Giá tôm thẻ chân trắng năm 2023

(vasep.com.vn) Công ty Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan đang nhắm tới 50% thị phần nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Trung Quốc trong 3 năm, sau khi hoạt động XK tôm thẻ chân trắng bố mẹ mở lại ở Trung Quốc sau 5 năm tạm dừng. Theo Robins McIntosh, Phó Chủ tịch điều hành của CPF, công ty đặt mục tiêu bán 200.000-300.000 tôm thẻ chân trắng bố mẹ cho Trung Quốc đến năm 2023, khoảng 1/2 lượng nhập khẩu ước tính của Trung Quốc.

CPF bắt đầu trưng bày giới thiệu sản phẩm vào tháng 5/2020 và bắt đầu hoạt động bán hàng trong tháng 1/2021. Công ty này đặt mục tiêu bán 100.000 con tôm bố mẹ trong năm 2021, tăng từ mức 40.000 con/năm hiện nay. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm bố mẹ lớn nhất thế giới.

CPF đã đánh mất thị phần thị trường Trung Quốc khi tạm dừng bán hầu hết các trại giống Trung Quốc vào năm 2017, một quyết định của các Giám đốc điều hành vào thời điểm đó. Lệnh cấm đã giảm thị phần của CPF trong cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 32% xuống chỉ còn 9%.

Khi CPF giảm thị phần, một công ty con của Charoen Pokphand Indonesia-Supplier Shrimp Improvement Systems, công ty không liên kết với CPF đã tăng thị phần nhập khẩu của Trung Quốc lên 45% trong năm 2017. American Penaeid và SyAqua cũng tăng thị phần lần lượt lên 14% và 12%.

CPF sẽ đưa tôm bố mẹ được sản xuất tại các trung tâm nhân giống của Thái Lan đến các nhà nhập khẩu được cấp phép ở Quảng Châu. Từ Quảng Châu, tôm bố mẹ - có thể có giá trên 120 USD/cặp - sẽ được phân phối đến các trại giống ở Trung Quốc. Tại các trại giống, các kỹ thuật viên bằng nghiệp vụ sẽ tạo ra hậu ấu trùng cho người nuôi tôm. McIntosh cho biết hai dòng tôm thẻ chân trắng bố mẹ của CP - CP Turbo và CP Kong - có thể tạo ra sự thúc đẩy cho ngành tôm của Trung Quốc vì khả năng chống chọi với các bệnh tôm phổ biến và tốc độ tăng trưởng nhanh.

CP Turbo có khả năng chống chịu với hội chứng tôm chết sớm, hội chứng Taura, bệnh hoại tử hạ bì và hoại tử mô máu. CP Turbo là loại tôm khỏe với tốc độ tăng trưởng tốt. CP Kong là giống sạch bệnh đặc hiệu và có khả năng kháng bệnh đốm trắng. Do đó, “dòng tôm này khác với tôm bố mẹ APE (phơi nhiễm tất cả các mầm bệnh) từ Nam Mỹ, có triệu trứng bệnh đốm trắng”, McIntosh cho biết.

CPF cũng XK tôm sú bố mẹ sang Trung Quốc với 25.000 con được XK sang đây trong năm 2020. CPF đã thu hút được những khách hàng nuôi tôm sú vì hiện nay lợi nhuận của tôm sú cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.

"Chúng tôi đã thành công với tôm sú trong 3 năm qua với Trung Quốc là đối tác hàng đầu. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng lên ở Bangladesh, Malaysia và Việt Nam, thậm chí là tăng nhẹ ở Thái Lan. Tôm sú bố mẹ của chúng tôi có thể mang đến thành công trong năm nay cho công ty”, McIntosh cho biết.

(Theo undercurrentnes.com)

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường tại tỉnh Trà Vinh.

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường” được thực hiện tại xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang và xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải với các ao nuôi có diện tích 1.500m2/ao và hệ thống ao ương, ao lắng và ao xử lý nước thải; ao ương và ao nuôi được che phủ lưới với độ che nắng 65%. Trong ao ương và ao nuôi có lắp đặt đầy đủ hệ thống xi-phong, quạt nước và sục ô-xy đáy.

Điểm đặc biệt của dự án là cả 02 ao nuôi đều được lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động và hầm biogas. Đây là hệ thống có chức năng giám sát tự động các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi gồm ô-xy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, độ mặn; các chỉ số này nếu vượt ngưỡng cho phép hệ thống tự động gửi cảnh báo các thông số môi trường qua điện thoại thông minh để người nuôi kịp thời xử lý; đồng thời, lưu trữ, phân tích và truy xuất dữ liệu lịch sử vụ nuôi thường xuyên.

Đối với hầm biogas chứa các chất thải xi-phong từ ao nuôi từ đó hạn chế được ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra khí đốt người dân sử dụng thay thế gas hàng ngày tại trại nuôi. Dự án thực hiện thả nuôi với mật độ 200 con/m2 , áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 02 giai đoạn. Sau khoảng 70 ngày nuôi, tôm nuôi đạt kích cỡ bình quân 55,5 con/kg, sản lượng thu hoạch 10,162 tấn, tương đương năng suất đạt 34,64 tấn/ha/vụ, sau khi trừ chi phí mô hình cho lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng, tương đương 01 - 1,5 tỉ đồng/ha/vụ.

Khi tham gia dự án, các hộ nuôi sẽ được cán bộ khuyến nông tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, trong tháng nuôi đầu tiên tôm được ương nuôi hoàn toàn trong nhà kính nên việc quản lý, chăm sóc tốt hơn so với ao nuôi; tỉ lệ sống giai đoạn ương đạt 100%. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, tôm được đưa ra 02 ao nuôi. Ở giai đoạn này, do tôm giống thả nuôi có kích cỡ lớn, cộng với quy trình chăm sóc được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt, tất cả các thông số môi trường trong ao nuôi được kiểm soát tự động, dữ liệu được tích hợp vào phần mềm quản lý và đưa ra các cảnh báo kịp thời khi vượt ngưỡng cho phép nên tôm nuôi phát triển tốt, tỉ lệ sống bình quân đạt trên 94%.

Ông Nguyễn Văn Phùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh, chủ nhiệm dự án cho biết, trong những năm qua, nuôi tôm đã trở thành thế mạnh và con tôm được tỉnh Trà Vinh xác định là một trong những con nuôi chủ lực tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao đã được người nuôi tôm áp dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường ao nuôi ngày càng suy giảm... đã làm tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến người nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề.

Để giảm dịch bệnh, gia tăng tỉ lệ thành công trong nuôi tôm thì việc ổn định chất lượng nước là chìa khóa để thành công. Muốn ổn định được chất lượng nước, thì trước hết người nuôi cần phải theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng cách thông thường là đo bằng các test kit, thực hiện 01 - 02 lần trong ngày hay trong tuần thì sẽ không đảm bảo được sự an toàn cho tôm nuôi. Do vậy, cùng với việc hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 02 giai đoạn phù hợp với thực tế địa phương thì việc ứng dụng các công nghệ số, có khả năng giám sát liên tục các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng, có tốc độ biến đổi nhanh và đưa ra cảnh báo kịp thời là hết sức thiết thực.

Hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước được kết nối wifi và phần mềm theo dõi điều khiển trên điện thoại thông minh và máy tính với thời gian cập nhật dữ liệu là 02 phút/lần. Các dữ liệu này sẽ được cập nhật lên điện toán đám mây, giúp người nuôi tôm giám sát từ xa thông qua các thiết bị di động thông minh như điện thoại, ipad, máy tính bảng. Dữ liệu sẽ được so sánh với ngưỡng cho phép được cài đặt sẵn để thực hiện cảnh báo. Thông qua hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước, các yếu tố môi trường trong ao nuôi được quan trắc liên tục suốt ngày đêm, điều mà con người không thể làm được. Nhờ đó, có thể cảnh báo kịp thời cho người nuôi tôm.

Ngoài ra, hầm biogas xử lý được chất thải góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nước, hạn chế rủi ro dịch bệnh, đây cũng là mô hình từng bước ứng dụng công nghệ số vào nuôi tôm, là khâu then chốt để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phát triển hiệu quả và bền vững.

Bài, ảnh: QUANG MINH

Chủ đề