Dương trí toàn giày đỏ là ai

(NB-CL) Trong thời đại công nghệ, internet và mạng xã hội phát triển như vũ bão, đời sống của các nghệ sĩ đã được cập nhật từng giờ, từng phút để đáp ứng sự tham lam, hiếu kỳ tột cùng của fan hâm mộ, của người đọc. Và trong đó, có rất nhiều thông tin không nghệ sĩ nào muốn “bùng cháy” trong thế giới mạng, họ muốn, hoặc tìm mọi cách “dập lửa”. Vậy các sự cố sẽ được xử lý thế nào bởi những người có khả năng tạo ra, và rất “hiểu” nó?

Là bạn của giới truyền thông

Đầu tiên, xin nhắc tới một chàng trai còn khá trẻ, có cái tên “lạ” Lê Bá Hải Siêu, nhưng bạn bè thường gọi anh là Mã Siêu (tên một vị tướng thời Tam Quốc ở Trung Hoa). Khoảng năm 2010, Siêu là một cây viết chuyên về công nghệ thông tin, chuyên giới thiệu, dùng thử, hay lên ý tưởng chụp hình sản phẩm công nghệ…

Cũng trong thời gian này, anh thành lập Tương Lai Foudation, thường xuyên mời các phóng viên, nghệ sĩ đi thăm trại trẻ mồ côi, làm đường giao thông nông thôn… Trong các chuyến đi ấy, đồng hành với Tương Lai Foudation là rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, như Hoa hậu Thùy Dung, Á hậu Trương Thị May… Sau này, khi về làm trang tin của Yahoo! Vietnam, Siêu khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng với chức danh “đại diện truyền thông” cho nhiều nghệ sĩ, nổi bật nhất là Hoa hậu châu Á tại Mỹ Jennifer Phạm.

Nhà báo Dương Bình Nguyên

Nói về quá trình “đồng hành” với nghệ sĩ, Hải Siêu nhớ nhất là đám cưới lần thứ 2 của Jennifer Phạm với doanh nhân Đức Hải. Anh kể: “Đám cưới của nghệ sĩ luôn là chủ đề “hot”, đặc biệt khi cô dâu là Jennifer Phạm. Bởi Jennifer từng đã kết hôn với ca sĩ nổi tiếng Quang Dũng. Cuộc hôn nhân đứt gánh của họ cũng từng được truyền thông khai thác vô cùng triệt để. Và nay, chồng của Jennifer Phạm lại được cho là bạn thân của “người cũ”. Rất nhiều yếu tố thu hút truyền thông…”

Và để đảm bảo sự riêng tư, “yên bình” cho ngày vui của Jennifer, từ kinh nghiệm đã trải qua trong đám cưới của ngọc nữ Tăng Thanh Hà (nhốn nháo, thông tin nhiễu loạn…), Siêu nhận định: Không thể nào có thể giấu được và ngăn cản báo giới tác nghiệp!

“Giải pháp được tôi đưa ra lúc đó là không che giấu các thông tin về lễ cưới, nhưng chỉ cung cấp cho phóng viên ở mức “vừa đủ”, cam kết với các anh chị em về không gian tác nghiệp. Thế là tôi báo với các phóng viên lịch trình đón dâu, đón khách, đãi tiệc… trước từ 10-30 phút, có bố trí khu vực tác nghiệp, giúp anh chị em có đầy đủ không gian, thời gian để lấy thông tin, hình ảnh. An ninh được kiểm soát chặt chẽ, nhưng báo giới đã hợp tác quá tuyệt vời rồi!”, Siêu cho biết.

Đồng hành với thế giới showbiz lắm ồn ào, thị phi, Lê Bá Hải Siêu đã chọn cách làm bạn với truyền thông, với đầy đủ sự tin tưởng và tôn trọng.

Trong giới báo chí, một nữ nhà báo tên T.Y (xin được không nêu tên) cũng ở bên hỗ trợ các nghệ sĩ “hạ nhiệt” truyền thông, bằng sự thấu hiểu và chia sẻ.

Tháng 2/2015 vừa qua, một sự kiện đã khiến báo giới tốn nhiều giấy mực là chuyện lái xe của ca sĩ Hồ Ngọc Hà (xe thuộc sở hữu của doanh nhân Quốc Cường) đã gây tai nạn nghiêm trọng tại khu vực chờ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời điểm này, trong khi hàng chục tờ báo thông tin chi tiết về vụ tai nạn, những thiệt hại về nhân mạng, các tình tiết pháp lý, thì không ít tờ báo, trang tin cũng đăng tải các thông tin: Hà Hồ từng đi xe sang nào; Tài xế là ai?… Thậm chí, không ít trang mạng còn đổ tội cho cặp đôi này “Xe khủng mà giao cho người lái thiếu kinh nghiệm”… dù tai nạn luôn là chuyện ngoài ý muốn (?)

Một Cường Dollar.. rất khác

Và rồi, nhà báo T.Y đã mời nhiều cơ quan thông tấn báo chí có uy tín tới bệnh viện, tận mắt thấy Hồ Ngọc Hà và doanh nhân Quốc Cường ân cần thăm hỏi, động viên thân nhân người bị nạn, thấy đôi mắt Quốc Cường đỏ hoe khi dìu gia quyến người đã mất trước cổng bệnh viện… Chỉ cần một lời mời đúng lúc, đúng thời điểm, chị T.Y đã cho báo giới thấy một Hồ Ngọc Hà chân thành, một Quốc Cường biết chia sẻ, hay một tờ báo nói “Có một Cường Dollar rất… khác”.

Và mới đây, liên tiếp xuất hiện những thông tin liên quan tới Hồ Ngọc Hà khiến dư luận nổi sóng: Hà Hồ và Cường Dollar đường ai nấy đi; Hà Hồ có tình mới là đại gia kim cương, sừng tê… Hà Hồ im lặng và hát, làm từ thiện, chúc mừng báo giới trước ngày 21/6... Và đằng sau sự im lặng ấy, ngoài sự thông minh, bản lĩnh của cô thì có thể có những “bạn đồng hành”.

Là tình nguyện viên, là tri kỷ

Nói về sự gần gũi, thân thiết giữa người làm báo và nghệ sĩ, không thể không nhắc tới Dương Bình Nguyên, một nhà báo, nhà văn nổi tiếng với nickname “Giày đỏ”.

Người viết từng có nhiều dịp làm việc, gặp gỡ Dương Bình Nguyên, nhưng khi nhắc tới “khủng hoảng truyền thông của nghệ sĩ”, anh từ chối vô cùng… quyết liệt, rồi lại xin được “đền bù thiệt hại” bằng một tối “không về khi chưa say!”

Lê Bá Hải Siêu

Dương Bình Nguyên không nói, nhưng người quan tâm tới văn hóa văn nghệ đều biết anh có quan hệ rộng rãi, thân tình với rất nhiều nghệ sĩ. Anh bảo: “Anh chỉ là tình nguyện viên đứng sau họ!”. Nhớ năm 2013, khi nữ ca sĩ Mỹ Tâm không biểu diễn trước cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế DIFC tại Đà Nẵng, báo giới đã ào ạt đưa tin: Mỹ Tâm đòi cát-xê cao; Mỹ Tâm bị cắt diễn; Mỹ Tâm không hát cho quê hương…

Vội gọi “Bác Giày” để hỏi rõ, ngoài vài lời chia sẻ với tư cách một người anh, Dương Bình Nguyên đã khuyên báo chí nên liên hệ đại diện truyền thông của Mỹ Tâm là G.M để có nguồn chính thống, chớ suy đoán mà… “tội”. Nhiều tờ báo sau đó đã đánh giá sự cố trên một cách công tâm, khách quan nhất.

Khi tôi đang thực hiện bài viết này, rạng sáng, Dương Bình Nguyên vẫn thỉnh thoảng gửi tới những lời “đe dọa” qua Facebook.

Câu trả lời anh nhận được là: “Anh quyết liệt từ chối kể lại những sự cố truyền thông nghệ sĩ gặp phải, cách anh xử lý…cũng là cách anh xử lý khủng hoảng, là cách Dương Bình Nguyên thể hiện mình là một “tình nguyện viên” đứng sau nghệ sĩ, là bạn bè, là tri kỷ của họ!”

Đoàn Kiên Giang

Nhà báo Dương Trí Toàn bày tỏ nghi vấn khi Hương Giang xóa mặt Công an trong lúc thực thi nhiệm vụ.

Là hai trong sáu mỹ nhân được lựa chọn tham gia truyền hình thực tế Mỹ nhân hành động mùa đầu tiên, Ngọc Thanh Tâm và Quỳnh Búp Bê - Phương Oanh không khỏi rùng mình khi nhớ lại nh...

Tin bài mới nhất

Xem nhiều

Tin clip

Chủ đề liên quan

Khi tôi nhận được lời đề nghị từ phía Bách Việt, họ nói tôi chọn lựa toàn bộ những tác phẩm mình ưng ý nhất và chọn một cái tên sách tôi cho là phù hợp. Tôi nghĩ, có lẽ “Giày đỏ” là một cái tên phù hợp.

Trong đội ngũ những tác giả trẻ hiện nay, Dương Bình Nguyên là một gương mặt đáng nhớ. Không ồn ào, không sốt sắng với những cách tân, Dương Bình Nguyên kiên trì với cách viết   mình, một lối viên thiên về bản năng, nhiều trăn trở, day dứt.

Nguyên viết về cuộc sống của mình, của những bạn bè mình, và những trang viết ấy khiến cả những người đã đi qua thời tuổi trẻ cũng phải ngẫm ngợi, nghĩ suy.

Những ngày đầu tháng tám này, Dương Bình Nguyên ra mắt bạn đọc tập truyện mới có nhan đề Giầy đỏ. “Giày đỏ của tôi, em ở đâu trong thành phố tám triệu con người?” - một thông điệp nhiều ý nghĩa đã được mở ra ngay từ những trang sách đầu tiên.

- Một trong những thay đổi nổi bật trong các truyện ngắn mới đây của Dương Bình Nguyên đó là tính thông tấn nhiều hơn. Anh nghĩ sao về nhận xét này?

 - Tôi trân trọng mọi nhận xét, góp ý của bạn đọc, miễn là nó chân thành. Nếu truyện của tôi có nhiều tính thông tấn hơn, đó là tôi bị ảnh hưởng bởi công việc hiện tại. Nhưng tôi thì không nhận thấy điều đó (nếu thấy thì tôi đã không để nó bị ảnh hưởng như vậy). Hay chí ít, tôi vẫn thấy mình viết những gì thuộc về mình, về những điều mà mình mơ ước.

Mục đích sáng tác và hành trình sẻ chia của tôi với bạn đọc là không đổi thay. Hay tại vì nhân vật của tôi thường là nhà báo nên nó bị ảnh hưởng chăng? Tôi chẳng biết được đâu...

- Có vẻ như với Giầy đỏ, anh  đã "bạo tay" hơn trong việc khai thác các đề tài nhạy cảm?

-Thực ra có nên gọi là "bạo tay" không nhỉ? Nếu chúng ta coi những vấn đề như tình dục là một đề tài bình thường trong văn học nghệ thuật thì có gì là bạo tay đâu. Nhưng có lẽ đã có một thời gian dài, các nhà văn ngại đề cập đến tình dục một cách trực tiếp. Đến thế hệ chúng tôi, tình dục không còn là vấn đề cấm kỵ nữa, mọi thứ được nhìn theo khía cạnh cởi mở nhưng nhân văn.

Tôi muốn viết về mọi vấn đề của đời sống. Tình dục cũng là một phần trong cuộc sống của tôi mà. Nhưng tôi muốn diễn tả tình dục ở khía cạnh quan hệ của những người có văn hóa và sống trong thời đại văn minh. Tình dục phải làm con người ta suy nghĩ về nhau đẹp đẽ hơn...

 - Phan, Giầy đỏ - những cái tên lặp đi trong các truyện ngắn của anh như một dụng ý rõ ràng. Dụng ý đó là gì, anh có thể chia sẻ cùng bạn đọc của mình?

 - Tôi thích sự trở lại này, giống như khi tôi yêu một nhân vật nào đó, tôi muốn họ sẽ sống nhiều cuộc đời, ứng xử nhiều cảnh huống khác nhau. Tôi muốn họ ở vào mọi khía cạnh trong đời sống và xử lý nó theo cách của họ. Và bạn đọc có thể thấy Giày đỏ hay Phan ở đâu đó, trong rất nhiều câu chuyện, nhưng không câu chuyện nào giống câu chuyện nào và nhân vật của tôi giống nhau cái tên nhưng sống những cuộc sống khác nhau. Tôi nghĩ, có thể trùng tên thì có điều gì đó thú vị. Chứ các nhân vật có tên gọi khác nhau nhưng sống trùng lên nhau trong nhiều tác phẩm mới là vấn đề đáng lo.

 - Và Giầy đỏ - được chọn làm  tên cho tập truyện kể từ thời điểm nào?

 - Khi tôi nhận được lời đề nghị từ phía Bách Việt, họ nói tôi chọn lựa toàn bộ những tác phẩm mình ưng ý nhất và chọn một cái tên sách tôi cho là phù hợp. Tôi nhìn lại nhân vật của mình, có Phan và Giày đỏ, đó là sự trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ “Giày đỏ” là một cái tên phù hợp.

Nhiều người nói rằng, “Giày đỏ” là sự ám chỉ về sự sexy, vì màu đỏ là màu biểu trưng cho tình dục. Cũng có người nói, chắc tại tôi xem những bộ phim nước ngoài, có những chi tiết về những đôi giày đỏ rất... khiêu gợi. Một chị bạn tôi thì nói, cái tên đó sẽ là một món quà ý nghĩa với những người phụ nữ đang yêu. Vì đã là phụ nữ ai cũng muốn sở hữu một đôi giày đỏ và họ biết được quyền năng của những đôi giày ấy.

Tôi nghe hết và cảm thấy thực sự thú vị. Vì rất nhiều khi, lý do cho một công việc mình làm giản dị hơn rất nhiều những lý do mà người khác đưa ra cho cái công việc ấy.

 - Giầy đỏ ghi dấu một phong cách làm sách  chuyên nghiệp hiện nay, và một trong những “chi tiết” làm sách khiến tôi thích thú đó là việc thiết kế bìa. Một bìa sách có chủ định và hết sức ấn tượng. Anh có thể nói rõ hơn chuyện “hậu trường” của bìa sách ấn tượng này?

 - Trong chuyện này thì tôi không tài giỏi gì. Nhưng để có được cái bìa sách ấy thì đúng là có một ê kíp của những người trẻ đầy nhiệt tâm và dám suy nghĩ để bứt phá. Cả ê kíp của Harry Nguyễn - một chuyên viên quảng cáo - đã brainstorming ý tưởng rất nhiều với nhau và với tôi nữa qua mobile - internet.

Quá trình này được Harry đòi hỏi khá cầu toàn vì anh ấy muốn sáng tạo một bìa sách hiện đại nhưng không quá... trừu tượng - một “cửa sổ” thực thụ để gợi mở những góc nhìn đầy xúc cảm nơi người đọc ngay trong thời điểm tiếp xúc đầu tiên. Cả ê kíp đã nghĩ đến một hình ảnh là đôi giày bị bỏ quên trên đường ray xe lửa. Nhưng ý tưởng đó đã bị trùng lặp, người ta đã có thể thấy nó đâu đó trên internet. Vậy là Harry nghĩ đến những cô gái nude mang đôi giày đỏ quấn mình trong giấy báo như những đóa hoa hồng hay những bóng thiếu nữ mơ hồ dạo bước bên những ngôi biệt thự cổ và ga xe lửa bỏ hoang của Đà Lạt.

Anh chọn trang phục, giày đỏ và chọn người mẫu, với sự trợ giúp đắc lực của một người bạn là nhà thiết kế thời trang. Họ đã “set up” những buổi chụp hình khá vất vả. Thế nhưng, hình ảnh vẫn chưa thật ưng ý lắm, do khó khăn ở khâu xử lý ánh sáng và tông màu background.

Trong lúc deadline cực kỳ nóng bỏng, Harry và tôi bắt gặp bộ sưu tập “The Sisters” của nhà thiết kế Cao Minh Tiến với điểm nhấn là những gam màu đỏ và đôi giày đỏ khá bí ẩn trên trang NetMode. Phần hình ảnh này Samuel Huang chụp thực sự ấn tượng và nó gây rõ cảm giác hưng phấn. Tôi liền gọi điện cho Cao Minh Tiến và bất ngờ Tiến đã ủng hộ chúng tôi trọn vẹn, cung cấp những hình ảnh chất lượng nhất.

Trương Minh Nghĩa (NghiArt), nhà thiết kế trẻ sinh năm 1985 đã mất ròng rã một tuần để thực hiện 3 options bìa. Nghĩa là người xử lý màu sắc tinh tế và luôn chú trọng những điểm nhấn nhẹ nhưng sâu. Anh ta yêu cầu tôi chọn một tấm hình tác giả tiệp màu với hình bìa để trình bày. Sau đó, 3 tấm bìa được post lên một forum của các nhà thiết kế trẻ để tham khảo. Và kết quả là hầu hết đều ủng hộ tấm bìa mà sau cùng chúng tôi đã chọn - một tấm bìa với 2 mảng không gian và thời gian mang 2 sắc thái cảm xúc đối lập rõ rệt: bình yên - mạo hiểm; thực và mơ với nhân vật chủ đạo là đôi “giày đỏ”.

Tôi thấy mình rất may mắn có những người bạn làm việc hết lòng như vậy. Nhuận bút cho tấm bìa đó là 300 ngàn. Nhưng với chúng tôi, nó thực sự là vô giá, vì qua việc này chúng tôi đã có được những kinh nghiệm quý.

 - Với bìa sách ấn tượng này, tôi nghĩ độc giả sẽ cảm thấy mình thực sự muốn sở hữu cuốn sách. Tuy nhiên một vấn đề thường hay gặp trong các tập truyện ngắn hiện nay, đó là một (vài) tác phẩm bạn đọc có thể đã găp ở tập truyện trước đó của chính tác giả. Nghĩa là yếu tố mới 100% chưa (khó) được đảm bảo. Trong khi độc giả của chúng ta luôn kì vọng: tôi đang cầm trên tay cuốn sách mới của anh, nghĩa là tôi sẽ được đọc những truyện mới nhất, chưa từng in trong các tập sách trước đây. Anh nói sao về điều này?

 - Tất cả những truyện ngắn trong “Giày đỏ” đã được tôi in rải rác trên các báo dành cho giới trẻ trong vài năm trở lại đây. Thế nên, vịêc quen thuộc là khó tránh khỏi, nhất là nhiều khi những nhà tuyển chọn sách văn học hiện nay, rất nhiều người tự cho mình cái quyền đọc báo rồi tự động làm tuyển sách mà không hề hỏi ý kiến tác giả. Thế nên vì vậy mà truyện của tôi cũng đã xuất hiện trong một vài tuyển tập in chung rồi. Đó là điều làm tôi áy náy nhất. Nhưng khi cân nhắc truyện này với truyện khác, tôi đã cố gắng để chọn trước tiên là sự phù hợp.

Dầu vậy thì mình cũng không thể bào chữa được cái lỗi này với bạn đọc, chỉ mong bạn đọc vì yêu mến mà thể tất mà thôi. Tuy nhiên, nếu chị chú ý, rất nhiều nhà văn chuyên nghiệp, bề dày sáng tác vài chục năm, mà tốc độ “quay vòng” tác phẩm dưới những cái tên sách khác nhau cũng rất chóng mặt. Có thể do sự yêu mến của bạn đọc nhưng cũng có thể đó là “mánh” của những người làm sách...

 - Anh có nói rằng: Tôi đang viết về tuổi trẻ của mình. Vậy có nên lo ngại “hơi sớm” rằng  khi anh  đi qua thời tuổi trẻ ấy, anh sẽ không viết về nó nữa?

 - Tôi nói vậy bởi tôi không thể viết về người già khi chẳng hiểu gì về họ. Tôi chỉ có thể viết về những gì mình đã rõ. Khi tôi trẻ tôi sẽ viết về những năm tháng này của đời mình. Nhưng khi tôi không còn trẻ nữa, tôi còn rất nhiều những vấn đề của đời sống để quan tâm. Tôi nhớ đã có ai đó nói rằng, cái quan trọng không phải viết về cái gì mà viết như thế nào...

- Những nhân vật Giầy đỏ của anh vẫn tiếp tục xuất hiện. Bằng chứng mới đây nhất là truyện ngắn Hãy để em bay trên dòng sông. Anh nhất quyết không đặt cho nhân vật của mình một cái tên khác sao?

 - Có, tôi sẽ đặt cho nhân vật một cái tên khác, khi tôi thấy cần thiết. Còn hiện tại thì chưa. Đôi khi đặt được cho nhân vật một cái tên ưng ý cũng khá tốn thời gian. Tôi muốn “Giày đỏ” sống tiếp những cuộc đời khác...

 - Giầy đỏ - hiểu theo một cách nào đấy – có thể coi là sự thay đổi trong bút pháp và đề tài truyện  ngắn của Dương Bình Nguyên được chăng?

 - Tôi không nghĩ to tát như thế. Tôi chỉ nghĩ rằng, tôi đã sống khác với tôi của những năm trước, cuộc sống của tôi có nhiều đổ vỡ và tổn thất, thì văn chương của tôi cũng vì thế mà khác đi thôi.

 - Một truyện ngắn trong tâp - Thị trấn bốc cháy - khiến tôi liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết mà anh đang viết có nhan đề Thành phố bốc cháy. Vì sao lại “bốc cháy”? Và hiện nay cuốn tiểu thuyết này đã “cháy” đến đâu rồi? Bạn đọc có còn phải đợi lâu nữa không?

 - Đó là một giấc mơ của tôi suốt từ thời thơ ấu. Tôi khao khát nhìn từ đỉnh đồi nhà mình, hướng về thành phố, những đêm tối trời thành phố vẫn bừng sáng, như thể một đám cháy rực rỡ. Một đám cháy biểu tượng. Tôi thích cái tên này. Tôi không biết có phải là tiểu thuyết không, tôi có dự định ban đầu là viết một cái truyện dài, viết rồi xoá, sửa đi rồi sửa lại, đến giờ thì nhiều đoạn muốn viết lại. Tôi chẳng dám hứa điều gì khi tác phẩm vẫn còn rất ngổn ngang...

 - Các bạn viết trẻ hiện nay có xu hướng đăng tải những trang viết mới nhất của mình trên blog. Tuy nhiên vào blog của anh, lại không thấy một dòng nào của Thành phố bốc cháy. Vì sao vậy?

 - Vì như đã nói, tôi đang sửa chữa và đang muốn thay đổi nhiều thứ trong tác phẩm ấy. Có lẽ tôi quan niệm về blog hơi khác với những người khác. Nó có thể là những tâm sự của mình về một ngày làm việc, cũng có thể là nơi sẻ chia những dự định, những buồn vui. Nhưng với tác phẩm, thì blog cần phải được coi là một phương tiện công bố.

Nếu nó chưa hoàn chỉnh và tôi chưa tự tin xuất bản nó, thì tôi chưa post lên. Có thể là hơi cầu toàn. Nhưng bạn đọc được giới thiệu những tác phẩm hoàn chỉnh vẫn tốt hơn là những thứ dở dang..

- Chúc  anh hãy tiếp tục “cháy nhiệt thành” với tiểu thuyết đầu tay này, để có một bản thảo ưng ý nhất, cống hiến cho  bạn đọc. Xin cảm ơn anh

Theo Phong Điệp (Văn nghệ trẻ)

Video liên quan

Chủ đề