhiều người lầm tưởng. Theo đó, để trở thành một giao dịch viên chuyên nghiệp bạn cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

5.1 Kiến thức chuyên môn

Tuy không yêu cầu ngành học nhưng vị trí giao dịch viên lại đòi hỏi người ứng tuyển có kiến thức về nghiệp vụ kế toán ngân hàng, kho quỹ, thị trường và cạnh tranh hay các kiến thức về sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng. Vì vậy, nếu không được đào tạo bài bản tại các trường Đại học nhưng muốn trở thành giao dịch viên, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về các nhóm kiến thức này.

5.2 Ngoại hình, giọng nói

Đối với các giao dịch viên, ngoại hình và giọng nói là yếu tố đầu tiên thu hút và tạo thiện cảm với khách hàng. Các ngân hàng thường đặt ra yêu cầu về ngoại hình và giọng nói cho giao dịch viên như sau:

  • Ngoại hình ưa nhìn, chiều cao trung bình 1m58 với nữ và 1m65 đối với nam.
  • Sở hữu kỹ năng giao tiếp cơ bản, nhanh nhẹn, khéo léo trong trình bày và giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • Giọng nói chuẩn phổ thông, có thể có âm giọng vùng miền nhưng không được quá nặng.

5.3 Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

Tiếp xúc và lắng nghe khách hàng là nhiệm vụ mọi giao dịch viên được hướng dẫn trước khi bắt đầu công việc. Ăn nói lưu loát, trôi chảy, trình bày vấn đề ngắn gọn, thuyết phục là những điều giao dịch viên ngân hàng cần ghi nhớ. Ngoài ra, trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, giao dịch viên cần thể hiện sự thân thiện, khéo léo cũng như tinh thần chung của cả ngân hàng.

5.4 Khả năng ngoại ngữ

Tuy không đòi hỏi quá cao về khả năng ngoại ngữ nhưng giao dịch viên ngân hàng vẫn nên trang bị cho kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản để phục vụ cho khách nước ngoài. Không những vậy, tích lũy các kiến thức ngoại ngữ cũng giúp con đường thăng tiến lên Hội sở, cấp quản lý,… của bạn rộng mở hơn.

5.5 Kỹ năng vi tính

Với hầu hết công việc liên quan đến máy tính, dữ liệu, giao dịch viên cần nắm trang bị những kỹ năng cơ bản như: Microsoft Office, phần mềm quản lý dữ liệu ngân hàng,…

>> Tham khảo thêm: CV xin việc ngân hàng

6. Cơ hội và thách thức khi làm Giao dịch viên ngân hàng

Không có công việc nào chỉ toàn cơ hội hay nhiều thách thức đến mức khiến con người ta phải nản lòng. Giao dịch viên ngân hàng cũng vậy, luôn tồn tại song song cả thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt và vượt qua.

6.1 Cơ hội

  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung và năng động hơn so với các khối văn phòng, công sở truyền thống.
  • Được nâng cao, phát triển nhiều kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh trong công việc.
  • Có chế độ đãi ngộ và phúc lợi hấp dẫn cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng.

6.2 Thách thức

  • Áp lực về thời gian, công việc lớn, không phù hợp với những người có khả năng chịu đựng kém.
  • Nhiều chỉ tiêu, KPI phải hoàn thành bên cạnh các nhóm nghiệp vụ cơ bản.
  • Đặt nặng trách nhiệm, gắn chặt sai sót, sự cố với các khoản đền bù thiệt hại lớn.

7. Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên

Lộ trình thăng tiến của các giao dịch viên ngân hàng tương đối rõ ràng, phụ thuộc chủ yếu vào số năm kinh nghiệm và thành tích đạt được.

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
  • 9 năm trở lên: Các vị trí khác tại Hội Sở
Giao dịch viên là làm gì
Lộ trình thăng tiến của Giao dịch viên

8. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giao dịch viên ngân hàng

  • Theo bạn, giao dịch viên ngân hàng là gì?
  • Tại sao bạn muốn trở thành giao dịch viên ngân hàng?
  • Giao dịch viên ngân hàng làm công việc gì?
  • Tố chất quan trọng cần có của giao dịch viên là gì?
  • Bạn biết những gì về ngân hàng chúng tôi?
  • Bạn biết gì về hoạt động Tài chính – Ngân hàng trong năm qua?
  • Để thu hút khách hàng của đối thủ sang khách hàng mình, bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ ứng xử thế nào khi có khách hàng nổi giận với bạn?
  • Khách hàng phàn nàn về thái độ và cách làm việc của giao dịch viên, bạn sẽ giải quyết ra sao?
  • Làm sao để giữ chân khách VIP đang muốn chuyển tiền sang ngân hàng khác lãi suất cao hơn?
  • Cách xử lý việc bị từ chối dù bạn thuyết phục khách hàng nhiều lần

>> Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết hữu ích và giúp bạn hiểu thêm về vị trí giao dịch viên ngân hàng. Nếu yêu thích công việc này, hãy chuẩn bị hàng trang ngay từ hôm nay để hướng tới vị trí giao dịch viên tại các ngân hàng lớn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tham khảo yêu cầu tuyển dụng giao dịch viên thực tế trên các Website tuyển dụng uy tín. JobsGO hiện đang cập nhật rất nhiều tin tuyển dụng giao dịch viên, bạn hãy tham khảo ngay: https://jobsgo.vn/viec-lam-giao-dich-vien.html

Giao dịch viên lên chức gì?

Cơ hội thăng tiến của Giao dịch viên Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên. Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng. Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành. Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh.

Giao dịch viên ngân hàng yêu cầu gì?

Yêu cầu về Kiến thức Nghiệp vụ.
Nắm bắt nền tảng cơ bản về Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ..
Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh..
Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ liên quan....
Chuyên môn: Tốt nghiệp các trường đai học kinh tế..

Em hiểu gì về giao dịch viên?

Giao dịch viên hiểu đơn giản là nhân viên ngân hàng thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng, làm việc trực tiếp tại khu vực quầy giao dịch. Trách nhiệm chủ yếu của Giao dịch viên là hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về giao dịch như: rút tiền, nạp tiền, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm chi, mở tài khoản,...

Giao dịch viên ngân hàng cần chứng chỉ gì?

Bạn cần có bằng cao đẳng hoặc chứng chỉ học chuyên ngành ngân hàng là tối thiểu. – Làm công tác tín dụng, ngân quỹ tại các quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. – Làm công tác tín dụng, thanh toán, đầu tư tài chính, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, kho quỹ tại các NH thương mại quốc doanh và rất nhiều NH cổ phần khác.