Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1 trang 5

Sách giải văn 6 bài từ và cấu tạo của từ tiếng việt (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài từ và cấu tạo của từ tiếng việt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

   – Các tiếng : thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.

   – Các từ : thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, ăn ở.

   – Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là một âm tiết.

   – Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa tạo thành câu.

   – Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu. Một tiếng được coi là từ khi nó có nghĩa và cấu tạo thành câu.

Kiểu cấu tạo từ Ví dụ
Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm
Từ phức Từ ghép chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy trồng trọt

Từ ghép và từ láy đều là từ phức :

   – Từ ghép ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

   – Từ láy là từ mà các tiếng có quan hệ láy âm.

   a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.

   b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc tích, …

   c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc kiểu con cháu, anh chị, ông bà: anh em, cậu mợ, cô dì, chú bác, …

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc :

   – Theo giới tính: nam trước nữ sau – ông bà, cha mẹ, anh chị…(ngoại lệ: cô chú,…)

   – Theo bậc: theo vai vế, người trên trước, người dưới sau – mẹ con, ông cháu (ngoại lệ: chú bác, cha ông,…)

   “bánh + x” với x có thể nêu lên các đặc điểm khác nhau của bánh :

Nêu cách chế biến bánh (bánh) rán, nướng, nhúng, tráng,…
Nêu tên chất liệu của bánh (bánh) nếp, tẻ, tôm, khoai, gai, khúc,…
Nêu tính chất của bánh (bánh) dẻo, xốp,…
Nêu hình dáng của bánh (bánh) gối,…

   Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc. Tương tự: nức nở, sụt sùi, rưng rức,…

a. Tả tiếng cười : khanh khách, khúc khích, sằng sặc,…

b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lè nhè, léo nhéo,…

c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, ngênh ngang, khúm núm, lừ đừ,…

Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Soạn và giải bài tập SGK ngữ văn lớp 6 tập 1, Để học giỏi hơn môn ngữ văn 6 tập 1, Học tốt hơn giới thiệu chuyên mục giải bài tập ngữ văn 6 tập 1 đầy đủ và chi tiết nhất được biên soạn bám sát theo sách giáo khoa bài tập ngữ văn của học sinh lớp 6 tập 1. Để thuận lợi nhất cho các bạn học sinh và phụ huynh tham khảo lời giải, ngoài việc sắp xếp thứ tự và giải theo câu ở từng trang trong SGK ở dưới đây.

Giải bài tập ngữ văn lớp 6 – Tập 1 – Soạn bài ngữ văn 6

Để theo dõi từng phần mời các bạn click vào từng đường link tương ứng để xem bài soạn và giải bài tập của từng mục học trong sách giáo khoa đã được chúng tôi biên soạn sau đây.

Soạn giải bài tập SGK ngữ văn lớp 6 – Tập 1

Bài 1 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 2 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Thánh Gióng
    Từ mượn
    Tìm hiểu chung về văn tự sự

Bài 3 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
    Nghĩa của từ
    Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Bài 4 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 5 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 6 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Thạch Sanh
    Chữa lỗi dùng từ

Bài 7 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Em bé thông minh
    Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)
    Luyện nói kể chuyện

Bài 8 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Cây bút thần
    Danh từ
    Ngôi kể trong văn tự sự

Bài 9 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 10 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 11 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 12 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 13 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Ôn tập truyện dân gian
    Chỉ từ
    Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Bài 14 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Con Hổ có nghĩa
    Động từ
    Cụm động từ

Bài 15 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

  • Mẹ hiền dạy con
    Tính từ và cụm tính từ

Bài 16 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Bài 17 – SGK ngữ văn 6 – Tập 1

Hy vọng với phần soạn và giải bài tập môn ngữ văn lớp 6 – Tập 1 này sẽ giúp các bạn học tốt hơn và là tài liệu tham khảo, Nếu thấy hay hãy chia sẻ để ủng hộ Bài viết nhé.

(BAIVIET.COM)

Câu 1, 2, 3 trang 3, 4, 5, 6 - Đọc - Bài 6: Điểm tựa tinh thần, sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 chân trời sáng tạo. Dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện?

Câu 1 trang 3 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Đọc lại mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. tr. 5 và nêu các yếu tố chính của truyện

Phương pháp:

Đọc kĩ mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. tr. 5

Trả lời:

Truyện

Là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật.

Chi tiết tiêu biểu

Là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật

Là những đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ của nhân vật

Là lời của nhân vật trong tác phẩm thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật

Là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật

Là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Câu 2 trang 3 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện?

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức về ngôn ngữ nhân vật

Trả lời:

Để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện cần dựa vào các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm.

Câu 3 trang 3, 4, 5, 6 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Nhân vật nào là nhân vật chính?

c. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:

   Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đồng cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.

  Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thập hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.

   Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều đuy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.  Tôi cảm thấy xấu hỗ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.

d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?

e. VB viết về đề tài gì?

g. Nêu chủ đề của truyện.

Trả lời:

a. Truyện có những nhân vật như: “tôi”, Xin, ông Xung.

b. Nhân vật chính là nhân vật “tôi”, vì các sự việc trong truyện đều xoay quanh nhân vật “tôi”.

c. Em thực hiện câu này bằng cách liệt kê vào bảng sau:

Một số chi tiết miêu tả ý nghĩ và hành động của nhân vật “tôi”

Ý nghĩ

Hành động

Tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực.

Vùng chạy ra khỏi nhà con Xin.

d. Những chi tiết này cho thấy nhân vật “tôi” có nét tính cách của trẻ con: ngây thơ, hồn nhiên.

đ. Câu hỏi này có thể có những câu trả lời khác nhau về phẩm chất của ông Xung:

- Thể hiện lòng nhân hậu, thương người của ông Xung.

- Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí nhân vật “tôi” của ông Xung nên có cách giáo dục nhân vật “tôi” nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị.

- Thể hiện niềm tin của ông Xung vào bản chất lương thiện của nhân vật “tôi”.

e. Trước hết, em hãy nhớ lại khái niệm đề tài đã được học trong bài 2 SGK Ngữ văn 6, tập một (mục Tri thức đọc hiểu), sau đó đọc kĩ văn bản để xác định đề tài.

Chủ đề của văn bản này là cách giáo dục trẻ em khi trẻ phạm lỗi lầm.

g. Thao tác cũng tương tự câu trên. Việc nhớ lại khái niệm chủ đề sẽ giúp em xác định được chủ đề của văn bản. Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

Chủ đề văn bản Ăn trộm táo: qua câu chuyện này tác giả nói về cách giáo dục trẻ em tế nhị của người lớn đã góp phần khơi dậy lòng hướng thiện của đứa trẻ.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 6: Điểm tựa tinh thần

Video liên quan

Chủ đề