Em hay phân tích Một số vấn đề về kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam á và Trung á

BÀI 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á

VÀ KHU VỰC TRUNG Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Tây Nam Á

- Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số:  313 triệu người.
- Lãnh thổ bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
            + Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
            + Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
             + Nơi xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn

             + Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái -> những phần tử cực đoan gây mất ổn định khu vực.

2. Trung Á


- Diện tích: 5,6 triệu km2.
- Số dân: 61,3 triệu người.
- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.
Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ,
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
         + Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani…
         + Khí hậu khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới có thể trồng bông và cây công nghiệp.
         + Các thảo nguyên chăn thả gia súc.
- Đặc điểm xã hội:
         + Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.
         + Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.
         + Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

* Điểm tương đồng, giống nhau của hai khu vực

- Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.
- Khí hậu khô hạn.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ)
- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới -> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
- Nguyên nhân:
        + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên.
        + Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.
- Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả - rập và Do thái.
- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng, mất ổn định an ninh khu vực.

                                                           HẾT 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, các em hãy đọc kĩ mục tiêu bài học về các vấn đề khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:

   A. KIẾN THỨC:

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: tiềm năng về vị trí địa lí, về ĐKTN - tài nguyên khoáng sản, về dân cư – xã hội.

- Trình bày được một số vấn đề về kinh tế - xã hội của các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á:

+ Vai trò cung cấp dầu mỏ.

+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng  bố.

B. KĨ NĂNG:

- Sử dụng bản đồ thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa ba châu lục, tiếp giáp một số cường quốc.

- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á ( vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới).

C. THÁI ĐỘ:

 Đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của người dân khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.

  D. NĂNG LỰC:

          Nếu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao các em sẽ phát triển được các năng lực quan trọng như: năng lực tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Các em đồng thời cũng sẽ phát triển các năng lực chuyên biệt của môn học như: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê....

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰCTiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung ÁI. Mục tiêu Sau bài học, học sinh có khả năng:1. Kiến thức- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏvà các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.2. Kĩ năng- Sử dụng bản đồ Các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vựcTây Nam Á và khu vực Trung Á.- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốctế.3. Thái độ Nhận thức đúng đắn các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.II. Phương pháp dạy học- Đàm thoại gợi mở- Hoạt động nhóm- Giảng giải- Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệuIII. Phương tiện dạy học- Bản đồ các nước trên thế giới- Bản đồ tự nhiên châu Á.- Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK.IV. Trọng tâm bài họcMột số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.V. Tiến trình bài học1. Ổn định lớp: 1 phút2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút3. Vào bài mới: 2 phútHoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chínhHoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vựcTây Nam Á và Trung Á Mục tiêu: Hiểu và phân tích được các đặc điểm nổibật của khu vực TNÁ và TÁI. Đặc điểm của khu vực TâyNam Á và Trung Á(Nội dung được cụ thể trong phiếuhọc tập hoàn chỉnh tại phần phụThời gian: 15 phútPhương pháp: - Đàm thoại gợi mở- Khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu- Hoạt động nhómGV xác định vị trí của 2 khu vực này trên bản đồchâu Á.Sau đây chúng ta sẽ cùng làm một bài tập nho nhỏ,cô sẽ chia lớp mình thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽlàm việc với phiếu học tập.Nhóm 1 và 2: Làm việc với hình 5.5 trong sgk vàhoàn thành phiếu học tập.Nhóm 3 và 4: Làm việc với hình 5.7 trong sgk vàhoàn thành phiếu học tập. (Phiếu học tập của mỗi nhóm được cụ thể tại phầnphụ lục).lục)=> Như vậy, Tây Nam Á và TrungÁ có những nét chung sau:- VTĐL-ĐKTN: Khí hậu khô hạn,mang vị trí chiến lược, giàu tàinguyên khoáng sản đặc biệt là dầumỏ và khí tự nhiên.- XH: Tồn tại những mâu thuẫnliên quan đến tranh chấp quyền lợivề đất đai, tài nguyên dẫn tới cácxung đột sắc tộc, tôn giáo và nạnkhủng bố.Chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của khu vực Tây NamÁ và Trung Á, chúng ta đã có những hiểu biết khái quát về 2 khu vực này. Như chúng tađã biết 2 khu vực này còn là 2 điểm nóng trên thế giới, 2 điểm nóng này nổi bật lên vấnđề gì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu sang phần 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề của khuvực Tây Nam Á và Trung ÁMục tiêu: Biết và giải thích được một số vấn đề nổibật của 2 khu vựcThời gian: 22 phútPhương pháp: - Đàm thoại gợi mở- Khai thác tri thức từ biểu đồ, tranh ảnhGV: Dựa vào biểu đồ trong sgk các em hãy tínhlượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêudùng của từng khu vực.II. Một số vấn đề của khu vựcTây Nam Á và Trung Á1. Vai trò cung cấp dầu mỏ- Đông Á: Lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn lượngdầu thô khai thác, chênh lệch là 11105,7 nghìnthùng/ngày.- Đông Nam Á: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch1165,3 nghìn thùng/ngày.- Trung Á: Tiêu dùng < khai thác, chênh lệch 669,8nghìn thùng/ngày.- Tây Nam Á: Tiêu dùng < Khai thác, chênh lệch15239,4 nghìn thùng/ngày.- Đông Âu: Tiêu dùng < khai thác, chênh lệch3839,3 nghìn thùng/ngày.- Tây Âu: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch 6721nghìn thùng/ngày.- Bắc Mĩ: Tiêu dùng > khai thác, chênh lệch14240,4 nghìn thùng/ngày.Qua biểu đồ trên ta có thể thấy có sự chênh lệchgiữa các khu vực trong việc khai thác và tiêu dùngdầu thô. Trong đó, có thể thấy khu vực Bắc Mĩ, TâyÂu, Đông Á. Các khu vực này tập trung phần lớncác nước phát triển, có nhu cầu sử dụng dầu thôlớn.Khu vực Tây Nam Á có sự chênh lệch giữa lượngdầu thô khai thác và tiêu dùng, lượng dầu thô khaithác nhiều hơn rất nhiều so với lượng dầu thô tiêudùng. GV: Dựa vào kết quả các em vừa tính cùng với sgkhãy nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thếgiới của khu vực TNÁ? - Trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm gần 65% TG => nguồn cung chính cho TG=> Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc2. Xung đột sắc tộc, xung đột tônGV: Dựa vào những hiểu biết của mình, một emđứng tại chỗ kể tên cho cô một số các cuộc khủngbố, xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Trung Á và TâyNam Á, nhất là trong những năm gần đây.Vậy thì chúng ta có thể thấy tóm lại ở Trung Á vàTây Nam Á nổi lên vấn đề xung đột sắc tộc giữangười Do Thái và người Ả rập Vậy thì nguyên nhân chính của các vấn đề này làgì? Với các tình trạng trên đã gây ra những hậu quả gìđối với nền KT-XH của khu vực?Các vấn đề của khu vực TNÁ và TÁ nên được bắtđầu giải quyết từ đâu? Vì sao? giáo và khủng bố- Thực trạng: Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột, nạn khủng bố.Ví dụ: Xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và Do Thái. Chiến tranh I ran với I rắc; giữa I rắc với Cô oét…- Nguyên nhân: Do tranh chấp quyền lợi; khác biệt về tư tưởng, định kiên kiến về tôn giáo, dân tộc; các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.- Hậu quả: + Gây mất ổn định.+ Đời sống nhân dân bị đe dọa, kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.+ Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.PHỤ LỤCPHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1Đặc điểm nổi bật Khu vực Tây Nam ÁSố quốc giaDiện tíchSố dânVị trí địa líÝ nghĩa vị trí địa líPHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2Đặc điểm nổi bật Khu vực Tây Nam ÁĐặc trưng về điều kiện tự nhiênTài nguyên, khoáng sảnĐặc điểm xã hội nổi bậtPHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3Đặc điểm nổi bật Khu vực Trung ÁSố quốc giaDiện tíchSố dânVị trí địa líÝ nghĩa vị trí địa líPHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4Đặc điểm nổi bật Khu vực Trung ÁĐặc trưng về điều kiện tự nhiênTài nguyên, khoáng sảnĐặc điểm xã hội nổi bật PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Khu vựcĐặc điểm nổi bậtTây Nam Á Trung ÁSố quốc gia 20 6Diện tích (km2) 7 triệu 5,6 triệuSố dân (người) 313 triệu 61,3 triệuVị trí địa lí Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốctế quan trọng từ Á sang Âu Nằm ở trung tâm châu Á-Âu, không tiếp giáp với đạidương.Ý nghĩa vị trí địa lí Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.Có vị trí chiến lược về kinhtế, quân sự: tiếp giáp vớiNga, Trung Quốc, Ấn Độ vàkhu vực Tây Nam Á.Điều kiện tự nhiên Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc.Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc.Tài nguyên, khoáng sảnGiàu dầu mỏ nhất thế giới:50% trữ lượng dầu mỏ TGGiàu TNTN: Dầu mỏ, khí tựnhiên và than đá Đặc điểm xã hội nổi bật+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.+ Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây.+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.+ Phần lớn dân cư theo đạo hồi.VI. Củng cố- Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí, tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Nêu bật vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ - nhiên liệu chiến lược hiện nay.?- Quan hệ giữa Ixaren và Paletin có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế xã của hai quốc gia ? Để cùng phát triển , hai nước cần phải làm gì?VII. Hoạt động nối tiếp - Chuẩn bị bài để kiểm tra 1 tiết.- HS làm bài tập 1 trong SGK trang 33 - Sưu tầm tài liệu về tự nhiên và dân cư Hoa Kì

Video liên quan

Chủ đề