Em hiểu gì về quan niệm nhân sinh làm trai của tác giả trong bài Đập đá ở Côn Lôn

Em hiểu gì về quan niệm nhân sinh làm trai của tác giả trong bài Đập đá ở Côn Lôn

Show

Phan Châu Trinh (1872-1926)

  • Hiệu là Tây Hồ, Hy Mã; tự là Tử Cán
  • Ông đỗ Phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, nhưng sau một thời gian ngắn đã bỏ quan và chuyên tâm theo sự nghiệp cứu nước.
  • Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi ở trong nước, có lúc ở Pháp, Nhật.
  • Năm 1908, ông bị khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nên bị bắt và đày ra Côn Đảo, đến năm 1910, nhừ sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp), ông được thả.
  • Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
  • Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. 
  • Các tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tinh hồn quốc ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch)...

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai. Thời điểm này, ông bị đày ra nhà tù Côn Đảo vì tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.

Thể thơ - chữ viết

Thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Nôm

Chủ đề

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa lên hình tượng người chí sĩ cách mạng với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt, hiên ngang; lòng tự hào với sự nghiệp cứu nước chính nghĩa, ý thức rõ ràng về công việc lớn lao mà mình đang làm; luôn giữ vững ý chí chiến đấu, khí phách coi thường hiểm nguy.

Bố cục

Bài thơ được chia làm 2 phần:

  • Phần 1 (4 câu thơ đầu): Công việc đập đá cũng như tư thế, khí phách của người tù
  • Phần 2 (4 câu thơ sau): Ý chí kiên cường của người tù cách mạng trong cảnh tù đày

NỘI DUNG

1. Bốn câu thơ đầu

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy mống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn

1.1. Câu thơ thứ nhất

  • Miêu tả bối cảnh không gian tạo nên tư thế của người tù: ở biển trời Côn Đảo với tư thế "đứng giữa" đất Côn Lônbiển rộng, non cao cho thấy tư thế làm chủ, hiên ngang, sừng sững.
  • "Làm trai": là quan niệm sống tích cực của các nhà nho phong kiến, thể hiện trách nhiệm với bản thân, đất nước; khát vọng làm việc lớn, việc có ích giúp nước giúp đời, lập công thành danh, có được sự nghiệp để lại tiếng thơm muôn đời; thể hiện chí khí hào hùng, lẫm liệt, ngang tàng của người tù yêu nước.

Phan Bội Châu cũng đã từng nói: "Làm trai phải lạ ở trên đời/ Há để càn khôn tự chuyển dời"

Trong ca dao cũng có câu về chí làm trai: "Làm trai cho đáng nên trai/ Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên"

Nguyễn Công Trứ cũng có bài "Chí làm trai"

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,

Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.

→ Cả câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng của người tù.

1.2. Ba câu thơ sau (câu 3, 4, 5)

  • Lừng lẫy: là tính từ chỉ sự vang dội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang; từ đó cho thấy khí thế hiên ngang như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt của người tù.
  • Làm cho lở núi non: cho thấy sức mạnh ghê gớm của người tù; là hình ảnh hùng vĩ, vang dội, như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa.
  • Các hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi thường: "xách búa, ra tay", "đánh tan năm bảy mống, đập bể mấy trăm hòn"...
  • Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường thử thách, gian nan.

Ba câu thơ vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc: dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo, vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường nhờ lối nói phóng đại.

Bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc, vất vả thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì như một người dũng sĩ. Đó là một con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời.

2. Bốn câu thơ sau

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng càng bền dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc cỏn con

2.1. Hai câu thơ 5&6

  • Thân sành sỏi: thân phận người tù khổ sai như mảnh sành, hòn sỏi, người ta giày xéo, vùi dập nhưng không quản ngại.
  • Dạ sắt son: dạ rắn như sắt, đỏ như son, thủy chung, không bao giờ thay đổi, dù nắng mưa dãi dầu vẫn không sờn lòng.
  • Sử dụng phép đối ý: đối giữa sự gian nan và sức chịu đựng (tháng ngày bao quản, mưa nắng) với ý chí chiến đấu bền bỉ của người tù cách mạng (thân sành sỏi, càng bền dạ sắt son)

Hai câu thơ như một lời khẳng định: tháng ngày lao khổ chỉ càng tôi luyện sức bền bỉ dẻo dai, hun đúc thêm ý chí chiến đấu sắt son của người tù cách mạng.

2.2. Hai câu thơ 7&8

  • Vá trời: nhắc lại sự tích Nữ Oa vá trời. Từ đó gợi ra hình ảnh "những kẻ vá trời" ngụ ý muốn nói những kẻ đập đá, làm lở núi non chính là những kẻ luyện đá vá trời, những kẻ đưa vai phù nghiêng đỡ lệch cho vận mệnh đất nước, chứ không phải tù khổ sai.
  • Những kẻ vá trời khi lỡ bước: ý muốn nói "những kẻ vá trời" gặp tai ách, rủi ro.
  • Gian nan, tù đày chỉ là việc nhỏ bé, "việc cỏn con", không đáng kể so với lí tưởng cứu nước to lớn của họ. Thực tế bản án mà Phan Châu Trinh phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng hoàn toàn không phải là "việc cỏn con".
  • Sử dụng phép đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với thử thách phải gánh chịu.

→ Hai câu thơ cho thấy khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son nhờ lối nói khoa trương, phóng đại.

Bốn câu thơ cuối là những suy nghĩ có tầm vóc của người chí sĩ yêu nước. Những suy nghĩ ấy xuất phát từ chí khí của người anh hùng cứu nước. Chí khí ấy vút lên từ tăm tối tù đày là tiếng nói bản lĩnh phi thường. Những con người như thế, ta thấy không có thế lực nào ngăn cản được họ.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

  • Bút pháp khoa trương với cảm xúc lãng mạn
  • Giọng điệu hào hùng
  • Nghệ thuật đối