Được mùa cau đau mùa lúa nghĩa là gì

Với giải Câu 8 trang 22 SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Trí tuệ dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 7: Trí tuệ dân gian

Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa”, từ “đau” được dùng với ý nghĩa nào? Căn cứ nào giúp em biết điều đó?

Trả lời:

Dựa vào ngữ cảnh, đặc biệt là sự đối lập trong hai vế (được – đau), chúng ta có thể xác định từ “đau” trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa” được dùng với ý nghĩa “mấy, không được (mùa)” dù cho trong từ điểm Việt, từ “đau” không có nghĩa nào như thế.

a. Nói quá là biện pháp …………………… mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

b. nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt ……………, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại.
Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.

Tháng giêng thì lúa xanh già

Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa

Thông tin thêm
  • Chủ đề:
    • Lao động sản xuất
  • Thẻ:
    • cây lúa
    • làm ruộng
  • Người đăng: Phan An
  • 18 October,2013
  • Liên kết

Đất nước ta là một nước thuần nông nghiệp nên ông cha ta có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua quá trình lao động. Những kinh nghiệm ấy là về trồng trọt, chăn nuôi, mùa vụ, thời tiết về hoàn cảnh sản xuất và vị trí của nông nghiệp ở nước ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá khứ, tuy chưa có khoa học như hiện nay, nhưng bằng kinh nghiệm quan sát của bản thân, ông cha ta đã khát quát được các mối quan hệ tự nhiên giữa các cây trồng với nhau. Tuy những đúc kết ấy chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chưa thật sự nâng lên thành kiến thức khoa học hoàn chỉnh. Nhưng trong giai đoạn ấy, những kinh nghiệm, đúc kết ấy là những kinh nghiệm quí báu mà cha ông ta quan sát được. Chẳng hạn như câu tục ngữ sau:

“Được mùa cau, đau mùa lúa,

Được mùa lúa, úa mùa cau.”

Là câu tục ngữ bàn về một kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta rút kết qua bao nhiêu năm trồng trọt. Câu tục ngữ có thể hiểu là năm nào được mùa cau thì lúa sẽ mất mùa. Nguyên do nào mà cha ông ta lại nói như thế ? Cau là cây trong vườn có đặc điểm chịu hạn rất tốt, không ưa nước, chỉ cần đủ khô để phát triển rễ và trời quang đãng ít mưa cau sẽ trổ hoa, làm quả thuận lợi. Cây lúa thì ngược lại, cây lúa là cây sinh trưởng trong nước, không chịu được hạn. Có thể thấy cây cau và cây lúa là hai giống cây có đặc điểm sinh trưởng trái ngược nhau. Nói cách khác, cây cau và cây lúa là hai thứ giống cây thích ứng với hai loại thời tiết khác nhau.

Vào tháng năm, tháng sáu âm lịch là lúc cây cau có quả con, cây lúa thì đang cần nước để cấy. Nếu như năm ấy, mưa thuận gió hòa, mưa to đủ nước cấy thì cau sẽ rụng nhiều quá con. Tức là cau sẽ mất mùa, lúa sẽ được mùa. Ngược lại nếu năm ấy ít mưa, cau non sẽ không bị rụng thì khi ấy cau sẽ được mùa, còn lúa sẽ mất mùa.

Còn theo một cách giải nghĩa khác thì người ta lại cho rằng, câu tục ngữ này có ý nói về một đạo lý trong cuộc sống: Chỉ lo được mặt này, không lo được mặt kia. Trong cuộc sống này, ta không thể nào có vẹn toàn mọi thứ được. Giống như câu tục ngữ trên, nếu năm ấy cau bội thu thì ắt lúa sẽ thất thu. Câu tục ngữ cho ta thấy quan hệ mâu thuẫn trong tự nhiên và xã hội được trình bày như là “sự trái ngược” đơn thuần trong: “Được mùa cau, đau mùa lúa”

Do tính chất truyền miệng và tính sáng tạo tập thể nên ta có thể bắt gặp các dị bản khác của câu tục ngữ như: “Được mùa nhãn vãn mùa cau”, “Được mùa xoài còi mùa lúa”, “Được mùa dưa sưa mùa lúa”, “Được mùa quéo héo mùa chiêm”, “Năm trước được cau, năm sau được lúa”. Ở các vùng hay trồng cau thì người dân sẽ thường sử dụng câu tục ngữ “Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau”, nhưng với các vùng ít trồng cau thì họ sẽ thay thế bằng các loại cây khác như xoài, nhãn, dưa,.. tùy vào đặc điểm riêng của từng vùng. Xuất phát từ một đất nước nông nghiệp nên dân gian ta đã có cả một kho tàng kinh nghiệm về trồng cấy. Trong đó kinh nghiệm về canh tác lúa nước là được nhắc đến nhiều nhất bởi dân ta chủ yếu sinh sống bằng việc canh tác lúa nước. Việc câu tục ngữ có nhiều dị bản cho thấy câu tục ngữ rất được nhân dân ta ưa chuộng sử dụng và lưu truyền đến các vùng quê khác nhau, trong quá trình lưu truyền đó sẽ có thêm rất nhiều dị bản mới xuất hiện và tạo nên sự phong phú cho kho tàng tục ngữ. Từ câu tục ngữ và các dị bản ta có thể rút ra được công thức của câu tục ngữ này đó là: Được mùa….. vãn/đau/sưa mùa….

Thông qua quá trình lao động sản xuất, người nông dân đã quan sát các hoạt động thiên nhiên và đúc kết cho mình những kinh nghiệm dân gian có ý nghĩa thiết thực. Câu tục ngữ “Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau” tuy rất ngắn gọn nhưng ẩn chứa trong đó nhiều bài học giáo dục cho thế hệ sau. Đó là bài học về kinh nhiệm trồng trọt: Năm nào được mùa cau thì sẽ mất mùa lúa và ngược lại. “Được mùa nhãn vãn mùa cau” (Năm nào được mùa nhãn ắt sẽ mất mùa cau), “Được mùa xoài còi mùa lúa” (Năm nào được mùa xoài thì mùa lúa sẽ ít có thu hoạch), “Được mùa dưa sưa mùa lúa” (Nếu được mùa dưa thì mùa lúa sẽ mất), “Năm trước được cau, năm sau được lúa” (Nếu năm nay được mùa cau thì năm sau sẽ được mùa lúa). Ngoài ra, câu tục ngữ còn nhắc nhở chúng ta không nên quá cầu toàn, được cái này ắt sẽ mất cái kia, vì vậy chúng ta cần phải biết tự thỏa mãn.

Những kinh nghiệm, trí tuệ ấy được cha ông ta đúc kết qua những câu tục ngữ ngắn gọn và cô động. Các câu tục ngữ được sáng tác và được sử dụng trong giao tiếp. Vì thế tục ngữ được xem là thể loại gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Có lẽ vì thế, các câu tục ngữ thường rất mộc mạc, giản dị. Các câu tục ngữ thường rất ngắn gọn nhầm thay thế cho những lời thuyết lý dài dòng và dễ quên. Như câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa/ Được mùa lúa, úa mùa cau.” Mỗi câu trên chỉ gồm có sáu tiếng, từ ngữ được sử dụng cũng vô cùng quen thuộc và gần gũi. Chỉ bằng sáu tiếng đơn giản ấy, dân gian đã có thể nói lên được mối quan hệ giữa các cây trồng với nhau. Câu tục ngữ đã khát quát cho ta thấy được sự khác nhau về vụ mùa của giống cây khác nhau. Năm nào cau được năng suất cao thì lúa ắt sẽ thất thu và ngược lại. Dựa trên thực tế đó, nhân dân tổng kết và đưa ra lập luận chặt chẽ, không thừa cũng không thiếu trong một câu tục ngữ. Từ đó, rút ra kinh nghiệm trong canh tác cây trồng. Tuy câu tục ngữ trên ngắn gọn nhưng lại chứa đựng nhiều ý tưởng, kinh nghiệm quí báu. Có thể nói tục ngữ đã giúp cho lời nói thêm sâu sắc và diễn đạt một cách tốt nhất những điều khó diễn đạt thành lời.

Các câu tục ngữ thường có khuynh hướng rút gọn đến mức tối đa, khuynh hướng rút gọn tiếp tục phát huy trong quá trình lưu truyền đến các thế hệ sau. Câu tục ngữ trên cũng không ngoại lệ từ câu tục ngữ sáu tiếng có thể rút gọn thành bốn tiếng “Được cau, đau lúa”. Tuy rút gọn đến mức tối đa, nghĩa của câu tục ngữ vẫn được giữ nguyên vẹn. Không những vậy nó còn trở nên dễ nhớ hơn rất nhiều.

Câu tục ngữ trên tuy ngắn gọn, cô động nhưng lại có thể đúc kết nhiều ý tưởng, kinh nghiệm bởi tính cụ thể sinh động bằng lối nói giàu hình ảnh. Qua cụm từ “được mùa cau” ta có thể hình dung được một hình ảnh những cây cau sai quả, nặng trĩu cành. “Đau mùa lúa” người nghe có thể hình dung được hình ảnh những cánh đồng lúa năm ấy không được mùa, năng suất thấp.

Đối ngược với câu tục ngữ “được mùa lúa, úa màu cau” thì hình ảnh của cây lúa và cây cau lại hiện lên hoàn toàn khác. Cây lúa trong câu tục ngữ này hiện lên với cánh đồng lúa bất tận, những cây lúa vàng óng, trĩu hạt báo hiệu một mùa vụ thành công. Ta có thể cảm nhận niềm vui trên hầu khắp các cánh đồng qua từ “được”. Hay hình ảnh những cây cau không được mùa qua cụm từ “úa mùa cau”. Bằng lối nói giàu hình ảnh đã tạo ra sự liên tưởng đến những hình ảnh về mùa vụ của cây cau và cây lúa.

“Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc Việt Nam là giàu nhạc tính (cả về âm thanh lẫn nhịp điệu). Tính chất đó thể hiện nổi bật trong tục ngữ và thành ngữ.” [Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian Việt Nam]

Tính nhạc được thể hiện qua sóng đôi về vần. Trong câu trên, vần được gieo ở vần lưng là vần “au” . Các vần bằng có trong các tiếng “cau”, “đau”. Các vần còn lại là bằng trắc “lúa”, “úa”.

“Được mùa cau, đau mùa lúa

Được mùa lúa, úa mùa cau.”

Việc sử dụng vần trong câu tục ngữ đã tạo ra nét luyến láy của lời nói. Tạo ra âm hưởng đặc trưng riêng nó làm cho người nghe dễ chịu, êm tai và dễ dàng đi vào tâm trí. Và ta cũng không thể thay các vần ấy vì không có yếu tố nào khác có thể thay thế được nó.

Bên cạnh đó, tính nhạc còn được thể hiện qua tính sóng đôi về nhịp. Câu tục ngữ được ngắt nhịp 3/3, ngắt ở chỗ ngừng ngăn cách các thành phần phát ngôn:

“Được mùa cau/đau mùa lúa

Được mùa lúa/úa mùa cau.”

Việc ngắt nhịp làm cho câu tục ngữ nhịp nhàng dễ đi vào lòng người đọc hơn. Không những vậy nó làm cho câu tục ngữ dễ nhớ dễ thuộc hơn.

Câu tục ngữ: ““Được mùa cau/đau mùa lúa/Được mùa lúa/úa mùa cau.” còn thể hiện được tính hòa đối và đối xứng của tục ngữ. Tính đối xứng được thể hiện qua mặt đối nghĩa của câu: “được mùa cau” sẽ đối với “úa mùa cau”, “đau mùa lúa” đối với “được mùa lúa”. Về mặt ý nghĩa thì chúng đối ý với nhau, song thực ra các ý ấy lại bổ sung ý nghĩa cho câu. Làm cho câu tục ngữ hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa hơn.