Giáo án văn 12 giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Giáo án 12. CT ChuẩnĐỗ Viết CườngGIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌCA. Mục tiêu bài họcQua giờ học, nhằm giúp học sinhNắm được những giá trị cơ bản của tác phẩm văn họcHiểu được những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn họcB. Phương tiện thực hiện- SGK, SGV- Thiết kế bài giảng- Lí luận văn họcC. Cách thức tiến hành- Đọc hiểu- Đàm thoại, phát vấn- Thuyết trìnhD. Tiến trình gời giảng1. Ổn định2. KTBC3. GTBM4. Hoạt động dạy họcHoạt động của Thày và TròYêu cầu cần đạtI. Giá trị văn học1. Khái quát chungGV: yêu cầu HS đọc đoạn văn đầu tiên -> thếnào là giá trị văn học? Văn học có những giátrị cơ bản nào?HS trả lời GV ghi bảng- Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quátrình văn học, đáp ứng những nhu cầu khácnhau của cuộc sống con người, tác động sâusắc tới cuộc sống và con người- Các giá trị cơ bản của văn học:+ Giá trị nhận thức+ Giá trị giáo dục+ Giá trị thẩm mĩ2. Giá trị nhận thứca. Ví dụGV: yêu cầu HS chỉ ra hiện thực được nhà11Giáo án 12. CT Chuẩnvăn Kim Lân phản ánh trong tác phẩm VợNhặtHS chỉ ra hiện thực nạn đói 1945GV chốt nhận thức của Kim Lân về hiện thựctrong cuộc sống và đưa vào tác phẩm -> Giátrị nhận thứcGV: cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trịnhận thức?HS trả lời GV chốt lạiĐỗ Viết Cườngb. Giá trị nhận thức* Cơ sở:- Tác phẩm văn học là kết quả của quá trìnhnhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sốngrồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nộidung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽđược đáp ứng nhu cầu nhận thức.- Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thờigian nhất định, ở những không gian nhất địnhvới những mối quan hệ nhất định. Văn học cókhả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thờigian, không gian thực tế của mỗi cá nhân,đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiềungười, nhiều thời, nhiều nơi.- Giá trị nhận thức là khả năng của văn họccó thể đáp ứng được yêu cầu của con ngườimuốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân,từ đó tác động vào cuộc sống một cách cóhiệu quả.* Nội dung:Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học:nhận thức nhiều mặt cuộc sống với nhữngthời gian, không gian khác nhau (quá khứ,hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc,GV: thuyết giảng bằng một số tác phẩm cùng phong tục, tập quán...đề tài ở từng giai đoạn văn học khác nhau- Quá trình tự nhận thức của văn học: ngườiđọc hiểu được bản chất của con người nóichung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng,sức mạnh,… của con người), từ đó mà hiểuchính bản thân mình...22Giáo án 12. CT ChuẩnĐỗ Viết CườngGV: trong sự tồn tại của văn học, giá trị nận 3. Giá trị giáo dụcthức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục- > cơsở của giá trị giáo dục và biểu hiện của nó?* Cơ sở- Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biếtmà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khátcuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.- Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng- tình cảm,nhận xét, đánh giá, … của mình trong tácGV: lấy dẫn chứng thuyết minh cụ thểphẩm. Điều đó tác động lớn và có khả nănggiáo dục người đọc.- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trịgiáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêmgiá trị nhận thức.* Nội dung:GV: Số phận con người - nhân vật Xô - cô - Văn học đem đến cho con người những bàilốphọc quý giá về lẽ sống.- Văn học hình thành trong con người một lítưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quanđiểm đúng đắn về cuộc sống.GV: đọc xong truyện ngắn Vợ nhặt .....- Văn học giúp con người biết yêu ghét đúngđắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lànhmạnh, trong sáng, cao thượng hơn.- Văn học nâng đỡ cho nhân cách con ngườiphát triển, giúp cho họ biết phân biệt phảitrái, tốt- xấu, đúng- sai, có quan hệ tốt đẹp vàGV: đọc xong truyện Vợ chồng A Phủ...căm biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình vớighét....cuộc sống của mọi người.+ Đặc trưng giáo dục của văn học là từ conđường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục(khác với pháp luật, đạo đức,…). Văn họccảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cáithật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục mộtcách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn họckhông chỉ góp phần hoàn thiện bản thân conngười mà còn hướng con người tới nhữnghành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đờiGV: yêu cầu HS đọc I.3 (186) Hãy chỉ ra cơ ngày càng tốt đẹp hơn.sở và biểu hiện giá trị thẩm mĩ của văn học? 4. Giá trị thẩm mĩ33Giáo án 12. CT ChuẩnHS thực hiện Gv chốt lạiĐỗ Viết Cường* Cơ sở:- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởngthức cái đẹp.- Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưngkhông phải ai cũng có thể nhận biết và cảmthụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưacái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật,giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹpcuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp củachính tác phẩm.- Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học cóthể đem đến cho con người những rung độngtrước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹpcủa chính tác phẩm).* Nội dung:- Văn học đem đến cho con người những vẻđẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiênnhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,…).GV: yêu cầu HS lấy ví dụ cm- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người(ngoại hình, nội tâm, tư tưởng- tình cảm,những hành động, lời nói,… ).- Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp củanhững sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻđẹp đồ sộ, kì vĩ.GV: trong một tác phẩm thì 3 giá trị văn học - Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngônnày có mối qua hệ chặt chẽ với nhaungữ,…) cũng chính là một nội dung quantrọng của giá trị thẩm mĩ.GV: yêu cầu HS đọc phần II -> tiếp nhận vănhọc là gì? Làm sáng tỏ những tính chất của II. Tiếp nhận văn họctiếp nhận văn học1. Tiếp nhận trong đời sống văn họcHS trao đổi, thảo luận làm việc theo nhóm,GV lấy kết quảTài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trítưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóavà bằng cả tâm hồn mình, người đọc khámphá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức44Giáo án 12. CT ChuẩnĐỗ Viết Cườngsống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,… làm cho tác phẩm từ một văn bản khôkhan biến thành một thế giới sống động, đầysức cuốn hút.Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực củacảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến vănbản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trímình.+ Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộnghơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyềnmiệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).2. Tính chất tiếp nhận văn họcTiếp nhận văn học thực chất là một quá trìnhgiao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, ngườinói và người nghe, người viết và người đọc,người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vìvậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó.Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau:+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tíchcực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc vềcá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thịhiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinhnghiệm sống,…Tính khuynh hướng trong tưtưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làmcho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân.Chính sự chủ động, tích cực của người tiếpnhận đã làm tăng thêm sức sống cho tácphẩm.+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ,đánh giá của công chúng về một tác phẩm rấtkhác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiềuthời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ,đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nộidung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôntừ đa nghĩa,…) và người tiếp nhận (tuổi tác,kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,…).3. Các cấp độ tiếp nhận văn họcGV: cùng một tác phẩm văn học, không phải55Giáo án 12. CT ChuẩnĐỗ Viết Cườnglục nào cũng được cảm nhận giá trị giốngnhau. Ví dụ Truyện Kiều - Nguyễn Du* Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:+ Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vàoGV có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? Làm nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tácthế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưngnhất?khá phổ biến.HS thảo luận Gv chốt lại+ Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trựctiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tácphẩm.+ Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nộidung và hình thức để thấy được cả giá trị tưtưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.* Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự,người tiếp nhận cần:+ Nâng cao trình độ.+ Tích lũy kinh nghiệm.+ Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tácphẩm một cách khách quan, toàn vẹn.+ Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực,sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.+ Không nên suy diễn tùy tiện.III. Luyện tập1. Bài tập 1+ Đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh giá trịGV: yêu cầu GV nghiên cứu làm bài tập, GV giáo dục của văn chương, không có ý xemgợi ýnhẹ các giá trị khác.+ Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệkhông thể tách rời với các giá trị khác2. Bài tập 3Đây là cách nói khác về các cấp độ khácnhau trong tiếp nhận văn học: cảm là cấp độtiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ tiếp nhận lítính.5. Củng cố và dặn dò- Nhắc lại kiến thức cơ bản- Chuẩn bị bài mới66

1. Kiến thức

Thấy được các giá trị cơ bản của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ

Hiểu rõ các điểm cơ bản của hành động giao tiếp văn học

2. Kĩ năng

Củng cố kĩ năng phân tích, thẩm định những tác phẩm văn học.

Biết cách sử dụng kiến thức lí thuyết vào quá trình học tập những tác phẩm văn học.

3. Thái độ, tư tưởng

Cảm nhận tác phẩm văn học ở cấp độ cao nhất, có chiều sâu nhất.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kỹ năng chung: kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản, cảm thụ thẩm mĩ.

- Kỹ năng chuyên biệt: Kỹ năng giao tiếp tiếng Việt

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

Soạn bài và chuẩn bị tài liệu để giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học

2. Học sinh

Đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài

C. Phương pháp

Chuẩn bị kĩ bài ở nhà (đọc, chỉ ra ý chính, xây dựng quan hệ giữa những ý, xây dựng dàn ý sơ lược về bài làm). Chỉ ra vấn đề (đặt ra các câu hỏi theo hệ thống logic có liên quan tất yếu với nhau soi kĩ những khía cạnh của vấn đề), gợi ý, trao đổi nhóm.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số lớp:.................................

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu 3 giá trị văn học (khái niệm, nguồn gốc, nội dung hiện thực, nét riêng, nét riêng trong mối liên hệ với các hình thái ý thức có cùng giá trị, mối quan hệ chặt chẽ giữa ba giá trị văn học); Vị trí của tiếp nhận văn học trong đời sống văn học, bản chất của tiếp nhận văn học và việc xác định những cấp độ của phương thức tiếp nhận văn học.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

TIẾT 97

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Khám phá giá trị văn học

Ví dụ: Nguyễn Trãi từng nói: ″ Văn chương có sức mạnh đuổi nghìn quân giặc″ và chính tác phẩm "Thư dụ Vương Thông lần nữa" của Nguyễn Trãi đã mang sức mạnh ấy: Nguyễn Trãi đã phân định phải trái, thiệt hơn rất thấu tình đạt lí từ đó Vương Thông đã rút quân về khỏi thành Đông Quan.

Ví dụ đó chứng minh điều gì về văn học?

(văn học mang công dụng giáo dục và cải tạo cuộc sống)

GV: Thế nào là giá trị văn học?

(Văn học mang sức sống lâu bền bằng giá trị của văn học)

GV: Văn học có các giá trị nào?

GV: Nêu yếu tố tạo thành giá trị nhận thức?

GV: Cơ sở hình thành nên giá trị nhận thức?

GV đưa ra ví dụ minh họa cho mỗi luận điểm rồi diễn giảng.

Vì sao văn học có giá trị giáo dục?

Giá trị giáo dục của VH có điểm gì khác so với những hình thái ý thức khác?

Thế nào là cơ sở giá trị thẩm mỹ của văn học?

ND giá trị thẩm mỹ của văn học của gì?

Trình bày mối quan hệ qua lại giữa 3 giá trị nêu trên?

I. Giá trị văn học

1. Khái niệm

Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh của quá trình văn học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống con người, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và con người.

2. Các giá trị văn học

a. Giá trị về nhận thức

* Cơ sở:

- Đó là quá trình khám phá và lý giải hiện thực để biến nó thành ND tác phẩm của tác giả.

- Do sự giới hạn không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.

* Nội dung:

- Thấy được cuộc sống thực tại phong phú.

- Thấy được bản chất của con người.

- Hiểu được bản thân mình hơn.

b. Giá trị giáo dục

* Cơ sở:

+ Khách quan:

- Do nhu cầu hướng thiện

- Con người luôn khát khao 1 cuộc đời tốt lành, chan chứa tình yêu thương giữa người với người (nêu ví dụ).

+ Chủ quan: Vì thái độ tư tưởng, tình cảm của tác giả (nêu ví dụ).

* ND:

- Khiến cho con người rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

- Hình thành nên thái độ và cách sống đúng mực. (Nếu ví dụ).

* Đặc điểm của giá trị giáo dục của văn học:

- Văn học có vai trò giáo dục con người nhờ con đường từ cảm xúc tới nhận thức nhờ sự thật, cái đúng, cái đẹp của các hình ảnh sinh động.

3. Giá trị thẩm mỹ

* Cơ sở:

- Mọi người luôn có nhu cầu cảm nhận và hưởng thụ cái đẹp

- Tác giả đem tài năng đã bộc lộ cái đẹp của đời sống, của con người vào trong tác phẩm của bản thân giúp người đọc cảm thụ, rung động.

* ND:

- Văn học đem đến cho con người nét đẹp muôn màu của cuộc sống (nét đẹp của tự nhiên, đất nước, con người... )

- Diễn tả, bộc lộ nét đẹp của con người từ ngoại hình tới thế giới nội tâm đa dạng tinh tế bên trong.

- Nét đẹp của văn học không chỉ bộc lộ ở ND mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm: kết cấu, ngôn ngữ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

⇒ Cả ba giá trị văn học đều có mối liên hệ mật thiết.

TIẾT 98

Sĩ số lớp:.......................................

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa để phát hiện các ý dưới đây:

- Vai trò của tiếp nhận văn học.

- Định nghĩa về tiếp nhận văn học.

- Tách biệt giữa đọc và tiếp nhận văn học.

Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt sự khác nhau giữa 1 tác phẩm văn học đã được học và các sáng tác cá nhân như nhật ký... để hiểu được vai trò của tiếp nhận văn học.

Giáo viên phân tích và khuyến khích học sinh khi tìm hiểu 1 tác phẩm văn học cần sử dụng thao tác tiếp nhận tình trạng độ đọc lấy lệ, sơ sài, đối phó.

Giáo viên gọi học sinh đọc phần 2 sách giáo khoa nhằm khám phá tính chất giao tiếp của tiếp nhận văn học, nêu VD minh họa.

Giáo viên cho học sinh trao đổi và nêu hiểu biết về tính cá thể, chủ động tích cực và tính đa dạng, chưa thống nhất.

Tiếp nhận văn học có bao nhiêu cấp độ?

Tiếp nhận văn học tại cấp độ thứ nhất ra sao? Nêu ví dụ.

Tiếp nhận tại cấp độ thứ 2 là tiếp nhận ra sao? Nêu ví dụ.

Tiếp nhận tại cấp độ thứ 3 ra sao?

Làm gì để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả?

Hoạt động 3. Thực hành

Bài 1 phần luyện tập trang 191.

Có người cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của văn chương là nuôi dưỡng tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam, là khiến cho lòng người trở nên trong sạch và phong phú hơn. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

Hoạt động 4. Ứng dụng

- Cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học là gì?

- Tự lựa 1 tác phẩm văn học cụ thể để làm sáng tỏ 2 phương diện trên.

Học sinh trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

II. Tiếp nhận văn học

1. Tiếp nhận trong đời sống văn học

a. ý nghĩa của tiếp nhận trong đời sống văn học

Mối liên hệ qua lại:

Sáng tạo - Truyền bá - Tiếp nhận.

⇒ Tiếp nhận văn học là 1 bước quan trọng, quyết định ý nghĩa và sự tồn tại của tiếp nhận văn học.

b. Định nghĩa tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học là hành động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật ở tâm trí mình.

2. Tính chất tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học là 1 quá trình giao tiếp giữa nhà văn và độc giả. ở quá trình giao tiếp cần lưu ý những tính chất sau:

a. Tính cá nhân hóa, tính chủ động tích cực của người đọc

b. Tính phong phú chưa thống nhất trong tiếp nhận văn học.

3. Các cấp độ tiếp nhận văn học

a. Có ba cấp độ tiếp nhận văn học:

- Cấp độ đầu tiên: Tập trung vào ND cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

=> Là cách tiếp nhận văn học đơn giản nhất mà phổ biến.

- Cấp độ thứ 2: Từ ND tác phẩm để hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Cấp độ thứ 3: Cảm nhận lưu ý đến cả ND và hình thức để hiểu được ý nghĩa tư tưởng và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm.

b. Để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả, người tiếp nhận phải:

- Phát triển trình độ

- Học hỏi kinh nghiệm

- Trân trọng tác phẩm, tìm cách để tìm hiểu tác phẩm 1 cách khách quan và toàn diện.

- Tiếp nhận 1 cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng đến cái hay, cái đẹp, cái đúng.

- Không nên suy diễn một cách tùy tiện.

Bài 1.

Công bằng mà nói, giá trị cao quý nhất của văn học là nuôi dưỡng sự sống tâm hồn con người vì nhà văn sáng tạo ra văn học là “kỹ sư của tâm hồn” và mục đích của văn học là con người, nói chính xác hơn đó là tâm hồn con người. Với giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ, văn học làm giàu tâm hồn con người; Với giá trị giáo dục, văn học thanh làm trong sạch tâm hồn con người, nên mới nói văn học thanh lọc tâm hồn con người, nhân đạo hoá con người.

- Cảm nhận và hiểu biết là 2 khía cạnh của hoạt động tiếp nhận văn học. Cảm nhận là rung động, cảm nhận bằng trực giác. Nếu chỉ đọc tác phẩm qua loa, không thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả thì quả là khó. Nhưng bạn có thể thấy giá trị của nó nếu bạn phải đọc nó một cách say mê. Tuy vậy, tình cảm chỉ là cảm tính, có thể không sâu đậm, cần thấu hiểu thì kết quả sẽ trở nên ám ảnh. Muốn hiểu thì cần có kiến ​​thức, cần có vốn sống. Kiến thức có được từ học hỏi, vốn từ tích lũy.

- Học sinh lựa một bài làm cụ thể để làm rõ 2 khía cạnh trình bày ở phía trên.

Hoạt động 5. Bổ sung

4. Củng cố

Thấy được các giá trị cơ bản của văn học và mối liên hệ giữa các giá trị đó

Nắm được các điểm chính trong hành động tiếp nhận văn học

5. Dặn dò

Hoàn thiện các bài luyện tập 1 cách chi tiết

Chuẩn bị bài mới.

Bài trước: Giáo án Ngữ văn 12: Ôn tập phần làm văn Bài tiếp: Giáo án Ngữ văn 12: Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Video liên quan

Chủ đề