Giá trị của đồng tiền trong cuộc sống hôm nay

Người xưa đã có câu “Có tiền mua tiên cũng được”. Câu nói này cho ta những suy nghĩ về giá trị của đồng tiền hơn bao giờ hết, và nó đặc biệt đúng trong xã hội ngày nay. Con người sống có thể bất chấp, hy sinh, lao động cực nhọc cũngchỉ vì mục tiêu cuối cùng là nhận được đồng tiền xứng đáng, để tích góp, để hưởng thụ dường như nó đã góp mình tạo ra một phương châm sống cho con người hiện đại mất rồi.

Đang xem: Vai trò của đồng tiền

Không thể không nói đến những điều tuyệt vời trong cuộc sống mà được tạo nên bởi đồng tiền. Tiền đã chứng tỏ vị thế của mình, là một nhân chứng cho sự phát triển của nhân loại. Từ thời xưa, chưa có tiền giấy, thế hệ trước đã sử dụng những đồng tiền xu làm bằng kim loại, làm bằng đồng cứng chắc để coi như là đánh dấu cho sự giao thương, đánh dấu cho nền kinh tế bắt đầu xuất hiện, dần dà đi lên với các sự quan tâm đúng mực của nhà nước việc thay đổi đồng tiền xu nhỏ kia, thành đồng tiền giấy mỏng nhẹ, rồi thành tiền bằng nguyên liệu polymeđể bền hơn với thời gian đã trở thành xu hướng được chú trọng phát triển.

Ta có thể thấy, đồng tiền có sức hút mạnh mẽ, nó chi phối toàn bộ cuộc sống của con người, làm cho con người ta phải suy nghĩ nhiều hơn, làm nảy sinh những vấn đề tâm tính đối với mối quan hệ giữa con người với con người trong một xã hội, điều đó đã làm nên một sự phát triển, một cái sự rất khác của con người so với loài vật. Đồng tiền tuy nhỏ bé, nhưng lại quyết định được những vân đề to lớn vì nó cũng là đại diện cho sự tích trữ, góp nhặt những đồng tiền dù nhỏ, cũng sẽ có ngày tạo được ra một gia sản giàu có, khổng lồ. Thực sự sức mạnh của nó không thể xem thường.

Có tiền ta sẽ có thể giải quyết được dễ dàng các công việc trong cuộc sống từ vật chất, có khi đến cả tinh thần. Mỗi lĩnh vực đều liên quan đến tiền không tách biệt, để hy sinh tạo ra đồng tiền cũng là việc đáng nên làm,và con người đang phải không ngừng phấn đấu và cố gắng nhiều hơn. Vì vậy, cũng đã không hiếm trường hợp người ta tự coi đồng tiền quan trọng một cách mù quáng để rồi sa đọa vào những vụ việc quan hệ bấtchính như mua quan bán chức,trộm cướp, chiếm đoạt, những hành vi xấu, phi đạo đức, phi nhân tính. Tiền được ví hơn

hẳn những thứ khác có chăng là bởi cách nhìn của mọi người về nó như một điều đáng phải trân trọng, coi trọng vì sức ảnh hưởng của nó đến đời sống mỗi người làto lớn.

Tiền được ví như vật trao đổi không cần lời lẽ dễ dàng để con người ta đạt được mong muốn. Tiền mang giá trị cả tích cực và tiêu cực. Tích cực ở chỗ nó chi phối các vấn đề thiết yếu như lương thực, nhà xe cộ,các sự tận hưởng những sự giải trí sau giờ làm việc mệt mỏi,…số lượng tiền của bản thân tăng lên cũng xứng đáng với công sức mình bỏ ra để thu về đồng tiền đọCòn tiêu cực khi mà theo cách suy nghĩ sai lệch của con người nó lại càng đáng sợ khi nó lấn sâu vào lĩnh vực tâm hồn, để rồi những vụ xử phạt không nghiêm minh, cáiô dù để con người ta mua chức vị, tội lỗi ngày càng được chất chồng nhờ sự bao che của đồng tiền,.. Chắc hẳn, chẳng ai có thể quên được câu chuyệndân gian điển hình “Nhưng nó phải bằng hai mày” của người xưa tệ nạn tham nhũng nhức nhối về sự thao túng của đồng tiền với cán cân công lý, với những “người cha mẹ” của dân.Dường như tiền ở đâu là công lý ở đó.

READ  Vay Tiền Theo Hóa Đơn Điện Lãi Suất Thấp, Vay Theo Hóa Đơn Tiền Điện

Xem thêm: Cách Kiếm Tiền Qua Mạng Bằng Cách Xem Quảng Cáo, Kiếm Tiền Online Bằng Cách Xem Quảng Cáo

Tiền bạc đã nhiều khi trở thành một sự hạnh phúc của một ai đó, mà làm họ quên đi những giá trị thật đằng sau đồng tiền kia, sẵn sàng đổi lấy bằng mọi giá để có cho mình thật nhiều tiền để thỏa lòng mong ước, để đổi về những điều tốt đẹp cho bản thân, cho người thân.

Nhưng suy cho cùng dù có nói như thế nào thì tiền chẳng bao giờ là tất cả, người ta có tiền mua được vật chất, danh vong, mua được sơn hào hải vị,.. nhưng lại không thể đánh đổi được tỉnh yêu, lòng tin tưởng của một ai đó. Có tiền người ta cũng không thể mua được những kiến thức,đạo đức khi mà không chịu tiếp nhận nó, chăm chỉ đào sâu, suy nghĩ nó. Kiếm tiền giàu sang cả đời, nhưng đứng trước bệnh tật “ thập tử nhất sinh” cũng chẳng thể có được sức khỏe như thời trước, rồi cũng phải thuận theo số phận mà xa rời cõi trần, chẳng thể mang được bất kỳ một đồng tiền nào đi theo. Đông tiền có thể đổi về những chức vị cao nhưng chẳng thể bền vững. Làm sao thoát khỏi tòa án lương tâm khi làm một chuyện động trời, ảnh hưởng đến quyền lợi, sự sống của người khác dù có dùng bao nhiêu tiền che lấp thiên hạ, bưng bít manh mối.

READ  Lãi Suất Vay Tiền Mua Nhà Vietcombank, Cho Vay Mua Nhà Đất

Việc tạo ra tiền chân chính đã khó nhưng việc làm sao để sử dụng đồng tiền một cách có ý nghĩa lại là điều đáng phải suy nghĩ hơn. Ta tiêu nó cho bản thân ta, cho sức khỏe của ta, cho lợi ích vật chất phục vụ cho ta là tốt, nhưng phải đúng với giá trị chân-thiện-mỹ của đời người, của xã hội. Làm những việc tốt, việc thiện chỉ nhằm mục đích để cho bản thân, gia đình, bạn bè, xã hội đi lên sẽ giúp ta sống ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, việc nhìn nhận những trường hợp sử dụng đồng tiền sai cách, chệch hướng với quỹ đạo nhân cách đúng đắn một con người, sử dụng nó để là thú vui, là hưởng thụ quá đà, là chà đạp lên lợi ích người khác là không thể xem nhẹ được, cần phải được đưa ra ánh sáng để lên án, để bài trừ.

Xem thêm: Vay Tiền Nóng Tại Việt Trì Phú Thọ, Vay Tiền Miễn Phí Việt Trì Phú Thọ

Giá trị của đồng tiền sẽ luôn được tôn vinh, đứng vững chãi trước những biến động của cuộc đời, chỉ khi ta nắm rõ được mối quan hệ của nó với giá trị, phẩm chất của con người sử dụng nó. Coi nó thật nhẹ, không nên để ta phải chạy theo nó,phụ thuộc quá vào nó, hãy để cho bản thân để tâm hồn ta luôn được thanh thản, tìm được những giá trị toàn diện hơn để phát triển bản thân, biết cho đi nhiều hơn thì lúc đó ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật sự hạnh phúc, không hề mệt mỏi.

1. Mở bàiGiới thiệu: vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội.

2. Thân bài


a. Đồng tiền là cái gì?- Giải thích: Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận. Đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy dùng là phương tiện giao dịch, dùng đổi chác, mua bán.

b. Tại sao đồng tiền có vai trò đến con người và xã hội?

 Tại sao đồng tiền lại có vai tròn quan trọng trong đời sống con người và xã hội? Đồng tiền lộ rõ vai trò của mình mà trước tiên nó đóng vai một “người đầy tớ tốt”. Vai trò của một “ông chủ xấu”, nghĩa là nếu chúng ta coi đồng tiền là mục đích.

c. Ảnh hưởng đồng tiền đối với con người và xã hội như thế nào?

 Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với đồng tiền? Chúng ta sẽ sử dụng đồng tiền như thế nào?

3. Kết bài

 Đánh giá chung: vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội.Bài làm 1 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội

“ Tiền là tiên là Phật

Là sức bật của tuổi trẻ

Là sức khỏe của tuổi già

Là cái đà của phát triển …”.

    Câu nói cửa miệng của giới trẻ hiện nay mang tính hài hước nhưng cũng chất chứa những suy nghĩ đáng lưu ý về đồng tiền. Ý nghĩa của câu nói phần nào toát lên vai trò to lớn của đồng tiền với con người và xã hội.    Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn, nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng VND với mọi số lượng, mệnh giá. Còn tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sáng cho nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ … Tóm lại, đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy, dùng làm phương tiện giao dịch, dùng đổi chác, mua bán.    Tại sao đồng tiền lại có vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội? vì đồng tiền là một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loại người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó, các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Cũng chính vì thế mà đồng tiền đã trở thành một tài sản với mỗi con người trong xã hội.

“Đồng tiền liền khúc ruột”.

(tục ngữ Việt Nam)

    Cũng chính từ đây, đồng tiền thể hiện rõ vai trò của mình mà trước tiên nó đóng vai một “người đầy tớ tốt”, nghĩa là nếu chúng ta coi đồng tiền là phương tiện, thì tiền bạc rất hữu ích, là tên đầy tớ phục vụ chúng ta trong mọi công việc. Nó sẽ giúp cho con người và xã hội đạt tới những điều sung sướng, hạnh phúc … Tiền giúp quyết định được rất nhiều việc – “Có tiền mua tiên cũng được”. Có tiền, con người cảm thấy tự tin, và đôi khi đồng tiền có thể thay đổi cả tính cách của con người và sự đánh giá của người khác đối với cá nhân đó. Tiền giúp đem lại rất nhiều điều tốt đẹp:

“Chẳng gì tươi tốt bằng vàng,

Chẳng gì lịch sử vẻ vang bằng tiền”.

    Tuy nhiên tiền cũng là một “ông chủ xấu”. Tiền làm cho ta trở nên tham lam bằng cách tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mêm hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa.

“Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.

Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức”.

    Lúc đó, đồng tiền sẽ mang lại bất hạnh cho con người và xã hội. Vì đồng tiền, người ta sẵn sàng làm tất cả, bán rẻ lương tri, tán tận lương tâm của mình. Có lẽ chúng ta từng chứng kiến bao cảnh thương tâm, gia đình tan nát, huynh đệ tương tài cũng vì sự tác oai tác quái của đồng tiền.

“Anh em thậm thật là hiền,

Vì một đồng tiền mất cả anh em”.

Hoặc như thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã than thở trong bài Thói đời:

“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử

    Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

    Tiền còn phá hoại luật lệ “Đa kim ngân phá luật lệ”. Đồng tiền làm người ta thay đổi ý kiến, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình cảm, thay đổi hành đông, thậm chí thay đổi cả lương tâm của con người trong việc ra quyết định các loại văn bản có giá trị pháp lý: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Và hơn thế nữa đồng tiền gây ra bao cảnh tang thương: nhà tan cửa nát, đầu rơi máu chảy, giết hại lẫn nhau:

“Động lực của chiến tranh là đồng tiền”.

(Bion)

    Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với đồng tiền? Tự bản chất, đồng tiền không có gì xấu. Đồng tiền trở nên xấu hay tốt là do con người sử dụng. Nếu ta làm chủ được đồng tiền, dùng tiền như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình thì đó là một điều tốt:

“Tiền bạc là phương tiện của kẻ thông minh, là mục đích của kẻ ngu dốt”.

(O.W. Holmes)

    Tốt hơn nữa nếu ta bắt đồng tiền phục vụ cho sự công bằng, lòng nhân ái, cho công thiện, công ích, thì đồng tiền sẽ là người đầy tớ tốt mách bảo cho ta biết phải làm gì với số tiền ta có để đem lại lợi ích cho xã hội, cho cuộc sống của mọi người xung quanh:


“Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hi sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự”.

(Senancourt)

    Chúng ta sẽ sử dụng đồng tiền như thế nào? Đồng tiền đòi hỏi phải có cách sử dụng đặc thù, tùy việc mà tiêu tiều: “Việc to đừng lo tốn”. Có nhiều vấn đề tế nhị, đáng bàn trong việc tiêu tiền. Không phải lúc nào đồng tiền cũng có vai trò như nhau.    Nếu lao động chân chính, con người phải đổ mồ hôi nước mắt mới có được đồng tiền thì không thể tiêu dùng phung phí. Cách sử dụng đồng tiền tốt nhất là phải biết tiết kiệm: “Kiệm tắc thường lúc”.

“Đồng tiền tiết kiệm mới là đồng tiền kiếm được”.

(Tục ngữ Anh)

    Tóm lại, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng đối với con người và xã hội. Nhưng “tiền bạc chỉ là tiền bạc” vì đồng tiền không phải là tất cả, còn có những thứ quý giá như tình nghĩa, sức khỏe, tri thức, đạo đức … Chính vì thế, học sinh chúng ta cần phải nhận rõ giá trị của đồng tiền và cách tiêu tiền sao cho tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, một phương tiện đem lại lợi ích cho bản thân và nhân loại.

“có ba người bạn trung thành: một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ bé và một số tiền dự trữ”.

(Benjamin Franklin)

Bài làm 2 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội    Năm 2011, bài văn viết về đồng tiền của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã khiến nhiều độc giả rơi nước mắt.     Khi đó, cô giáo ra đề bài “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống” và Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền, trong đó hình ảnh người mẹ là nhân vật trung tâm của bài viết.

Bài văn của Hiếu:

"Thư gửi mẹ.Mẹ thân yêu của con !     Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .     Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.    Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.    Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.    Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận.    Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.    Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.    Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …    Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …    Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …    Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.    Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.    Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.    Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa. Đứa con ngốc nghếch của mẹ.

    Bài làm 3 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
    Từ xa xưa, khi con người bắt đầu đặt chân lên mặt đất, họ đã nghĩ ra rất nhiều phương tiện giao tiếp, trao đổi Đó có thể là lời nói, chữ viết hay hình vẽ. Thế nhưng có một loại phương tiện trao đổi có cái tên lạ lùng nhất: ‘đồng tiền’. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đồng tiền đã và đang khẳng định sức mạnh ghê gớm của mình đối với cuộc sống hiện tại. Nhưngliệucái sức mạnh ấy có hoàn toàn mang lại điều tốt, hay vẫn tồn tại những điều đen tối sau hình ảnh đồng tiền?


    Đồng tiền là phương tiện mua bán, trao đổi các đồ dùng, vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. đồng tiền có thể được sử dụng để chu cấp một cuộc sống đầy đủ cho mỗi con người. Trong cuộc sống hiện đại, đồng tiền còn thể hiện mức độ khá giả của một cá nhân hay một gia đình. Nhưngliệunó có mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mỗi chúng ta?
    Có thể coi loại tiền đầu tiên mà con người sử dụng là tiền xu. Nhiều thế kỷ trước, ở nhiều nước châu Âu và châu Á, con người đã biết tiêu tiền xu. ở Trung Quốc, người ta xâu những đồng tiền xu lại bằng dây để tiện mang đi mua bán, trao đổi. Loại tiền sử dụng nhiều sau này là tiền giấy. ở Việt Nam, tờ tiền giấy đầu tiên được in ấn từ thời nhà Hồ tới nay, tiền Việt Nam đã có những mệnh giá cơ bản từ1000 đồng đến 1 triệu,
    1tỷ đồng. Tiền xu vẫn được sử dụng nhưng có phần hạn chế. Hiện nay, đồng tiền còn có thể tượng trưng cho sức mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia. Người ta đem giá trị của đồng tiền các nước lên sàn giao dịch chứng khoán. Từ đó, có thể nhận xét được về nền kinh tế hay tầm ảnh hưởng của một quốc gia nào đó đối với toàn thế giới. đồng tiền còn là một phương thức liệu quả để quảng bá nền văn hóa mỗi quốc gia. Tiền của úc có in hình chú chim kiv/i đặc trưng, tiền của Mỹ in hình tổng thống Washington, tiền xu Việt Nam có hình ảnh chùa Một Cột ở Hà Nội,... Nếu bạn dành thời gian quan sát những đồng tiền, chúng sẽ nói cho bạn biết nhiều điều về quốc gia nơi nó được in ấn. Đồng tiền, với người châu Âu, còn thể hiện tình đoàn kết và sức mạnh của cả khối kinh tế - đó là đồng Euro. Đồng Euro được lưu hành rộng rãi trong tất cả các nước thành viên EU chính là minh chứng cho tình hữu nghị của tất cả các quốc gia này. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày một phát triển, người ta sáng tạo ra cách giữ và bảo quản tiền bạc một cách an toàn: lập tài khoản điện tử, giao dịch bằng thẻ tín dụng, chi phiếu, rút tiền bằng thẻ ATM,... Quả thực, cuộc sống con người càng đi lên thì vai trò của đồng tiền lại càng được khẳng định.
    Thế nhưng lại có câu ‘đồng tiền là con dao hai lưỡi’ là vì sao? Đồng tiền thực chất không phải là điều xấu nhưng nhiều người đã quan niệm sai lầm về ý nghĩa của đồng tiền. Họ lầm tưởng tiền bạc là cuộc sống, tiền có thể mua được tất cả: danh vọng, hạnh phúc, niềm vui,... Họ làm mọi cách đểcó tiền: từ trộm cắp, móc túi, cướp của, giết người rồi đến cả tham nhũng, rửa tiền. Nhưng họ làm như vậyliệucó được kết quả tốt đẹp? Câu trả lời là không. Những người bộ trưởng, thứ trưởng, những con người đại diện cho nhân dân lại là những con người dễ biến chất nhất. Những cái tên như Mai Văn Dâu, Nguyễn Việt Tiến, Lã Thị Kim Oanh, hẳn còn để lại nhiều ấn tượng với mỗi người chúng ta. Họcó thể vui vẻđược một chốc, một lát vì làm giàu quá nhanh. Song kết quả là gì, chỉ là những lời tuyên án tử hình, tù chung thân, nghe thật lạnh lùng và tàn nhẫn. Còn có những con người hy vọng kiếm tiền, làm giàu một cách nhanh chóng. Họ đổ cả tiền của vào ván bài đỏ đen, vào sàn chứng khoán cổ phiếu. Họcó thể may mắn một, hai lần nhưng liệu có thể may mắn mãi? Nhiều người đã phải trắng túi chỉvì đặt tiền của vào những nơi đó. Nhiều người phải thế chấp cả của cải, ngôi nhà mình đang sống chỉvì những đồng tiền không chứa đựng mồ hôi, nước mắt.
    Điều tôi muốn nói với các bạn ở đây không phải là sự chỉ trích, phê phán đồng tiền. đồng tiền bản thân nó không xấu, chỉvì con người mà đồng tiền biến chất.
    Đề tham khảo: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
    Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của Việt Nam. Tư tưởng nhân văn, nhân đạo vì công lí, vì con người của ông được cả nhân loại ngưỡng mộ. Nguyễn Du đã nhận thấy rõ ma lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến đương thời và thể hiện sinh động điều đó trong kiệt tác Truyện Kiều.
    Như mọi người đều biết, đồng tiền ra đời như một phát minh vĩ đại đánh dấu sự tiến bộ của loài người và làm thay đổi bộ mặt thế giới vì nó giữ vai trò trung gian giúp con người mua bán, trao đổi hàng hóa… Nhờ đồng tiền, mọi giao dịch được thuận lợi, sản xuất phát triển, con người giao lưu, giao tiếp dễ dàng. Vì thế bản chất của đồng tiền là tốt, là tích cực. Thế nhưng một số kẻ đã thao túng và làm biến đổi bản chất tốt đẹp của đồng tiền. Chúng luôn coi đồng tiền là mục đích, là công cụ vạn năng có thể giúp chúng làm bất cứ việc gì mà không cần phân biệt tốt, xấu, đúng, sai.
    Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đề cập đến cả hai mặt tốt và xấu của đồng tiền. Nguyễn Du không có thái độ một chiều hoặc cực đoan khi nói đến đồng tiền, ông đã sáng suốt phát hiện ra tác dụng tích cực của đồng tiền cũng như tác hại ghê gớm của nó thông qua hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện.
    Nguyễn Du đã vạch mặt bọn mặt người dạ thú, vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm. Đó là thằng bán tơ tự nhiên vu oan cho gia đình Vương ông; là bọn sai nha đầu trâu mặt ngựa hung hãn, tàn bạo đã đánh đập Vương ông, vương Quan và cướp bóc, phá phách vô tội vạ. Đó là tên quan xử kiện chẳng cần biết phải trái, thực hư, chỉ cần khảo tra cho ra tiền: Có ba trăm lạng việc này mới xong. Đó là tên buôn người Mã Giám Sinh lừa gạt, đểu cáng, mượn danh nghĩa đi cưới vợ mà: Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. Đó là mụ Tú Bà chủ lầu xanh, chuyên kiếm chác tiền bạc trên thân thể, nhân phẩm của người phụ nữ. Lúc nào mụ cũng nghĩ đến tiền và chỉ sợ Kiều bỏ trốn thì: Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma. Đó là tên ma cô Sở Khanh tráo trở, nhâng nháo, vô liêm sỉ, chỉ vì tham tiền mà sẵn sàng làm tay sai cho Tú Bà để lường gạt Thúy Kiều, buộc nàng phải tiếp khách làng chơi. Đó còn là lũ côn đồ Ưng, Khuyển chuyên sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, bắt cóc, đốt nhà… không ghê tay. Nguyễn Du đã lớn tiếng tố cáo chúng là những kẻ: Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền và Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
    Cả một xã hội tàn bạo nhan nhản lũ ruồi xanh và những kẻ táng tận lương tâm nô lệ của đồng tiền. Nguyễn Du đã mổ xẻ, phanh phui bộ mặt gớm ghiếc của chúng bằng lời thơ căm giận:

Trong tay sẵn có đồng tiền,

Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì!


    Ma lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến thật là khủng khiếp! Nó làm cho gia đình Thúy Kiều tan tác. Nó đày đọa vương ông, vương Quan, nó chia rẽ mối lương duyên đẹp đẽ giữa Kim Trọng, Thúy Kiều; nó làm cho Thúy Kiều phải chịu đọa đày suốt mười lăm năm trời đằng đẵng.
    Tuy nhiên, Nguyễn Du không câu nệ, cứng nhắc trong cách nhìn đồng tiền. Ông nhận thấy rằng đồng tiền ở trong tay kẻ ác thì vô cùng xấu xa, nhưng với người lương thiện thì đồng tiền luôn thể hiện tính chất tích cực.
    Trước cảnh gia đình bị tai bay vạ gió, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị phá phách, cướp bóc, Thúy Kiều trăn trở, suy nghĩ tìm cách làm sao cứu cha, cứu em thoát nạn lúc này? Trong đám nha dịch có người thư lại già họ Chung đã mách nhỏ: Có ba trăm lạng việc này mới xong. Nhưng lấy đâu ra tiền bây giờ ? Không còn con đường nào khác, Thúy Kiều đành quyết định bán mình chuộc cha. Đó là một quyết định đau đớn nhưng sáng suốt. Trong lịch sử văn chương Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà thơ ca ngợi một cô gái biết hi sinh tình yêu, hi sinh tuổi trẻ để cứu cha, cứu em Trong cơn vạ gió tai bay bất kì.
    Thúy Kiều là nạn nhân của đồng tiền nhưng nàng cũng biết quý trọng đồng tiền khi đồng tiền giúp nàng đền ơn những người đã cưu mang nàng mỗi khi hoạn nạn. Thúy Kiều đã trân trọng đáp nghĩa Thúc Sinh trong dịp báo ân, báo oán:

Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

Đền ơn cứu mạng của sư Tam Hợp, vãi Giác Duyên: Nhớ khi lỡ bước sảy vời, Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương. Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu Mẫu mấy vàng cho cân!     Theo suy nghĩ của Thúy Kiều thì việc trả ơn chỉ là một hành động bày tỏ tấm lòng tri ân sâu nặng chứ không bao giờ đền đáp cho hết được. Với nàng, non vàng, nghìn vàng cũng chỉ là lễ thường, chứ chưa dễ đền bồi tấm thương, chưa xứng với bát cơm Phiếu Mẫu.     Như vậy, cái nhìn của Nguyễn Du về vai trò đồng tiền trong xã hội ià cái nhìn rất nhân văn, rất tiến bộ. Nhà thơ lên án đồng tiền khi nó bị kẻ xấu làm cho biến chất, nhưng lại trân trọng những đồng tiền tình nghĩa trước sau. Nhà thơ căm thù những kẻ táng tận lương tâm vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên lương tâm đạo lí, nhưng lại trân trọng những người như Thúy Kiều biết dùng đồng tiền vào việc cứu cha, cứu em và đền đáp ân tình, ân nghĩa.     Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều là vậy, còn quan niệm về đồng tiền của con người trong cuộc sống hôm nay thì sao? Có điều lạ là Nguyễn Du nêu bản chất đồng tiền không chỉ đúng với thời đại ông sống mà còn đúng với muôn đời.     Ngày nay, đồng tiền trong nền kinh tế thị trường cũng vẫn tồn tại song song hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với người lao động lương thiện, đồng tiền là mồ hôi nước mắt, là chén cơm manh áo. Đối với xã hội, đồng tiền là động lực thúc đẩy lao động sản xuất, là phương tiện trao đổi hàng hóa, là món quà giúp đỡ lẫn nhau trong lúc ngặt nghèo, trong cơn hoạn nạn. Nhưng với kẻ xấu, đồng tiền có một ma lực cuốn hút, chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Họ mải mê chạy theo lợi nhuận mà quên đi tình nghĩa, có khi tàn nhẫn, lạnh lùng, vô cảm giẫm đạp lên đạo lí, pháp luật. Vì vậy, họ trở thành nô lệ của đồng tiền và sẽ phải gánh chịu những hình phạt do chính đồng tiền mang lại.

    Đồng tiền vốn không xấu vì nó là phương tiện trao đổi trong cuộc sống, là kết quả lao động của những con người chân chính. Nhưng những kẻ kiếm tiền bằng hành động bất chính thì đó là đồng tiền tội lỗi. Quan niệm về đồng tiền của Nguyễn Du nhắc nhở mọi người hãy suy nghĩ kĩ càng về cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền sao cho đúng đắn.

Video liên quan

Chủ đề