Giáo án công nghệ 6 soạn theo 5 bước

Giáo án môn Công nghệ lớp 6 năm 2021 - 2022

Giáo án Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, với 275 trang, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2021 - 2022, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án môn Công nghệ 6 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 - 2022

TIẾT 1. BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

  • Nêu được vai trò của nhà ở.
  • Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

  • Nhận thức công nghệ: Nhận biết được vai trò của nhà ở. Nhận biết được đặc điểm chung của nhà ở.

2.2. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ, tự học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
  • Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Đề kiểm tra. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

  • Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
  • Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Ổn định lớp (1’)

Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3’)

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;

b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cuộc sống con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở?

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Trả lời được câu hỏi.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Để biết được vai trò của nhà ở, dặc điểm chung của nhà ở thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Tìm hiểu vai trò của nhà ở (12’)

a.Mục tiêu: Nêu được các vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.

b. Nội dung: Vai trò của nhà ở.

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau

GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và cho biết vì sao con người cần nhà ở. Thời gian là 10 phút.

HS nhận nhóm và nhiệm vụ.

1. Vai trò của nhà ở

- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở

- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.

- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.

....

Cập nhật: 04/08/2021

CHƯƠNG II: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.

- Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con người.

- Hình thành được thói quen ăn uống khoa học.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt

những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết

trong và sau giờ học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào cuộc sống hằng ngày.

- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tẩm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Các tranh ảnh về “ Thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn công nghệ 6.

- Video, hình ảnh về các loại thực phẩm có trong hằng ngày

- Mẫu vật thật về một số loại thực phẩm: rau, củ, thịt, cá.

  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh?

Câu hỏi: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân

Câu trả lời gợi ý: Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Câu trả lời gợi ý: Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khoẻ mạnh, hoạt động và phát triển bình thường.

- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để được cơ thể cân đối, khỏe mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Một số nhóm thực phẩm chính

  1. Mục tiêu: HS nhắc lại được vai trò của các nhóm chất cần thiết cho cơ thể người và biết được các loại thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất đó.
  2. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 22 - SGK, đọc nội dung mục II, quan sát Hình 4.1, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập ở trang 23 - SGK.
  3. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/ nhóm được phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Vai trò của các nhóm chất.

+ Thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục ïI trong SGK theo hình thức cá nhân hoặc

nhóm và hoàn thành phiếu học tập:

Câu 1: Nhóm chất….. có vai trò ……………………………………

………………..đối với cơ thể người.

Câu 2: Chúng ta có thể tìm thấy nhóm chất……………………….. trong các loại thực phẩm……………………….

- GV sử dụng hộp chức năng Luyện tập để HS khắc sâu kiến thức. Yêu cầu HS: sắp thế các thực phẩm trong hình theo các nhóm chất….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Một số nhóm thực phẩm chính

1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ.

- Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

- Chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.

- Nhóm chất này thường có trong ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong và trái cây chín.

2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

- Chất đạm (protein) là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thẻ và giúp cơ thể phát triển tốt.

Những thực phẩm chính cung cấp chất đạm như: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, một sô loại hạt như: hạt điều, hạt lạc, hạt vừng.

3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

- Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số loại vitamin.

- Thường thấy ở mỡ động vật, dầu thực vật, bơ.

4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

- Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, có vai trò chuyển hóa các chất .

- Các loại vitamin A,B,C,D,E có trong hầu hết các thực phẩm.

5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng

- Giups phát triển xương, cơ bắp, cấu tạo hồng cầu,…

- Các chất khoáng như sắt, canxi, iot,…

Hoạt động 3: Ăn uống khoa học

  1. Mục tiêu: HS hình thành được thói quen ăn uống khoa học để cơ thể

khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện.

  1. Nội dung: HS đọc nội dung mục II, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập ở trang 25 và hộp chức năng Khám phá ở trang 25 - SGK.
  2. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/nhóm được chỉ định phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Bữa ăn hợp lí.

+ Thói quen ăn uống khoa học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục l1 ở trang 24 - SGK và làm việc cá nhân/nhóm cũng phân tích bữa ăn số 1,2,3 và đưa ra kết luận bữa ăn nào hợp lý? Vì sao?

- Đưa ra khái niệm bữa ăn hợp lí là gì?

- Cho biết thói quen ăn uống khoa học là như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

III. Ăn uống hợp lí

1. Bữa ăn hợp lí

- Là bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp đẻ cung cấp vừa đủ cho như cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.

2. Thói quen ăn uống khoa học

- Thói quan ăn uống khoa học:

+ Ăn đúng bữa

+ Ăn đúng cách

+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Uống đủ nước.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:

  1. Hãy kể tên các loại thực phẩm cung cấp chất đạm có nguồn gốc từ động vật và có nguồn gốc từ thực vật.
  2. Hãy kể tên các loại thực phẩm cung cấp chất béo có nguồn gốc từ động vật và có

nguồn gốc từ thực vật.

  1. Trong miếng thịt lợn ba chỉ, em có thể tìm thấy các nhóm chất nào?
  2. Hãy lí giải tại sao chúng ta cần ăn đa dạng các loại thực phẩm mà không chỉ ăn một loại.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

  1. Thực phẩm cung cấp chất đạm có nguồn gốc từ động vật là: thịt, cá,... từ thực vật như các loại hạt, các loại đậu.
  2. Thực phẩm cung cấp chất béo có nguồn gốc từ động vật như mỡ động vật, từ thực vật như dầu thực vật, bơ.
  3. Trong miếng thịt ba chỉ, em thấy nhóm chất đạm, chất béo.
  4. Cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà:

  1. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em

có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình?

  1. Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình

của mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.

- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: Chuyển phí vào số tài khoản: 10711017 - Chu Van Tri - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo : 0386 168 725 để nhận tài liệu

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Video liên quan

Chủ đề