Em của nhạc sĩ trần tiến là trận gì năm 2024

Trong chương trình, Trần Tiến có dịp hội ngộ ca sĩ Tùng Dương. Nhìn thấy tác giả Mặt trời bé con, nam ca sĩ không khỏi xúc động. Tùng Dương chia sẻ điều anh trân trọng nhất là đến hiện tại là nhạc sĩ Trần Tiến vẫn đam mê và máu lửa mỗi khi đứng trên sân khấu.

Tùng Dương trải lòng: “Trong đời thường, tôi gọi nhạc sĩ Trần Tiến là bố. Bố không chỉ truyền cảm hứng trong các sáng tác mà từ con người của ông. Dù có những lời chê, lời mắng… nhưng sâu thẳm trong lòng bố rất thương các nghệ sĩ. Tôi yêu và tự hào về bố”.

Tùng Dương nói thêm lần đầu tiên anh hát nhạc Trần Tiến một cách chuyên nghiệp là khi thi Sao mai điểm hẹn. Khi ấy anh không chọn được ca khúc nào để thể hiện và được nam nhạc sĩ gợi ý ca khúc Quê nhà. “Tuy nhiên bố cũng nói bài này không thể đem đi thi. Tôi nghe bố hát vài câu là rớt nước mắt và rồi quyết định chọn ca khúc này. Bố nói rằng tôi sẽ thất bại vì bài hát khá mộc mạc, nhưng cuối cùng tôi đã thắng bố vì ca khúc được đón nhận”, nam ca sĩ tiết lộ.

Nhạc sĩ Chị tôi cho biết trong quá trình làm việc chung, ông từng "mắng yêu" Tùng Dương vì hát sai lời

FBNV

Tiếp lời, Trần Tiến nói ông rất quý Tùng Dương song cũng khắt khe với đàn em. Nam nhạc sĩ kể trong ca khúc Chị tôi có đoạn "Ngày xưa chị hát vu vơ, những câu ca cổ cho em nằm mơ" nhưng Tùng Dương lại hát sai thành "cho em làm thơ" khiến bị ông mắng. Tuy nhiên nhạc sĩ Sao em nỡ vội lấy chồng cũng thẳng thắn đánh giá: “Tùng Dương có công lớn đối với tôi giống như Hà Trần. Cả hai sau này làm bài của tôi rất tốt”.

Đồng thời, khi nói về sự nghiệp sáng tác của mình, Trần Tiến chiêm nghiệm: “Tôi không viết nhạc cho ai cả, chỉ viết cho tôi thôi. Và cũng chẳng để diễn, không để nổi tiếng, nhưng vì đói quá. Năm 1980, anh Dương Thụ mời tôi đi hát. Hai ba ngày là tôi phải có bài mới. Tôi viết như điên để sống, để được hát”.

Trần Tiến chia sẻ thêm trong sự nghiệp sáng tác, ông ấn tượng với ca khúc Sao em nỡ vội lấy chồng. Nhạc sĩ khẳng định: “Đời tôi chưa bao giờ vinh quang bằng bài hát này”. Nhắc đến nhạc phẩm, Trần Tiến chia sẻ trước đây khi nghe nhà thơ Thu Bồn đọc vài câu trong tác phẩm Lá diêu bông của Hoàng Cầm đã thắp lên cho ông nguồn cảm hứng để sáng tác. “Điều ấn tượng nhất trong đời tôi là tại sao ca khúc lại lan tỏa nhanh như thế”, nam nhạc sĩ bộc bạch.

Nhạc sĩ Trấn Tiến bất ngờ trước sự lan tỏa của ca khúc Sao em nỡ vội lấy chồng

FBNV

Hay với ca khúc Mặt trời bé con, Trần Tiến tiết lộ: “Những đêm tôi với anh Trịnh Công Sơn biểu diễn, các hàng rào bằng nhôm đều có đinh chọc vào. Những đứa bé nghèo không có tiền mua vé sẽ nhìn qua lỗ nhỏ đó. Tôi nghĩ đó là mặt trời bé con đang nhìn tôi. Có những người chạy xích lô, những người lính xưa cũng đứng xem. Tôi thấy xung quanh là nhân dân yêu quý của tôi và tự nhiên tôi viết bài đó. Tất cả đều là trời cho”.

Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ thêm ca khúc Không gục ngã gắn liền với quá trình ông chiến đấu với căn bệnh ung thư. Nhớ lại quãng thời gian đó, nam nghệ sĩ nghẹn ngào: "Lúc phát hiện mình bị ung thư giai đoạn 4, tôi tái mặt đi. Có một cậu tầm 40 đến 45 tuổi luôn xếp hàng trước tôi để vào xạ trị. Đến tia thứ 14, tôi đi ra hỏi cậu ấy đâu thì bác sĩ bảo không qua nổi".

Trần Tiến kể khi xạ trị đến tia 30, ông gần như gục ngã. Trong giây phút đó, nam nhạc sĩ tự động viên mình: "Dậy đi, đừng hèn thế". Đây cũng là nguồn cảm hứng để ông viết nên ca khúc Không gục ngã. "Chính bài hát này, chính sản phẩm của mình dạy mình hãy sống như anh hát. Hãy vui lên, hãy sống cho đến giây phút cuối cùng", ông thuật lại.

Nhạc sĩ "Sắc màu" nhớ lại những năm tháng anh trai thay bố dạy mình trở thành đàn ông hay một vai gánh gạo đưa các em đi sơ tán.

Trong đêm nhạc Chuyện phố bên sông nằm trong chuỗi chương trình Trần gia nhã nhạc tối 3/10 tại Hà Nội, Trần Tiến và Trần Hiếu cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về tuổi thơ nghèo trên sân khấu. Nhạc sĩ Sắc màu vẫn nhớ ngày trước, nhà ông ở số 41 Ngõ Gạch (nay là phố Nguyễn Siêu). Cuộc sống ở căn nhà gỗ mái ngói hồi ấy nghèo đói, mẹ phải vất vả làm việc từ sớm tới khuya, cha lại mất sớm, mọi việc chăm lo cho các em do một tay anh trai Trần Hiếu đảm trách.

Năm Trần Hiếu 11 tuổi, Trần Tiến mới chào đời. Hai anh em rất hay ra lê la với nhau ngoài bãi sông. Nhạc sĩ kể ngày ấy, Trần Hiếu dạy ông từ những thứ nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, từ cách đi "tè" bắt dế cho đến học bơi. Có lần, Trần Tiến bị anh trai bắt gặp đang đánh em gái út. Tưởng mình sẽ bị mắng mỏ nhưng cuối cùng Trần Hiếu lại chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Từ ấy, Trần Tiến bỏ thói quen xấu và trở nên ghét việc ức hiếp, đánh nhau. "Tôi trở thành người đàn ông như ngày hôm nay đều do một tay anh Hiếu dạy dỗ", nhạc sĩ tâm sự.

Những năm tháng nghèo cũng để lại nhiều kỷ niệm khó quên trong lòng Trần Hiếu. Nghệ sĩ Nhân dân vẫn nhớ ngày cả nhà đi sơ tán trên một ngọn đồi, mẹ ông có nói Trần Tiến đi gánh nước để giúp bà thổi cơm. Thấy em làm mãi không được, Trần Hiếu quyết định làm thay luôn. Đến một ngày phải chuyển đi nơi khác, một vai ông phải gánh một bên là hai em gái, một bên là Trần Tiến cùng gạo.

Sau khi kể về thời thơ ấu, Trần Tiến tâm sự về những năm tháng lang thang xây dựng sự nghiệp âm nhạc. Ngôi nhà của Trần Tiến thời ấy ở gần rạp Chuông Vàng nên ông được tiếp xúc sớm với các giai điệu. Chị gái Trần Tiến cũng mê cải lương nên hay bắt cậu em hát theo. Sau ngày giải phóng, Trần Tiến vào TP HCM học nhạc. Vì nghèo, ông không có tiền mua vé tàu, may mắn nhờ bạn làm trong ngành đường sắt, nhạc sĩ mới được đi theo suất người nhà. Không có tiền ăn, ông vay bạn 300 đồng để mua gạo, hành, tỏi dọc đường bán sinh lời kiếm sống. Đến khi đặt chân tới "miền đất hứa" đầy lạ lẫm, không quen biết ai, nhạc sĩ lại chật vật tìm mọi cách học tập, sáng tác và sinh sống. "Có người giới thiệu cho tôi hát đám cưới, tôi bảo tốt quá vì ít ra ăn được một bữa. Nhưng thực lòng tôi thấy mình như chàng Trương Chi, người xấu mà có giọng hát hay. Tôi sáng tác nhiều mà không ai biết, tôi cũng đau lắm", ông tâm sự.

Trần Tiến cho biết tính ông thích đi lang thang để du ca. Giọng hát của ông cũng giống như con người. Trần Tiến đùa: "Anh Hiếu chê tôi hát 'bẩn' vì tôi không hát kỹ thuật, giọng opera như anh. Anh bảo tôi phải tập nén giọng sao cho trong, vang. Tôi bảo 'Thôi anh ạ, em mà hát hay thì anh lấy gì mà sống'. Âm thanh của anh tôi hát đứng đắn lắm, tôi thì không".

Nếu Trần Tiến thành công ở mảng sáng tác, Trần Hiếu lại được yêu mến nhờ giọng hát. Ông cũng là người đào tạo ra nhiều lớp ca sĩ thành công, trong đó có Tấn Minh. Nghệ sĩ Nhân dân vừa nhắc đến Tấn Minh đã tự hào khoe: "Học trò yêu của tôi đấy". Trên sân khấu tối 3/10, hai thầy trò lần đầu tiên kết hợp thể hiện Tiếng trống Paranưng.

Hà Trần kể về câu chuyện gia đình trong rất nhiều sáng tác cũ của Trần Tiến như Dòng sông mùa thu, Vô tình, Phố nghèo, Sắc màu... gợi nhớ về tuổi thơ của cha và chú mình. Diva cho biết không chỉ bố cô yếu mà mới đây, nhạc sĩ Trần Tiến cũng phải nhập viện vì sức khoẻ không tốt. Cả hai nghệ sĩ lớn tuổi nhà họ Trần đã phải rất cố gắng để đem lại cho khán giả những màn biểu diễn trọn vẹn.

Tại đêm nhạc lần này, Trần Thu Hà cũng khoe "công chúa" nhà mình. Cô bé Nala 4 tuổi khi bước lên sân khấu cùng mẹ, không hề ngại ngần cầm mic hát và nhún nhảy theo. Trong ảnh, Hà Trần và Uyên Linh đang thể hiện liên khúc Ra ngõ mà yêu và Ra ngõ tụng kinh.

Hoàng Hà và My Anh là thế hệ thứ ba trong gia đình họ Trần theo bước âm nhạc. Hai cô bé thể hiện Em vẫn như ngày xưa đầy tình cảm nhưng vẫn giữ được tinh thần mộc mạc của các bậc cha, chú đi trước.

Uyên Linh được nhạc sĩ Trần Tiến khen ngợi khi thể hiện bài hát Mặt trời bé con. Bên cạnh đó, cô còn hát ca khúc Mùa thu trắng.

Nhạc sĩ Trần Tiến chết khi nào?

NSND Trần Tiến đã qua đời vào chiều ngày 22/1/2023 (mùng 1 Tết) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

Anh em nhạc sĩ Trần Tiến là ai?

Trần Tiến có người anh ruột là Trần Hiếu, một ca sĩ rất nổi tiếng ở Việt Nam, cha đẻ của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần). Năm 16 tuổi, Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh.

Trần Tiến hiện giờ ở đâu?

Nhạc sĩ Trần Tiến đã chuyển về sống tại Vũng Tàu hơn 10 năm qua. Vợ chồng ông ở trong một căn nhà gần biển, tận hưởng cuộc sống bình yên, sáng sáng chạy thể dục, ngắm biển, ăn sáng và sáng tác. Ở đây, ông vừa được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng lại vừa được viết nhạc - được sống trong âm nhạc, được mọi người yêu thương.

Nhạc sĩ Trần Tiến bị ung thư gì?

Nhạc sĩ Trần Tiến là "cha đẻ" của hàng loạt ca khúc nổi tiếng như: Lá diêu bông, Mẹ tôi, Chị tôi, Mặt trời bé con... Ông được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng từ năm 2020. Dù đã bước vào tuổi xế chiều nhưng tình yêu với cuộc sống và âm nhạc đã trở thành liều thuốc tinh thần giúp nam nhạc sĩ vượt qua cơn bạo bệnh.

Chủ đề