Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh của ai nối

Ngày đăng: 13/05/2019

QK2 – Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dù không trực tiếp cầm súng nhưng vai trò của những người phụ nữ lại vô cùng to lớn, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.Đó là những chị dân công đi tải lương, phục vụ chiến dịch.

Đoàn Văn công phục vụ các đơn vị ngoài mặt trận. (Ảnh TL)

Để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ, dân công miệt mài gánh gồng những tải gạo, lương thực, rau, vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày; bất chấp hiểm nguy vượt qua mưa bom, bão đạn quân thù, kiên trì vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của chiến dịch.Những bàn chân, đôi tay chai sần, tóe máu gắng sức để vận chuyển lương thực cung ứng cho chiến dịch. Phụ nữ Mông, Khơ Mú xuống núi "tay xách, nách mang" lợn, gà, dê, ra xanh, ngô, khoai; phụ nữ Thái rời xa bếp củi mang thóc gạo, muối, cá… ủng hộ bội đội đánh giặc. Bất chấp những hiểm nguy, nhiều nữ dân công, thanh niên xung phong còn tham gia mở đường, sửa đường. Với khẩu hiệu "bảo vệ giao thông tuyệt đối", chị em dũng cảm đứng cạnh những quả bom nổ chậm làm dấu cho bộ đội, dân công vượt qua, nhiều người còn trực tiếp tham gia chống lầy, phá bom, đắp đường sạt lở, bắc cầu, bắc đá… Nhiều chị xông pha giữa bom đạn để cứu hàng, ngụy trang hàng; số khác lại túc trực ở những đoạn thác, ghềnh hiểm trở, hướng dẫn bè, mảng vượt qua an toàn.

Đó còn là những nữ y tá quân y, ngày đêm bám sát trận địa với bộ đội, miệt mài chăm sóc thương binh. Trong những tình huống khẩn cấp, lượng thương binh nhiều hoặc những ca bệnh phức tập, họ còn quên ăn, quên ngủ hết lòng vì thương binh, cứu chữa nhanh, chính xác và kịp thời. Nhiều nữ y tá kiêm cả nhiệm vụ tải thương binh, băng qua làn đạn quân thù, về đến trại cứu chữa an toàn, trong nhiều hoàn cảnh, họ còn là chỗ dựa về tinh thần cho bệnh binh.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác chính trị đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ ngoài mặt trận; một trong số đó là những chương trình văn nghệ trong những lúc giải lao, sau những giờ chiến đấu căng thẳng "một mất, một còn". Với nhiều chiến sĩ, chỉ cần nhìn thấy văn công thôi là thấy sức sống, sự tươi sáng và là cả niềm hân hoan, vui sướng. Trong điều kiện chiến tranh khó khăn, những nữ văn công sẵn sàng lấy nhọ nồi kẻ mắt, với tinh thần "tiếng hát át tiếng bom" đem những điệu múa, vở kịch, lời ca đến với bộ đội. Đó thực sự là những nguồn cổ vũ, khích lệ về tinh thần hết sức quý báu, xua tan những mệt mỏi, gian khổ và tiếp thêm động lực cho những người lính chiến đấu đến cùng, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Đó còn là những người vợ, người mẹ chấp nhận biệt ly, chia cách, tiễn chồng, con ra mặt trận, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc, còn mình chu toàn việc gia đình, con cái, tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều lúa gạo tiếp tế cho tiền tuyến; đồng thời cũng sẵn sàng tư thế "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", tham gia du kích, vận động, biểu tình… Đã có những câu chuyện được kể về người phụ nữ tạm dừng chuyện cưới xin để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, hay về nữ dân công cháy cả mái tóc vì dính bom napan nhưng vẫn lao mình vào cứu những hòm đạn. Có chị bản thân bị thương nhưng vẫn cắn răng chịu đựng vượt qua những hầm hào khói lửa đưa thương binh về hầm trú ẩn an toàn hay bà mế già người Thái sẵn sàng nhường những bồ thóc cuối cùng trong nhà cho bộ đội để họ ăn no đánh giặc…

THU HUYỀN ( Tổng hợp)

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, từ nhỏ bà Phan Thị Diệu (Mười Diệu), Đội trưởng Đội Nữ pháo binh Tân Uyên đã ý thức được trách nhiệm của người con đất Việt. “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, bà xung phong theo cách mạng, góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi chung của dân tộc.

Bạn đang xem: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh là câu nói của ai


Bà Mười Diệu sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, tham gia kháng chiến từ rất sớm. Năm 14 tuổi, bà Mười Diệu được cha cho theo tham gia đào địa đạo, xây dựng hàng rào chiến đấu trong xóm ấp, căn cứ du kích, rồi cùng tham gia phá ấp chiến lược, đào đường phá lộ... ngăn chặn địch

“Con nhà cách mạng”

Bà Phan Thị Diệu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở Lai Uyên (huyện Bàu Bàng). Trong ký ức của bà là những ngày chạy giặc nhưng cha của bà và những bà con sống trong vùng căn cứ kháng chiến luôn tích góp nuôi bộ đội. Bà lớn lên bằng chính những câu chuyện kể của cha về cuộc chiến chính nghĩa để bảo vệ đất nước. Rồi bà trưởng thành dần, những câu chuyện của cha, cùng với những gì mà mắt thấy, tai nghe, đã nung nấu ý chí cách mạng trong bà từ rất sớm.

Bà Diệu nhớ lại, khoảng đầu năm 1956, một hôm trời tối, bà thấy 5 - 6 người núp sau bụi bông ở góc vườn. Bà hớt hải chạy vào thì thầm vào tai cha: “Ba ơi! Đằng sau bụi bông nhà mình có trộm hay sao mà con thấy 5 - 6 người lấp ló ở đó”. Cha xoa đầu bà rồi nói: “Con còn nhỏ, thấy sao hay vậy, đừng lộ chuyện cho ai biết nghen”. Sau này bà mới biết, từ những năm 1954, cha của bà đã nuôi giấu cán bộ nằm vùng.

Khoảng giữa năm 1964, bà Mười Diệu được địa phương cử đi học lớp đào tạo cán bộ phụ nữ ở Chiến khu Đ do tỉnh Phước Thành mở. Ngày lên đường, cha của bà động viên: “Con tham gia cách mạng, làm được việc gì cứ làm. Mọi việc ở nhà đã có ba lo. Nhưng đã đi thì không được quay về và không được đầu hàng giặc... Đầu hàng giặc là nhục nhã. Ba tuổi già sức yếu chứ không là ba đã tham gia rồi”. Những điều cha căn dặn chính là động lực, tiếp sức cho bà Mười Diệu luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong những năm thoát ly tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau đó.

Năm 1959, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng miền Nam. Chúng thực hiện “Luật 10/59”, lê máy chém đi khắp nơi, bắt bớ giam cầm, giết hại đồng bào yêu nước. Cha của bà - người nuôi giấu cán bộ nằm vùng cũng không ngoại lệ. Ông bị bắt, đánh đập. Chúng đổ nước mắm, móc sườn non hòng buộc ông khai ra những cán bộ, đảng viên “Việt cộng” nằm vùng mà ông nuôi giấu. Nhưng dù bị tra tấn dã man, cha của bà cũng không một lời khai báo. Cuối cùng, ông được trả tự do với lời hăm dọa: “Không được nuôi giấu cán bộ nằm vùng, nếu không... sẽ biết trước kết cục”. Những ngày tháng sau đó, cha của bà tiếp tục bị bọn cảnh sát theo dõi.

Giam cầm, tra tấn không làm lung lay được ý chí của những người dân yêu nước. 14 tuổi, bà Mười Diệu được cha cho theo tham gia đào địa đạo, xây dựng hàng rào chiến đấu trong xóm ấp, căn cứ du kích, rồi cùng tham gia phá ấp chiến lược, đào đường phá lộ... ngăn chặn địch. Đến năm 1964, tròn 17 tuổi, bà chính thức tham gia Ban Chấp hành Phụ nữ xã Phước Hòa, cùng các chị đi vận động phụ nữ địa phương đóng góp nuôi quân, tham gia diệt ác phá kìm.

Khoảng giữa năm 1964, bà Mười Diệu được địa phương cử đi học lớp đào tạo cán bộ phụ nữ ở Chiến khu Đ do tỉnh Phước Thành mở. Ngày lên đường, cha của bà động viên: “Con tham gia cách mạng, làm được việc gì cứ làm. Mọi việc ở nhà đã có ba lo. Nhưng đã đi thì không được quay về và không được đầu hàng giặc... Đầu hàng giặc là nhục nhã. Ba tuổi già sức yếu chứ không là ba đã tham gia rồi”. Những điều cha căn dặn chính là động lực, tiếp sức cho bà Mười Diệu luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong những năm thoát ly tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau đó.

Xem thêm: 1 Thùng Giấy A4 Bao Nhiêu Tiền, Thùng Giấy A4 Ik Plus Định Lượng 70 Gsm (5 Ram)

Sau khóa học, bà Mười Diệu tham gia phục vụ chiến đấu cho Đại đội 301. Bà còn nhớ mãi: “Khi khiêng thương binh từ trận địa về căn cứ phía sau, thường có 3 - 4 người/cáng. Bà luôn luôn một đầu cáng phía sau; 2 - 3 người còn lại thay đổi nhau đầu cáng phía trước. Cứ như vậy, từ dinh điền 3 xã An Linh đưa về Xóm Bưng (căn cứ của Đại đội 301), rồi từ đó vượt qua quốc lộ 14 về Chiến khu Đ. Còn khi phục vụ đoàn Hậu cần 814 từ dưới bờ sông Bé lên bờ, bà Mười Diệu vác một lần 2 bao, mỗi bao 60kg. Thấy bà tham gia chuyển gạo, nhiều anh em bảo: “Trời ơi! Con nhà ai mà mạnh dữ”. Có người biết lai lịch bà Mười Diệu nói: “Mười Diệu con ông Bảy Tống đó!”. Và, nhiều người ồ lên: “Hèn chi, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh!” .

Người đội trưởng kiên trung

Bà Mười Diệu cho biết, từ ngày nhập ngũ đến khi nghỉ hưu, bà được phân công công tác ở nhiều cơ quan, đơn vị. Ở mỗi nơi đều để lại cho bà những kỷ niệm sâu sắc. Nhưng dấu ấn và kỷ niệm sâu sắc nhất chính là những năm tháng làm Đội trưởng Đội Nữ pháo binh Tân Uyên. 7 năm gắn bó với nhiệm vụ, bà Mười Diệu đã cùng các đồng đội lập nên nhiều chiến công vang dội.

Bà Mười Diệu cho biết, khi đơn vị thành lập được khoảng 2 tuần lễ, còn đang huấn luyện thì đồng chí Huỳnh Tư, Huyện đội xuống kiểm tra, thăm hỏi, động viên và giao nhiệm vụ: “Ít nhất mỗi tháng/lần pháo kích Chi khu Quân sự Tân Uyên và các chốt Mỹ đóng dã ngoại trên đường 16, vừa tiêu hao sinh lực, vừa làm cho địch co lại, hạn chế bung ra càn quét, lùng sục vào các căn cứ của ta”. Đồng chí Huỳnh Tư còn nhấn mạnh: “Các đồng chí phải quyết tâm đánh thắng trận đầu, nhằm tạo khí thế, động viên tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, cũng là hòa nhịp với chiến trường”.

Nhận nhiệm vụ của đồng chí Huỳnh Tư xong, bà Mười Diệu lo lắm! Bà bảo: “Trong đầu tôi lúc đó bao nhiêu câu hỏi đặt ra. Bởi lúc này không phải là đào hầm, tải đạn, tải thương... mà là sinh mạng của những con người. Mình phải cùng đơn vị, vũ khí được trang bị pháo kích vào căn cứ địch, trong khi chị em chưa một lần sử dụng súng cối bắn đạn thật. Được đồng chí Tư Hòa trực tiếp hướng dẫn, dần dần bao nhiêu trăn trở rồi cũng vượt qua. Trận đầu ra quân toàn thắng đã cổ vũ tinh thần cho toàn đội và lập nhiều chiến công vang dội sau này” .

Bà Mười Diệu bảo, những năm tháng tham gia Đội Nữ pháo binh Tân Uyên mới thấy thương cho chị em trong đội. Họ đều nhập ngũ ở độ tuổi 18 - 20, chân yếu tay mềm nhưng đảm đương nhiều việc lớn. Như chị Bảy Bé, Vân, Tư, Luận... thân hình nhỏ bé nhưng tác phong nhanh nhẹn, luôn xung phong đảm nhiệm mang vác bàn đế cối 82 ly mỗi khi ra trận. Vui nhất là chị em biết đùm bọc, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau trong điều kiện cơm không đủ ăn. Lương thực phải dùng rau tàu bay, lá bướm, rau choại, rau co… Thiếu cả miếng gạc vệ sinh mỗi khi chị em đến ngày kinh nguyệt. “Làm sao nhớ hết những trận pháo bầy, những trận máy bay B52 ném bom trải thảm... Làm sao nhớ hết những ngày tháng ấy. Gian khổ, ác liệt hy sinh mà chẳng ai sờn lòng thoái chí. Tất cả chị em đều quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” với niềm tin vào ngày toàn thắng”, bà Diệu xúc động nói.

Xem thêm: Giải Đáp: Kích Thước Nang Noãn Kích Thước Bao Nhiêu Thì Trứng Rụng ?

Tuổi thanh xuân của bà Mười Diệu và biết bao nhiêu đồng chí, đồng đội trải dài theo những cánh rừng, con suối và nơi chiến trường đầy khói lửa để làm nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi chung của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Hôm nay, chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ, bà Mười Diệu - cô gái mười tám đôi mươi năm xưa giờ đã tóc bạc da mồi. Nhưng những kỷ niệm về một thời trận mạc với bao khó khăn, vất vả vẫn còn mãi. Với bà, đó là những kỷ niệm đẹp, sâu sắc của một thời hoa lửa...

Video liên quan

Chủ đề