Giải sách Tiếng Việt lớp 4 trang 23

Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi

Chọn bài tập 1 hoặc 2

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi:

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ............. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê,

-   Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời ..... đưa tiếng sáo, ..... nâng cánh .....

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch ..... chốn này

D ..... d ..... một quà xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya.

Soi vào trong giấc ngủ                                 

Ngọn đèn khuya bóng mẹ                         

Sáng một v ..... trên s .....

Nơi cà nhà tiễn ch .....

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi :

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân

Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội  

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 4 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1


Lời giải chi tiết

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phân, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

Theo Tô Hoài

1. Ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò :

– Sức vóc : …

– Cánh : …

– “Trang phục” : …

Trả lời:

Ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò:

– Sức vóc: gầy yếu, bự những phân như mới lột.

– Cánh: mỏng như cánh bướm non; ngắn chùn chùn; rất yếu, chưa quen mở.

– Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.

2. Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này ?

Trả lời:

Ngoại hình của chị Nhà Trò cho thấy rõ tính cách yếu đuối, dễ bị ăn hiếp, thân phận tội nghiệp, rất đáng thương của chị. 

II. LUYỆN TẬP

1. Đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?

Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.

Theo Vũ Cao

Trả lời:

a) Trong đoạn văn, tác giả chú ý tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.

b) Điều mà các chi tiết ấy nói lên.

– Người gầy, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ đến đầu gối: có thể thấy chú bé liên lạc là con nhà nông dân nghèo khổ.

– Hai túi áo trễ xuống tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá.

– Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch: thể hiện em bé rất hiếu động, thông minh và gan dạ.

2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.

Trả lời:

Ngày xưa, tại một làng nhỏ kia có một bà lão nhà nghèo, lại không có con cháu để tựa nương. Mỗi ngày, bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để làm kế sinh nhai.

Bữa nọ, bà bắt được một con ốc nhò rất xinh xắn. Vỏ ốc xanh tím với những đường vân đẹp chưa từng thấy. Ngắm ốc trên tay mãi, bà lão thương ốc quá, không muốn bán. Bà liền thả vào chum nước để nuôi.

Từ ngày có ốc trong nhà, bà bỗng nhận thấy có nhiều điều khác lạ. Ngoài đồng về, bà thấy nhà cửa của mình đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no nằm yên không kêu la như mọi bữa. Trong bếp, cơm nước cũng đã được nấu sẵn tinh tươm. Ngoài sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Mấy hôm liền đều như thế. Bà lão rất kinh ngạc, quyết tâm sẽ rình xem ai tốt bụng đã giúp đỡ mình.

Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi bữa. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Bỗng thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Liền đó, bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên và dịu dàng bảo nàng:

– Con hãy ở lại đây với mẹ.

Thế là từ đó bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.

Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm:

- Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích.

- Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.

Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có sử dụng dấu hai chấm:

    Bà lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay.

Nàng tiên Ốc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Bà lão ôm lấy nàng dịu dàng nói:

- Con hãy ở đây với mẹ !

Trong đó:

+ Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đó là:  đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra.

+ Dấu hai chấm sau (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên Ốc.



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Dấu hai chấm trang 23 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Luyện từ và câu Dấu hai chấm - Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) :

Trong mỗi câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì?

a) Tôi thở dài

- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: " Sao trò không chịu làm bài"?

Gợi ý: Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó ( bộ phận có dấu gạch ngang đầu lòng) là lời nói của nhân vật "tôi" và trích lời cô giáo ( kết hợp dấu ngoặc kép)

Quảng cáo

b) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bấy giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đát nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi

Trả lời:

Dấu hai chấm có tác dụng đánh dấu bộ phận đứng sau nó là những sự vật, sự việc ( liệt kê cảnh vật … minh họa cho nội dung " những cảnh tuyệt đep của đất nước ")

Câu 2 (trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) :

Viết một đoạn văn theo truyện " Nàng tiên Ốc", trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm

- Dùng để giải thích

- Dùng để dẫn lời nhân vật

Trả lời:

Em có thể viết đoạn văn như sau:

Bà lão liền chạy nhanh đến bên chum nước, cầm lấy vỏ ốc rồi đập tan ra thành từng mảnh. Nghe tiếng động, nàng tiên vội vàng quay lại chum nước để ẩn mình vào ốc. Nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa.

Bà cụ ôm chầm lấy nàng tiên, nói:

- Con gái ! Con hãy ở lại đây với mẹ".

Quảng cáo

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu Tuần 2 (trang 13, 14, 15 )

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 khác:

Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Dấu hai chấm (có đáp án)

Câu 1: Con điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

lời giải thích           báo hiệu           lời của một nhân vật

Dấu hai chấm_______bộ phận câu đứng sau nó là _______hoặc là _______cho bộ phận đứng trước.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: báo hiệu, lời của một nhân vật, lời giải thích.

Câu 2: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau:

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………"

A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.

B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.

C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch đầu dòng.

D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng."

Đáp án đúng: C.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau:

"Tôi thở dài:

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi:

“Sao trò không chịu làm bài?”

                                         Theo Nguyễn Quang Sáng

Dấu hai chấm trong đoạn văn báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi” (người cha).

Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.

-> Dấu hai chấm trong đoạn văn báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Vậy nên nhận định trên là đúng.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

"Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi."

                           Theo Nguyễn Thế Hội

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng báo hiệu cho bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật.

Nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.

Nhận định trên là sai.

Câu 5: Cho đoạn văn sau, con hãy đặt các dấu câu vào chỗ thích hợp:

"Bà già rón rén đến chỗ chum nước, thò tay vào chum , cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan. 

Nghe tiếng động, nàng tiên giật mình, quay lại. Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi 

vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên, dịu dàng bảo

Con hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con."

Hiển thị đáp án

Đáp án:

      "Bà già rón rén đến chỗ chum nước, thò tay vào chum , cầm vỏ ốc lên và đập vỡ tan.

Nghe tiếng động, nàng tiên giật mình, quay lại. Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: vỏ ốc đã vỡ tan. Bà lão ôm lấy nàng tiên, dịu dàng bảo:

Con hãy ở lại đây với mẹ!

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con."

-> Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước không kịp nữa rồi: vỏ ốc đã vỡ tan

-> Dấu hai chấm thứ hai cùng với dấu gạch ngang báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-tuan-2.jsp

Video liên quan

Chủ đề