Giá dầu diesel năm 2023

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng mạnh hơn nữa vào năm tới, song tốc độ chậm hơn chút so với năm 2022, với sức tiêu thụ được hỗ trợ bởi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn và kinh tế toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh.

Một cơ sở khai thác dầu tại Jubail (Saudi Arabia).

Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 2,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023 trong khi nhu cầu năm nay vẫn không thay đổi, ở mức 3,36 triệu thùng/ngày.

Mức tiêu thụ dầu mỏ đã tăng trở lại sau khi giảm trong năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 và dự báo trong năm 2022 sẽ vượt mức tiêu thụ của năm 2019 ngay cả khi giá dầu mỏ tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, giá dầu thô cao và đại dịch COVID-19 đã làm giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của thế giới năm nay.

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/7. Chốt phiên giao dịch tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 8 đã giảm 8,25 USD (7,9%) còn 95,84 USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent biển Bắc giao sau đã rời mốc 100 USD còn 99,49 USD/thùng sau khi giảm tới 7,61 USD (7,1%).

Diễn biến giá dầu là do chịu ảnh hưởng của đồng USD tăng giá mạnh. Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với 6 đồng tiền khác trong rổ dự trữ ngoại tệ quốc tế, đã tăng 0,05% lên 108,0720 vào cuối phiên giao dịch ngày 12/7, sau khi tăng 0,95% ở phiên giao dịch trước đó. Việc đồng USD tăng giá làm gia tăng sức ép lên giá dầu - loại hàng hóa giao dịch bằng đồng USD.

Trong báo cáo, OPEC nêu rõ: “Trong năm 2023, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ổn định trong bối cảnh đạt được sự cải thiện trong tình hình địa chính trị cùng với những tiến bộ trong nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ dầu mỏ”.

Theo OPEC, dự báo trên được đưa ra với giả định cuộc xung đột ở Ukraine không leo thang và những mối đe dọa như lạm phát tăng cao sẽ không gây tác động nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trước đó, ngày 2/6, OPEC và các nước đối tác (OPEC+) đã đồng ý tăng sản lượng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine làm khuấy đảo thị trường năng lượng toàn cầu.

Cụ thể, OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong cả tháng Bảy và tháng Tám. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kết thúc đợt cắt giảm sản lượng lịch sử mà OPEC+ đã thực hiện trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát.

Quyết định được OPEC + đưa ra khi thế giới đang vật lộn với giá năng lượng tăng cao. Các chính phủ, bao gồm cả chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã kêu gọi các nhà sản xuất tăng sản lượng trong nỗ lực kiềm chế tăng giá.

MINH CHÂU

BNEWS Ngân hàng Citi ngày 6/6 đã nâng dự báo giá dầu năm 2022 và 2023 khi nguồn cung bổ sung từ Iran có khả năng bị trì hoãn lâu, khiến tình hình cung cầu trên thị trường thắt chặt hơn nữa.

Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Citi ngày 6/6 đã nâng dự báo giá dầu trong năm nay và triển vọng giá trung bình cho năm 2023, khi nguồn cung bổ sung từ Iran có khả năng bị trì hoãn lâu, khiến tình hình cung cầu trên thị trường thắt chặt hơn nữa.
Citi cho biết sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran là yếu tố chính làm gia tăng sự thắt chặt trên thị trường dầu. Ngân hàng này hiện dự đoán việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran sẽ bắt đầu tác động đến thị trường dầu trong quý đầu tiên của năm sau, ban đầu sẽ bổ sung thêm 0,5 triệu thùng/ngày và sau đó là 1,3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023. Trước đó, Citi dự đoán việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran sẽ giúp nguồn cung dầu gia tăng vào giữa năm 2022.
Trước sự thắt chặt hơn nữa của thị trường, Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý II năm nay thêm 14 USD lên 113 USD/thùng, và mức giá dự đoán cho quý III và quý IV cũng được tăng thêm 12 USD lên lần lượt 99 USD và 85 USD. Citi dự đoán giá dầu Brent trung bình ở mức 75 USD/thùng trong năm 2023, tăng 16 USD so với dự báo trước đó.
Dù sản lượng và lượng dầu xuất khẩu của Nga đang tiếp tục giảm, nhưng Citi cho rằng các dự đoán rằng sản lượng dầu của Nga sẽ giảm 2-3 triệu thùng/ngày là mang tính phóng đại. Theo ngân hàng này, việc chuyển hướng các dòng xuất khẩu dầu sang châu Á có thể khiến sản lượng và lượng dầu xuất khẩu của Nga không giảm quá nhiều, mà có khả năng chỉ giảm trong khoảng 1-1,5 triệu thùng/ngày.
Citi cho biết trong số 1,9 triệu thùng/ngày trước đây được xuất khẩu sang châu Âu bằng đường biển, khoảng 900.000 thùng/ngày có thể được chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay có thể duy trì chỗ đứng ở một số thị trường ở châu Âu có ít khả năng tiếp cận với các nguồn cung dầu không phải từ Nga.
Ngoài ra, Citi dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng trưởng yếu hơn trong năm 2022, ở mức 2,3 triệu thùng/ngày, vì các “cơn gió ngược” về kinh tế, tình hình phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Trung Quốc và giá cả ở mức cao./.

Chủ đề