Giả kim thuật sư review

Trước Fullmetal Alchemist thì mình đã có quá đủ kinh nghiệm đau thương với các bộ chuyển thể rồi. Nào là Dragonball Evolution, “đỉnh cao” của live action, rồi thì Shingeki no Kyojin hay Ghost in the shell. Khá khẩm nhất trong các bộ live action có lẽ là Tokyo Ghoul và Rurouni Kenshin, Tokyo Ghoul với mình thì hơi chán, có lẽ thích mỗi Rurouni Kenshin. Thế nên thực sự cũng không đặt nhiều hy vọng lắm vào Fullmetal Alchemist hay sắp tới là Bleach.

Ấn tượng đầu tiên với FMA là kỹ xảo khá ổn (chắc do có Netflix đầu tư) tuy rằng CGI vẫn khá giả. Nhưng ít ra CGI ở mấy chỗ thực hiện giả kim thuật cũng được, bối cảnh được làm khá tốt, góc quay đẹp, nhưng cũng không thực sự ấn tượng lắm.

Một bản live action thì điều quan trọng là làm sao giữ được cái hồn của tác phẩm gốc. Điều này theo mình FMA làm tương đối ổn. Trước nay các bản live action vốn bị chê tơi tả ở khâu tạo hình nhân vật thì ở FMA, khâu này lại khá tốt. Nhưng mà dù sao chọn Yamada Ryosuke vào vai một cậu nhóc 15-16 tuổi như Edward thì vẫn không hợp vì mặt già hơn tuổi. Edward trong nguyên tác cũng khá là nhây và lầy, nhưng cũng có lúc rất người lớn, rất sâu sắc. Lên live action thì cái sự nhây và lầy gần như không có, mình khá hụt hẫng vì điều này, nhưng diễn xuất của Yamada lại tốt nên cũng khó chê trách gì hơn. Các nhân vật còn lại như Mustang, Hughes, Alphonse hay Winry đều tròn vai, không quá nổi trội. Có lẽ cái điểm mình không hài lòng nhất là thằng cha Tucker nhìn chưa đủ độ khốn nạn mà thôi.


[QUẢNG CÁO] Clip từ HIỆP SĨ BÃO TÁP


Giả kim thuật sư review
Giả kim thuật sư review

FMA là một bộ manga nổi tiếng, hai bản chuyển thể anime là Fullmetal Alchemist và Fullmetal Alchemist Brotherhood cũng được đánh giá cao. Bản thân mình nói thật chưa xem được bao nhiêu, mới được khoảng 15 tập của FMA nên khó mà so sánh giữa anime và live action về mặt cốt truyện. Nhưng từ những gì mà mình thấy thì live action làm hơi khác anime một chút, có phần rush. Khâu biên tập kịch bản cũng chưa thực sự tốt khi nửa cuối phim diễn ra khá nhàm chán, các vấn đề được set up khá ổn nhưng khâu giải quyết thì lại quá chán và chóng vánh. Thậm chí phim còn không có nổi một cao trào đúng nghĩa. Cộng với việc nhịp phim không đều khi nửa đầu khá nhanh còn nửa sau chậm và chán đi hẳn thành ra xem phim thấy rất hẫng.

Giả kim thuật sư review
Giả kim thuật sư review

Nhưng dù sao, tuy rằng khá thất vọng vì bản live action của một manga/anime shounen như FMA lại khá chán thì đây cũng có thể coi là một bản live action tôn trọng nguyên tác. Để xem giải trí thì cũng được, đấy là chưa kể trong phim cũng có một số phân cảnh khá hay và cảm động. Nói chung dù chưa đến mức hay nhưng live action của FMA cũng thuộc dạng ổn. Tuy vậy thì với mình như thế là chưa đủ vì FMA rất có tiềm năng trở thành một live action hành động tốt hơn thế này nhiều.

Chắc hẳn thời gian gần đây mọi người đã xem kha khá review về chất lượng [Fullmetal Alchemist – Cang Giả Kim Thuật Sư] (1) | [FMA] rồi nhỉ? Có review khen, cũng có review chê, có người nói không bằng bản gốc, có người nói chất lượng khá ổn,… vì khá nhiều ý kiến trái chiều về ấn phẩm này nên TBQ quyết định thực hiện một bài review thật chi tiết.

Liệu khi đặt 2 phiên bản Nhật và Việt lên bàn cân, đâu mới là phiên bản nhỉnh hơn!? 

(Lưu ý: Đây là bài【REVIEW THÀNH PHẨM】liên quan đến thiết kế, giấy,… và những chi tiết nhỏ trong sách. Những phần khác như dịch thuật, nội dung,… sẽ không được nhắc đến trong bài viết. Nếu bạn có nhu cầu xem Review những đó, hãy theo dõi trong bài viết khác của TBQ Page) 


>>>【PREVIEW】Những cái tên bảo chứng cho chất lượng của [Cang Giả Kim Thuật Sư] Fullmetal Edition

TỔNG THỂ BÌA + KHỔ SÁCH | (BẢN NHẤT > BẢN VIỆT)

Giả kim thuật sư review

Như mọi người cũng biết, Bản Việt có kích thước 13 x 18 cm (khổ truyện to được nhiều NXB áp dụng hiện nay) trong khi Bản Nhật có kích thước 15 x 21 cm.

Nhìn tổng thể bìa được thiết kế bám theo phiên bản gốc, kí hiệu quen thuộc của bộ truyện được lồng vào tựa truyện khá ổn.

Tuy nhiên vì thích truyện có kích thước to hơn một chút nên mình vẫn ưng Bản Nhật hơn Bản Việt ở phần khổ truyện.


ĐỘ DÀY | (BẢN NHẬT > BẢN VIỆT)

Giả kim thuật sư review

Bản gốc sử dụng loại giấy C (Couche) vì vậy ngay từ lúc biết NXB Kim Đồng chỉ dùng giấy thường cho truyện thì mình đã biết trước Bản Việt sẽ khó lòng dày bằng Bản Nhật. Tuy nhiên, khá ngạc nhiên khi đặt cạnh nhau, Bản Việt không chênh lệch mấy và có thể thấy định lượng giấy dành cho Bản Việt là loại khá ổn.


BÌA BÓNG | (BẢN NHẬT < BẢN VIỆT)

Giả kim thuật sư review

Thành thật mà nói, bìa bóng chính là một điểm cộng vô cùng lớn với Bản Việt này và thậm chí mình xin nói luôn là nội cái bìa bóng này thôi cũng đáng để các bạn ra nhà sách hốt ngay truyện rồi.

Lý do là ngoài bộ truyện này ra chắc sẽ khó có bộ truyện nào mà đơn vị phát hành dám thực hiện bìa bóng cho truyện! Chi phí cao, rủi ro in lệch (chạy chữ) trên bìa,… là những nguyên do khiến ngay cả ở Nhật cũng hiếm có ấn phẩm nào được có bìa bóng này. Vậy mà Bản Việt lại có!

Nếu phải so sánh giữa Bản Nhật và Bản Việt thì Bản Việt dùng loại nhựa bóng, trơn còn bảng Nhật dùng loại nhựa có độ ma sát hơn, cầm không trơn nhưng vẫn trong và không sần. Cả hai loại bìa trong này đều bị xước (dù có bọc trong giấy bóng đi chăng nữa).

KHI THÁO RA

Giả kim thuật sư review

Bản Việt có màu trắng hơn so với Bản Nhật. Hoa văn in phía trong thì bản Việt in kiểu hơi nổi, còn bản gốc thì phẳng lì. Cả 2 đều được in sắc nét, ngay cả những nét màu trắng rất nhỏ cũng không hề có hiện tượng gián đoạn.

Vậy nên mình xin chọn Bản Việt nhỉnh hơn Bản Nhật về phần bìa bóng này.


BÌA TRƯỚC – SAU | (BẢN NHẬT = BẢN VIỆT) 

Giả kim thuật sư review

Giả kim thuật sư review

Bản Việt có màu vàng in kém tươi hơn một chút, áo của Edward nghiêng về màu đỏ hơi hồng, còn Bản Nhật thì lại có nghiêng về hướng màu cam.

Các chi tiết in rất sắc nét, không có hiện tượng nhoè, đặc biệt màu đen sâu hơn Bản Nhật


BÌA TRONG | (BẢN NHẬT = BẢN VIỆT)

Giả kim thuật sư review

Bìa trong 2 bản có sự khác nhau về màu giấy và cả màu mực. Bản Nhật in loại giấy trắng hơn và mực có màu đỏ tối. Bản Việt lại dùng giấy có chút vàng-đỏ cùng mực in màu đỏ tươi. Về mặt chi tiết thì Bản Việt nét hơn nhưng không đáng kể.


CÁCH LÀM BÌA | (BẢN NHẬT < BẢN VIỆT) 

Giả kim thuật sư review

Mặc nhiều người nói Bản Việt còn lâu mới bằng Bản Nhật thì đây chính là một phần ăn điểm của bản nước ta. Trong khi Bản Nhật phải dán keo ghép tờ giấy bìa trắng với 1 tờ giấy đỏ trông khá nham nhở thì Bản Việt dùng hẳn loại giấy có sẵn 2 mặt đúng màu trắng-đỏ không cần phải dán lại. Việc này giúp bảo quản bìa tốt hơn rất nhiều (vì như mọi người thấy phần giấy đỏ của mình muốn bong tới nơi rồi!)


GIẤY | (BẢN NHẬT = BẢN VIỆT) 

Giả kim thuật sư review

Mình nghĩ chắc hẳn qua nhiều bài Review so sánh giữa 2 phiên bản, vấn đề mọi người quan tâm (và tranh cãi nhiều nhất) chính là chất giấy.

Chất của Bản Nhật dày hơn Bản Việt (là điều hiển nhiên), tuy nhiên, tình trạng thấu trang vẫn xuất hiện ở cả 2 phiên bản chứ không chỉ xuất hiện ở Bản Việt như nhiều người đánh giá.

Ngoài ra cả 2 loại giấy đều có màu trắng sáng chứ không phải giấy màu ngà. Và loại giấy của Bản Nhật sẽ phù hợp với việc sưu tầm hơn là mua để đọc bởi màu trắng sáng của giấy và màu đen đậm sẽ khiến mắt dễ mỏi khi đọc quá lâu.

Loại giấy mà NXB Kim Đồng chọn cũng không quá thấu vì vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng vì chất giấy không mong muốn mà bỏ qua ấn phẩm này.


TRANG MÀU | (BẢN NHẬT = BẢN VIỆT) 

Như mình nói ở trên thì Bản Nhật sẽ có màu đỏ tươi nghiêng về cam cho các phần màu (đặc biệt là áo của Edward), còn Bản Việt sẽ có màu đỏ nghiêng về hồng. Đây là điểm khác nhất giữa các trang màu còn lại Bản Việt có màu tương đương với Bản Nhật (phải giống hơn 85%).

Tùy theo mắt nhìn của từng người sẽ thấy màu đỏ Bản Nhật hay Bản Việt đẹp hơn, nên mình chọn cả 2 bản tương đương nhau về những trang màu.

Giả kim thuật sư review

Giả kim thuật sư review


IN TRẮNG ĐEN | (BẢN NHẬT > BẢN VIỆT) 

Dù trước đó Bản Việt luôn theo khá sát Bản Nhật thì phần In trắng đen này lại là một điểm yếu của Bản Việt.

Vì dùng loại giấy C nên Bản Nhật cho ra màu đen sâu hơn, các chấm cũng được in đều, còn Bản Việt có màu đen hơi ngả xám, phần xám đậm hơn Bản Nhật. Độ sắc nét cả hai bản tương đương nhau. Tuy nhiên ở Bản Việt vẫn xảy ra một số lỗi như các chấm nhỏ không được tách bạch, vài trang in có hiện tượng chấm tròn không đều, nên không được mịn như Bản Nhật.

Giả kim thuật sư review

Dù vậy, đây cũng chỉ là một số lỗi nhỏ vì nhìn chung, truyện vẫn được in khá ổn với đầy đủ nét và đẹp hơn một số truyện tranh khác trên thị trường. Bên cạnh một số chỗ lỗi, hầu hết trang truyện của Bản Việt đều đẹp ngang ngửa Bản Nhật.

Giả kim thuật sư review

Về phần lỗi in ấn, mình nghĩ nguyên nhân chính đến từ việc công nghệ in ấn ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa thể theo kịp Nhật Bản do đó khó có thể xử lý tốt những thứ “ngoài khả năng” như trong trường hợp này.


CHẾ BẢN RUỘT (SFX VÀ FONT CHỮ) | (BẢN NHẬT = BẢN VIỆT) 

Theo như NXB Kim Đồng quảng cáo, toàn bộ chữ tiếng động (SFX) trong Bản Việt này đều được vẽ tay toàn bộ nhằm tôn trọng bản gốc. Bên dưới chỉ là một trang trong vô số những trang có SFX hoành tráng của Bản Việt.

Giả kim thuật sư review


KẾT

Chỉ với riêng phần【REVIEW THÀNH PHẨM】này cũng có thể thấy được chất lượng Bản Việt so với Bản Nhật không hề thua kém.

Với mức giá thấp hơn khá nhiều so với Bản Nhật (giá bằng 1/4 bản gốc) và không quá đắt ở thị trường Việt Nam (khi mà những ấn phẩm khổ thường đã có giá 40+k) thì [FMA] Bản Việt thực sự vượt ngoài mong đợi của mình.

Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn khách quan nhất về tác phẩm cũng như giúp bạn cân đo được giá trị thực sự của Bản Việt khi so sánh với Bản Nhật. Mình tin rằng nếu bạn đã mua và có cơ hội sở hữu cả 2 phiên bản, bản sẽ thấy Bản Việt chúng ta chẳng hề kém ai cả.


[Cang Giả Kim Thuật Sư] ra mắt vào Thứ Hai 28/10/2019 với tiến độ 2 tháng/ tập và giá bìa 69.000 vnđ.

Đặc biệt, nếu bạn muốn nhận Poster Khổ Lớn (đặc biệt và không được tặng kèm khi mua truyện), hãy nhanh tay tham gia Event BÌNH CHỌN THÁNG NÀY MUA GÌ – NHẬN TRUYỆN ĐỈNH TRONG THÁNG nhé!