Gia lâm hà nội ở đâu

Huyện Gia Lâm là một quận/huyện thuộc Thành phố Hà Nội. Huyện Gia Lâm có tổng cộng 22 xã/phường/thị trấn.

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

Du lịch Chùa Kiến Sơ tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Chùa Kiến Sơ tọa lạc tại thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng có từ trước thế kỷ X ở nước ta. Chính Lý Công Uẩn hay lui tới chùa, nên khi lên làm vua là Lý Thái Tổ (1010 – 1028), nhà vua thường thỉnh Thiền sư Đa Bảo vào cung thưa hỏi yếu chỉ Thiền. Vua đã xuống chiếu trùng tu chùa. Chùa lúc bấy giờ có hơn một trăm tăng đồ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Di tích cổ còn rất ít. Chùa còn giữ chiếc khánh đá bề ngang 2,3m, cao 0,60m, dày 0,17m. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1975. Có dịp đến Gia Lâm - Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyên tham quan, vãn cảnh chùa Kiến Sơ, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Du lịch Chùa Keo tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Chùa Keo cách Luy Lâu khoảng 4km về phía đông, thờ bà Keo tức bà Pháp Vân là một trong tứ đại Phật Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) thời cổ ở Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chùa Keo luôn luôn là nơi lui tới hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cách mạng trong vùng. Chùa được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, khi đạo Phật bắt đầu du nhập vào nước ta. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần trùng tu lớn còn được ghi rõ trên các bia 1611, 1638, 1787... Chùa Keo còn giữ lại được 6 tấm bia đá, trong đó bia Hoằng Đinh 15 (1615) đã ghi kỹ lần trùng tu, tôn tạo chùa, 1 chuông đúc thời Cảnh Thịnh (l794), 1 khánh đồng, 8 đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, nhiều mảng chạm quí, đẹp mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Chùa Keo đã bị hư hại nhiều trong chiến tranh. Chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

Du lịch Đền Gióng Phù Đổng tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng (Khu di tích lịch sử đền Phù Đổng, Khu di tích lịch sử đền Gióng) nằm trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2013. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ (đền mẫu) thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền

Du lịch Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Khu di tích đền thờ Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên phi ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Là nơi thờ Đức Quốc Mẫu Ỷ Lan Nguyên phi. Quần thể khu di tích đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan gồm chùa, đền, điện, sơn trang nằm trong khuôn viên có sân, nhà thủy đình, cây xanh các loại rộng khoảng 3ha. Chừa và đển thờ Nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi là chùa "Bà Tấm '', đền "Bà Tấm '', chùa Cả, đền Cả. Nằm ở phía tay trái, trước cửa đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan là đôi rồng chầu bằng đá phủ phục, với đường nét, chạm khắc hết sức tinh xảo. Qua các bậc xây, du khách đi vào trong đền. Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, là nơi phụng thờ bà ngay chính trên quê hương Nguời. Đền có kiến trúc theo lối cung đình thời Lý, có 72 cửa, thuộc loại cổ nhất nước ta, cách không xa đền phía tay phải có chùa mang tên: "Linh Nhân tư Phúc Tự” do chính Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng cùng với hàng trăm ngôi chùa khác, được khánh thành tháng 03 năm Ất Mùi(1115). Trong đền và chùa hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quí và hiếm. Nổi bật là đôi sư tử điêu khắc bằng đá, sư tử được tạc từ một khối đá lớn, cao 1,20m, rộng 1,36m trong tư thế nằm phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại, tạo cho chúa sơn lâm một vẻ đẹp vừa uyển chuyển vừa oai hùng mạnh mẽ. Các chi tiết: đôi mắt to, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, mũi hở, hàm răng đều đặn, răng nanh to, nhọn và khỏe, nhất là chân mập. Có những móng cong sắc, quắp chặt, khiến cho người xem thấy rõ chứa sơn lâm tiềm ẩn sức mạnh phi thường. Tuy nhiên bằng tài nghệ điêu khắc khéo léo, tuyệt vời bằng cách sử dụng nhiều họa tiết đan móc, khi thì gợn nhỏ tựa lưng vào nhau thành đường viền quanh miệng, khi thì to sù lên ở vai, khi lại xếp thành những bông hoa hé nở ở móng và chân, khiến cho người xem có ấn tượng vật đang sống vẫn thở nhịp nhàng.

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!

Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...

Địa lý

Diện tích và dân số

Trước tháng 11 năm 2003, khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận trên được thành lập thì diện tích huyện chỉ còn là 108,446 km² với dân số 190.194 người.

Thủy văn

Có sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì), sông Đuống (ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anh và quận Long Biên), sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải, sông Thiên Đức chảy qua.

Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của huyện Gia Lâm là: phía bắc giáp thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Một con đường nhỏ trong khu dân cư của xã Bát Tràng.

Trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 13 tháng 12 năm 1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 6 xã: Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã: Giang Biên, Phúc Lợi, Trung Thành, Tiền Phong, Quyết Tiến, Quyết Thắng, Thạch Bàn, Toàn Thắng, Quyết Chiến, Tân Hưng, Đại Hưng, Cự Khối, Thừa Thiên, Quang Minh, Kim Lan) của tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập vào Hà Nội5 . Ngày 31 tháng 5 năm 1961, lập huyện Gia Lâm mới gồm 2 thị trấn và 31 xã6 :

  • 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên (trước thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
  • 31 xã: Hồng Tiến (Bồ Đề), Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ (Gia Thụy), Giang Biên, Phúc Lợi (Hội Xá), Trung Thành (Cổ Bi), Thạch Bàn, Quyết Chiến (Phú Thị), Quyết Thắng (Kim Sơn), Toàn Thắng (Lệ Chi), Tân Hưng (Kiêu Kỵ), Kim Lan, Quang Minh (Bát Tràng), Thừa Thiên (Đông Dư), Cự Khối, Quang Trung I (Trâu Quỳ), Quang Trung II (Yên Thường), Quyết Tiến (Đặng Xá), Văn Đức, Phù Đổng, Trung Hưng (Trung Màu), Tiền Phong (Yên Viên), Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang), Đại Hưng (Đa Tốn).

Ngày 13 tháng 10 năm 1982: thành lập thị trấn Đức Giang và thị trấn Sài Đồng7 .

Thị trấn Đức Giang có diện tích 133 ha, gồm phần đất của 2 xã Việt Hưng, Thượng Thanh, thị trấn Gia Lâm và thị trấn Yên Viên. Thị trấn Đức Giang đông giáp xã Việt Hưng, tây giáp xã Thượng Thanh, nam giáp thị trấn Gia Lâm, bắc giáp thị trấn Yên Viên.

Thị trấn Sài Đồng có diện tích 79 ha, gồm phần đất của 3 xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Hội Xá. Thị trấn Sài Đồng đông bắc giáp xã Hội Xá, tây giáp xã Gia Thụy, đông nam giáp xã Thạch Bàn.

Năm 1999, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, Yên Viên và 31 xã: Bát Tràng, Bồ Đề, Cổ Bi, Cự Khối, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Trâu Quỳ, Trung Màu, Văn Đức, Việt Hưng, Yên Thường, Yên Viên.

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng để thành lập quận Long Biên. Trong đó thị trấn Gia Lâm đổi tên thành phường Ngọc Lâm.8 Huyện Gia Lâm còn lại thị trấn Yên Viên và 21 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trâu Quỳ, Trung Màu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển xã Trâu Quỳ thành thị trấn Trâu Quỳ.9 Như vậy, huyện Gia Lâm có 2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên, giữ ổn định đến nay.

Trên địa bàn huyện Gia Lâm đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như khu đô thị Đặng Xá 1, khu đô thị Đặng Xá 2, khu đô thị Dương Xá, khu đô thị Trâu Quỳ, khu đô thị Lâm Viên Villas, khu đô thị Vincity Gia Lâm, khu đô thị Yên Viên, khu đô thị Đình Xuyên, khu đô thị Yên Thường...

Truyền thống

Đình Dương Đanh, Dương Xá là nơi thờ sứ quân Lý Khuê

Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới. Chẳng hạn như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...

Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam.

  • Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm
  • Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm
  • Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm);
  • Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.
  • Công chúa Lê Ngọc Hân là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm ngày nay.
  • Lý Thường Kiệt - Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập –hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây ( Cam Túc, Trung Quốc). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.

Nơi đây là phát hiện nhiều di tích khảo cổ quan trọng.

Hội Gióng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ở Hà Nội có hai Lễ hội Gióng, một ở Sóc Sơn (diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng) và một ở huyện Gia Lâm nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Thánh Gióng. Lễ hội Gióng ở huyện Gia Lâm tổ chức muộn hơn và có những đặc trưng rất riêng. Hàng năm, lễ hội truyền thống này thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.

Thôn Đình Vỹ - xã Yên Thường có lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày 20-08 (âm lịch)và đình làng thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi có truyền thống đấu tranh và là một trong hàng trăm nơi hậu phương vững chắc cho kháng chiến trong cả nước. Ngoài ra, truyền thống hiếu học-tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy nên có rất nhiều con em trong làng đỗ vào các trường Đại học trong cả nước.

Thôn Xuân Dục, thuộc xã Yên Thường có lễ hội truyền thống vào ngày 10-03 âm lịch. Là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời, giữ gìn bản sắc dân tộc. Lễ hội có các trò chơi truyền thống như quan họ, cờ người,... Là làng có diện tích và dân số đông nhất xã, Xuân Dục là trung tâm văn hóa đời sống của cả xã. Làng cũng có truyền thống hiếu học lâu đời.

Làng nghề

Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm:

  • Bát Tràng (sản xuất gốm sứ)
  • Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ)
  • Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc,quần áo)
  • Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi)
  • Phù Đổng (nuôi bò sữa)
  • Văn Đức, Yên Thường (sản xuất rau sạch, rau an toàn)

Hành chính

Có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm hai khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống gồm:

  • Cụm Bắc Đuống: Thị trấn Yên Viên, Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
  • Cụm Nam Đuống: Thị trấn Trâu Quỳ, Cổ Bi, Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.

Đường phố

  • Bát Khối
  • Cổ Bi
  • Đa Tốn
  • Đặng Phúc Thông
  • Đình Xuyên
  • Dương Hà
  • Dương Quang
  • Dương Xá
  • Hà Huy Tập
  • Kiêu Kỵ
  • Ngô Xuân Quảng
  • Nguyễn Bình
  • Nguyễn Đức Thuận
  • Nguyễn Huy Nhuận
  • Ninh Hiệp
  • Phan Đăng Lưu
  • Phù Đổng
  • Phú Thị
  • Thiên Đức
  • Trâu Quỳ
  • Trung Màu
  • Ỷ Lan
  • Yên Thường

  • Quốc lộ 1A
  • Quốc lộ 5
  • Quốc lộ 3
  • Quốc lộ 17
  • Quốc lộ 18B
  • Đường vành đai 3
  • Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
  • Đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn
  • Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
  • Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
  • Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
  • Đường sắt Yên Viên - Cái Lân
  • Đường sắt Hà Nội - Lào Cai
  • Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
  • Thị trấn Trâu Quỳ có học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Xã Kim Sơn có học viện Tòa án Việt Nam
  • Xã Lệ Chi có trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà nội
  • Xã Dương Xá có trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, và Cao đẳng Nghề kỹ thuật - Mỹ nghệ.
  • Xã Yên Thường có trường Cao đẳng xây dựng công trình Đô thị Hà nội
  • Xã Yên viên có Trường Cao đẳng Nghề Điện
  • Xã Cổ Bi có Trường Trung Cấp Nghề Cơ Khí Xây dựng

Trên địa bàn huyện có nhiều trường Trung học phổ thông như:

  • Trường THPT Thị trấn Yên Viên
  • Trường THPT Dương Xá
  • Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
  • Trường THPT Cao Bá Quát
  • Trường THPT Bắc Đuống
  • Trường THPT Lê Ngọc Hân
  • Trường THPT Lý Thánh Tông
  • Trường THPT Tô Hiệu
  • Trường THPT quốc tế Wellspring

Tham khảo

  1. ^ a ă [1]
  2. ^ UBND huyện Gia Lâm nhiệm kỳ 2011 - 2016
  3. ^ HĐND Nhiệm kỳ 2011 - 2016
  4. ^ Huyện ủy Gia Lâm nhiệm kỳ 2011 - 2016
  5. ^ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
  6. ^ Quyết định 78-CP năm 1961 về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội
  7. ^ Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội
  8. ^ Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  9. ^ Nghị định 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

(Nguồn: Wikipedia)

Video liên quan

Chủ đề