Dự đoán chu kỳ 8 có bao nhiêu nguyên tố

Chào các em học sinh, hôm nay Kiến Guru chia sẻ đến các em bài viết về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất. Bảng nguyên tố là 1 phần rất quan trọng giúp chúng ta biết các chất nằm ở đâu, thuộc chu kì nào, có hóa trị bao nhiêu và hơn nữa là giúp cho các em hiểu được cấu tạo và nguyên tắc của chúng. Vậy chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé! 

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

    – Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

    – Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì 

    – Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)

II. Bảng nguyên tử khối và cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất

1.Bảng nguyên tử khối 

2. Ô nguyên tố

    Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

3. Chu kì

    Chu kì là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng  cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

    Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       * Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       * Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

    Ví dụ: 12Mg: 1s2/2s22p6/3s2.

    → Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

4. Nhóm nguyên tố

    – Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

    – Chỉ có 2 loại nhóm nguyên tố đó là nhóm A và nhóm B:

       + Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.

       Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

       + Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:

III. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

Các cấu hình electron trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.

   – Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử

   – Số thứ tự của chu kì = số lớp e

   – Số thứ tự của nhóm:

      + Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A

      + Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:

Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).

IV. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

Vị trí nguyên tố cho biết:

   – Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).

   – Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.

   – Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng 

   – Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)

   – Oxit và hidroxit sẽ có tính axit hay bazo.

    Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:

   – S ở nhóm VI, CK3, PK

   – Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.

   – CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.

   – SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.

V. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   – Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.

   – Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần.

b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .

– Nguyên tố họ d : (n-1)dansbvới a = 1 → 10 ; b = 1 → 2

      + Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .

      + Nếu a + b > 10 ⇒ (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.

      + Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B

– Nguyên tố họ f : (n-2)fansbvới a = 1 → 14 ; b = 1 → 2

      + Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.

      + Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ acti

Khối nguyên tố (block)

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f

e cuối cùng điền vào phân lớp nào ( theo thứ tự mức năng lượng ) thì nguyên tố thuộc khối đó

Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở vị trí là ngón IA và VIIA đều ở chu kì 1. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He: còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hòa 

Các em đã xem qua ý nghĩa của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất. Qua bài viết này, Kiến Guru đã giúp các em đọc được bảng tuần hoàn, hiểu được ý nghĩa của nó. Hãy đọc và ghi nhớ nó để ôn tập thật tốt các em nhé! Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới!  

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố được xác định theo số proton trong hạt nhân nguyên tử. Trong thời buổi khoa học ngày càng phát triển như hiện nay, con người đã tìm ra được rất nhiều nguyên tố khác nhau. Vậy các bạn có biết đến nayngười ta đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học không? Hãy cùng Top lời giải đi tìm câu trả lời nhé!

Câu hỏi: Đến nay người ta đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. 118;

B. 119;

C. 120;

D. 121.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. 118

Đến nay người ta đã tìm được ra 118 nguyên tố hóa học. Trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại được con người tạo ra từ các phản ứng hạt nhân.

Kiến thức tham khảo về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Bảng tuần hoàn hóa học

Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.Đây được xem như một"bản cập nhật lớn" của bảng tuần hoàn tính từ năm 2011, khi 114 và 116 được đưa vào và giờ đây, chu kỳ 7 đã được lấp đầy, bảng tuần hoàn đã trở nên đầy đặn hơn, giới hạn kiến thức của nhân loại lại được tiến thêm một bậc nhỏ và tài năng"tiên tri"cách đây gần 200 năm của Mendeleev lại một lần nữa được khẳng định.

Sau khi xem xét các nghiên cứu hóa học đệ trình bởi các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật và Nga, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) đã xác nhận4 nguyên tố mang số hiệu nguyên tử 113, 115, 117 và 118 là đáp ứng các tiêu chí để trở thành nguyên tố mới được phát hiện.Đây đều là những nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn và chưa từng được thấy tồn tại bên ngoài phòng thí nghiệm.Nguyên nhân là do chúng rất kém bền vững, chỉ có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách tổng hợp từ các hạt nhân nhẹ hơn và thật ra, chúng chỉ tồn tại chưa đến một giây trước khi bị vỡ ra thành các nguyên tố khác.

2. Lịch sử bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Đến giữa thế kỷ thứ 19, giới khoa học mới chỉ khám phá được 63 nguyên tố hóa học. Trước khám phá của Mendeleev, có một số học giả như Johann Doebereiner (1829), Alexander Chancourtois (1862), Julius Meyer (1864), John Newlands (1866) và một số người khác đã từng tìm cách sắp xếp các nguyên tố khoa học theo một phương thức hợp lý.

Tuy nhiên, phải đến năm 1867, Dmitry Mendeleev, một giáo sư trường ĐH St. Petersburg sau khi nghiên cứu về một tài liệu cơ bản có tên gọi là Các nguyên tắc hóa học đã đưa ra kết luận rằng thuộc tính và trọng lượng nguyên tử của các chất hóa học có sự liên quan theo một cách nhất định. Căn cứ theo kết luận này, năm 1869 ông đã tập hợp được một bảng được gọi là "Thí nghiệm về Hệ thống các nguyên tố dựa trên Trọng lượng nguyên tử và Sự tương đồng hóa học". Ngày 1-3, ông đã gửi bảng này đi in, đồng thời cũng gửi bản sao cho các đồng nghiệp người Nga và ở nước ngoài.

Bốn ngày sau, ông công bố "Định luật Tuần hoàn" trong một bài báo có tên là "Sự phụ thuộc giữa tính chất và trọng lượng nguyên tử của các nguyên tố", đăng trên tạp chí Hội Hóa học Nga (hiện nay là Hội Hóa học Nga mang tên D.I. Mendeleev). Trong bài báo này, ông miêu tả định luật mà ông đã khám phá ra như sau: "Các nguyên tố, nếu được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử của chúng, sẽ thể hiện các thuộc tính tuần hoàn một cách rõ ràng".

Sau đó, Mendeleev đã dành thêm hai năm nữa để hoàn thiện hệ thống tuần hoàn của mình. Ông đưa ra các khái niệm chu kỳ và nhóm nguyên tốn, vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng, chỉnh sửa khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố (thí dụ như beryllium, indium, uranium,...), dự báo sự tồn tại của một số nguyên tố mới và miêu tả các thuộc tính của chúng. Năm 1871, ông đã đưa ra định nghĩa cuối cùng về Định luật tuần hoàn và một phiên bản hệ thống các nguyên tố, gần giống như hệ thống ngày nay. Nhà khoa học đã miêu tả Định luật Tuần hoàn như sau: "Tính chất của các đơn chất, cấu tạo các hợp chất của chúng, cũng như tính chất sau này là các tính năng tuần hoàn của trọng lượng nguyên tử của các nguyên tố, bởi những chính những tính chất này cũng là tính chất của các nguyên tố mà các đơn chất này tạo ra".

Định luật Tuần hoàn của Mendeleev đã trải qua những thay đổi nhất định và đã được bổ sung nhiều nguyên tố mới, trong đó có cả những nguyên tố được tổng hợp nhân tạo. Đến đầu năm 2019, đã có 118 nguyên tố hóa học có tên trong Bảng Tuần hoàn (trong đó có ba nguyên tố được bổ sung năm 2016).

Định luật Tuần hoàn của Mendeleev đã được thế giới công nhận như một trong những trụ cột của ngành hóa học lý thuyết sau những khám phá về các nguyên tố mà ông đã từng dự đoán như khám phá về gallium (Ga, nguyên tố thứ 31) ở Pháp năm 1875, scandium (Sc, nguyên tố thứ 21) ở Thụy Điển năm 1879, và germanium (Ge, nguyên tố thứ 32) ở Đức năm 1886. Năm 1900, nhà hóa học William Ramsay, người sau này được trao giải Nobel, đã gọi Bảng Tuần hoàn các Nguyên tố hóa học của Mendeleev là "sự khái quát hóa vĩ đại nhất trong ngành hóa học". Năm 1882, Hội Khoa học Hoàng gia London đã trao tặng Huân chương Davy cho Dmitry Mendeleev vì những đóng góp cho khoa học của ông.

3. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được chia làm ba phần chính

Thứ nhất: Ô nguyên tố

Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, ký hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Số hiệu của nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Và số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Ví dụ: Số hiệu nguyên tử của Magie là 12 cho biết: Magie ở ô số 12, điện tích hạt nhân nguyên tử magie là 12+ (hay số đơn vị điện tích hạt nhân là 12), có 12 electron trong nguyên tử Magie.

Thứ hai: Chu kỳ

Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron.

Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ, trong đó có các chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là chu kỳ nhỏ, các chu kỳ 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kỳ lớn.

– Chu kỳ 1: Gồm 2 nguyên tố là H và He, có 1 lớp electron tong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+.

– Chu kỳ 2: Gồm 8 nguyên tố từ Li đến Ne, có 2 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+, … đến Ne là 10+.

– Chu kỳ 3: Gồm 8 nguyên tố từ Na đến Ar, có 3 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na là 11+, … đến Ar là 18+.

– Chu kỳ 4 và chu kỳ 5: Mỗi chu kỳ đều có 18 nguyên tố, bắt đầu là một kim loại kiềm K là 19+ và Rb là 37+, kết thúc là một khí hiếm Kr là 36+ và Xe là 54+.

– Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố, bắt đầu từ kim loại kiềm Cs là 55+ và kết thúc là khí hiếm Rn là 86+.

– Chu kỳ 7: Chưa hoàn thành.

Thứ ba: Nhóm nguyên tố

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhón A và nhóm B:

– Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ nhóm A = tổng số electron lớp ngoài cùng.

– Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình electron nguyên tử thì tận cùng ở dạng (n-1)dxnsy:

+ Nếu (x+y) = 3 -> 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x+y)B.

+ Nếu (x+y) = 8 -> 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

+ Nếu (x+y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x+y-10)B

Ví dụ:

– Nhóm I: Gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li (3+), … đến Fr (87+).

– Nhóm VII: Gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh. Nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ F (9+), … đến At (85+).

--------------------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp thắc mắc Đến nay người ta đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? và cung cấp các kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chúc các bạn học tập tốt

Video liên quan

Chủ đề