Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ một đời dãi nắng dầm sương

        Ca dao có nhiều bài nói về nỗi nhớ. Bài ca dao dưới đây là một trường hợp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

        Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

        Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

        Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là:

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

                               (Chế Lan Viên)

        Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả cà với tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

                                                   (Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

        Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

        Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

        Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

        Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

Ơn cha bóng núi âm thầm
Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn
Một đời dãi nắng dầm sương
Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào

.Câu 4(2.0 điểm):Xác địnhvà nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu ca dao:“Ơn cha bóng núi âm thầm / Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn”.

Kể tên 5 loại món ăn đi kèm với bánh xèo? (Ngữ văn - Lớp 3)

3 trả lời

Viết đoạn văn cảm nghĩ về bà của em (Ngữ văn - Lớp 6)

4 trả lời

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi"?" và phần kiến thức mở rộng về bài thơ Đất nước ở trong tim do Toplời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/ Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường”?

- Qua câu thơ trên, tôi thấy các anh bộ đội là những người đáng được chúng ta khâm phục nhất, ngưỡng mộ nhất. Thời chiến, các anh vác súng ra biên cương bảo vệ quê hương đất nước. Các anh chẳng màng sợ hãi, chẳng quản những khó khăn, thử thách mà cuộc chiến mang lại. Họ cũng chẳng sợ một ngày nào đó sẽ ngã xuống lúc nào không hay. Họ chỉ biết, họ là những người quan trọng nhất, mang trọng trách cao cả mà Tổ quốc đã giao phó. Thời bình những tưởng họ sẽ được nghỉ ngơi, nhưng không. Khi có dịch bệnh, họ lại vác ba lô trên vai vào rừng để nhường chỗ nghỉ ngơi, tập luyện của mình cho những người bệnh nằm, nghỉ ngơi, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các anh áo xanh còn nấu cơm dọn dẹp, chăm sóc những người bệnh. Thật vậy, các anh luôn luôn được chúng ta nhìn bằng mộ ánh mắt đầy trìu mến, nói lời cảm ơn. Kể làm sao cho hết được công lao của những người lính ấy!

Kiến thức mở rộng về bài thơ Đất nước ở trong tim

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đất nước ở trong tim

Bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo Chu Ngọc Thanh được sáng tác trong thời kì đất nước đang đói mặt với dịch Covid-19.

2. Thể thơ Đất nước ở trong tim

- Bài thơ Đất nước ở trong tim được viết theo thể thơ tự do.

- Phương pháp biểu đạt chính: biểu cảm

3. Tình nghĩa đồng bào nhân dân Việt Nam trong bài thơ Đất nước ở trong tim

Trong cuộc chiến đại dịch Covid-19 tình nghĩa đồng bào nhân dân Việt Nam đã được phát huy và nhắc đến nhiều, vậy thế nào là tình nghĩa đồng bào? Đó là tình yêu thương, sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Thật vậy, từ xa xưa, nhân dân ta đã luôn san sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Trong những cuộc kháng chiến gian lao, vất vả mà đặc biệt là khi đối mặt với nạn đói 1945, thực hiện khẩu hiểu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no", nhân dân ta đã cùng đồng lòng, đồng sức góp gạo, góp tấm chăn vừa để phục vụ kháng chiến, bày tỏ lòng chân thành và cảm kích tới những người ở tuyến đầu lửa đạn vừa để giúp đồng bào nghèo khó có cơm ăn. Trong thời đại dịch covid 19 hiện nay, nhân dân ta đã giúp đỡ, yêu thương đồng bào thiểu số, những người gặp khó khăn bằng việc quyên góp, bù đắp về cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong văn học, có rất nhiều câu tục ngữ, ca dao hay những tác phẩm nói về tình yêu thương giữa con người với con người như "Thương người như thể thương thân", “Lá lành đùm lá rách". Thật vậy, tình nghĩa đồng bào chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Có tình yêu thương, sự san sẻ, đùm bọc giữa con người với con người, đất nước ta sẽ phát triển bền vững. Không có sự sẻ chia, tình nghĩa, chung tay giữa các dân tộc anh em trong một nhà, đất nước sẽ chẳng thể nào phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn giúp đỡ người khác vẫn còn có những kẻ sống chỉ biết chuộc lợi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng đem lòng yêu thương, san sẻ với ai đó. Cần phải xác định đúng đối tượng để trao đi yêu thương, tuyệt đối không được để trái tim yêu thương của mình bị người khác lợi dụng. Qua đây, mỗi chúng ta hãy biết yêu thương lẫn nhau, có như vậy đất nước mới giàu mạnh và phát triển bền vững.

4. Bài thơ Đất nước ở trong tim

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Tác giả: Chu Ngọc Thanh)

5. Một số đề đọc hiểu về bài thơ Đất nước ở trong tim

Đề số 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không?

Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

(Cô giáo Chu Ngọc Thanh)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ "Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/ Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường" ?

Câu 3: Qua khổ thơ thứ 2 anh/chị thấy được phẩm chất tốt đẹp gì của dân tộc ta? Nêu suy nghĩ ngắn gọn về phẩm chất đó.

Đáp án:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do.

Câu 2:

Hai câu thơ nói về sự hi sinh của những người bộ đội trong các công tác phòng chống dịch. Họ đã phải vào rừng, nhường lại chiếu giường đủ đầy cho những người phải cách li. Đó là sự hi sinh thầm lặng mà cao cả

Câu 3:

Qua khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta. Đó là sự đồng lòng, trên dưới cùng chung một ý chí, một quyết tâm để đẩy lùi dịch bệnh. Cả nước cùng nhau ra trận, mỗi người dân chính là1 chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch. Tinh thần ấy đã được phát huy từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta và đế bây giờ vẫn luôn ngời sáng.

Đề số 2:

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm dược những diều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn dược cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy dang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

(Trích “Đất nước ở trong tim" của cô giáo Chu Ngọc Thanh)

Câu 1. Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ nhưng làm được những điều phi thường?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/ Để họ nghỉ ngơi nơi dầy đủ chiếu giường"?

Câu 3. Qua khổ thơ thứ hai, anh/ chị thấy được phẩm chất tốt đẹp gì của dân tộc ta? Nếu suy nghĩ ngắn gọn về phẩm chất đó.

Đáp án:

Câu 1: Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ nhưng làm được những điều phi thường là vì:

- Tính nhân văn được cất vào sâu thẩm.

- Giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Câu 2: Hai câu thơ "Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/ Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường" có thể hiểu:

- Tinh thần hy sinh vì nhân dân phục vụ các đồng chí bộ đội thật đáng biểu dương.

- Khẳng định tinh thần đồng bào cao quý, sẵn sàng sẻ chia trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.

Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai ta thấy được: Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.

=> Đây là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy càng trở nên thiêng liêng cao quý trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách; giúp chúng ta vững bước vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy.

Video liên quan

Chủ đề