Dr Sơn xương khớp giá bao nhiều

Với lịch trình luyện tập và làm việc dày đặc, dancer Quang Đăng khó tránh khỏi những chấn thương ảnh hưởng đến cột sống. Hiện anh đang tích cực điều trị để phục hồi và tiếp tục cháy hết mình với nghề.

Với gương mặt điển trai, body “chuẩn” cùng tài năng và niềm đam mê với vũ đạo, dancer Quang Đăng đã liên tục gặt hái nhiều thành công và dành được tình cảm yêu mến từ người hâm mộ. Đặc biệt, vừa qua anh chàng còn gây ấn tượng mạnh với cộng đồng quốc tế khi sáng tác kiêm biểu diễn “vũ điệu rửa tay” phòng ngừa Covid-19 vui nhộn.

Tuy nhiên với đặc thù của nghề và lịch luyện tập làm việc dày đặc, cũng như nhiều dancer khác, Quang Đăng không tránh khỏi gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp và cột sống. Cụ thể chàng vũ công cho biết ban đầu anh chỉ cảm thấy một vài cơn vai, đau lưng nhẹ nhưng dần trở nặng hơn, có lúc anh thậm chí không bước được xuống giường vào buổi sáng, phải thực hiện nhiều động tác căng giãn cơ mới có thể hoạt động bình thường. Là một người có cường độ làm việc và vận động nhiều, những cơn đau này thật sự ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của anh. Nhận thấy những đấu hiệu cảnh báo sức khỏe chuyển biến không tốt, dù lịch trình bận rộn Quang Đăng đã sắp xếp thời gian đến Maple Healthcare, phòng khám chuyên môn Trị liệu thần kinh cột sống uy tín để kiểm tra cột sống toàn diện.

Tại đây anh được bác sĩ chẩn đoán mắc thoát vị đĩa đệm L5, viêm gân và rách cơ quay khớp vai. May mắn là bệnh hiện chưa bước vào giai đoạn nghiêm trọng, vẫn có thể phục hồi bằng các phương pháp điều trị bảo tồn. Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc phòng khám Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare tại TP.HCM đồng thời là người điều trị trực tiếp cho Quang Đăng chia sẻ:

“Nghề vũ công đòi hỏi phải luyện tập và vận động cơ thể rất nhiều do đó rất dễ dẫn đến chấn thương. Nhưng đa phần họ không có thời gian nghỉ ngơi và điều trị phù hợp dẫn đến tình trạng ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra cho Quang Đăng, chúng tôi thấy rằng các cơ xung quanh khu vực bị chấn thương rất căng và đây là một phần lý do tại sao anh ấy cảm thấy đau nhiều. Cụ thể, đĩa đệm L5 có dấu hiệu lồi nhẹ và các cơ xung quanh căng chặt kéo theo nhiều áp lực lên toàn bộ vùng lưng. Ở vị trí vai và cổ cũng tương tự. Khi can thiệp giảm bớt tình trạng căng cứng cơ, kích thích cơ chế tự phục hồi của cơ thể, các triệu chứng đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Chúng tôi đã thống nhất điều trị cho Quang Đăng bằng cách nắn chỉnh cột sống giải tỏa áp lực kết hợp massage vật lý trị liệu. Ngoài ra, bản thân Quang Đăng cũng phải thay đổi một số thói quen, chế độ sinh hoạt và tập luyện để giữ cột sống khỏe mạnh lâu dài.”

Sau một thời gian điều trị tình trạng của Quang Đăng đã có những cải thiện rõ rệt: giảm đau nhức, cử động thoải mái hơn, không còn cảm giác mất sức khi thức dậy. Hiện anh vẫn đang tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện để mau chóng phục hồi hoàn toàn.

“Khi bị bệnh tôi mới biết quý trọng sức khỏe của mình hơn và nhận thức được tầm quan trọng của cột sống. Khi bạn bị đau tay hay đau đầu gối bạn vẫn có thể sinh hoạt được nhưng khi đau cột sống, gần như chỉ muốn nằm một chỗ, bị hạn chế mọi hoạt động. Đặc biệt với nghề nghiệp của tôi, chấn thương cột sống nặng gần như đồng nghĩa với việc phải từ bỏ đam mê. Tôi không bao giờ cho phép điều đó xảy ra bởi với tôi nhảy múa chính là cuộc sống. Tôi cũng muốn gửi lời nhắn nhủ với các anh chị đồng nghiệp, hãy quan tâm đến sức khỏe và lắng nghe cơ thể nhiều hơn, đừng bao giờ phớt lờ những cơn đau dù nhẹ, phòng ngừa và điều trị sớm luôn là giải pháp tốt nhất vì cột sống khỏe – cuộc sống vui.”

Quang Đăng trải lòng.

Với sức khỏe cột sống có nhiều cải thiện, hy vọng trong thời gian tới, chàng vũ công đa tài sẽ tiếp tục giữ vững phong độ và cho ra đợi nhiều tác phẩm sáng tạo hơn nữa.

Bác sĩ Paul chia sẽ thêm về việc thay đổi thói quen sinh hoạt và tập luyện để giữ cột sống khỏe mạnh lâu dài. Cụ thể như sau:

  • Khi làm việc nhà, tránh giữ một tư thế quá lâu. Không cúi gập, xoay người đột ngột để nhặt đồ, lau nhà, khiêng vác vật nặng. Cố gắng sử dụng nhóm cơ lớn như cơ đùi thay vì cơ lưng để giảm đau lưng.
  • Hạn chế cúi đầu xem điện thoại quá lâu.
  • Với nhân viên văn phòng nên bố trí khu vực làm việc phù hợp. Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, nếu sử dụng laptop nên trang bị thêm bàn phím rời để giảm áp lực cho tay. Hạn chế tuyệt đối nằm làm việc.
  • Chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm gây sưng viêm, bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như glucosamin
  • Đừng quên dành ra 10 – 15 phút tập căng giãn cơ hàng ngày.

Bài tập căng giãn cơ đơn giản

Để được tư vấn, thăm khám, và điều trị các vấn đề về xương khớp, cột sống, hãy liên hệ với phòng khám Maple theo địa chỉ:

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Bài viết liên quan:

Một giới thiệu bẻ xương khớp - Ảnh: Cẩm Nương chụp lại

Thời gian gần đây bỗng rộ lên trào lưu bẻ khớp, mạng xã hội TikTok xuất hiện tràn lan các video bẻ xương khớp trị đau, nhức mỏi cơ thể. Đủ tư thế kiểu nắn chỉnh xương khớp được "biểu diễn" bởi các TikToker xưng là "thầy thuốc online", "bác sĩ online".

Các "thầy thuốc" kiểu này còn thực hiện cả những video hướng dẫn người xem tự nắn chỉnh cột sống lưng, bẻ khớp tay, khớp chân tại nhà.

Bẻ vì thích nghe kêu rắc rắc? 

Bên cạnh việc đăng tải hàng loạt video "hành nghề", những người này còn thực hiện cả các video hướng dẫn. Điểm chung của các video này là khi thực hiện thao tác "bẻ xương khớp" luôn tạo ra được âm thanh rắc rắc. Tiếng kêu rắc rắc làm cho người xem có cảm giác sợ, tưởng như xương khớp bị gãy. 

Tuy nhiên, nhiều TikToker trẻ bị kích thích đã hưởng ứng, xem nó như một trào lưu, thử thách thú vị để làm theo. Các video bẻ xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều chỉ với mục đích tham gia thử thách, biểu diễn, câu view. Trong đó có một gymer cũng thực hiện các động tác bẻ khớp tạo tiếng rắc rắc theo yêu cầu của cộng đồng mạng để hút tương tác.

"Mình ở Bình Dương, bị vẹo cột sống lưng bên trái gây tê, xin cho biết địa chỉ để chữa trị?", "Mình bị rách bao khớp vai, có chữa được bằng cách này không?", "Mình đang làm spa muốn đi sâu vật lý trị liệu, thầy có nhận dạy không?", dù rất nhiều video mang tính chất câu view nhưng vẫn nhận về hàng ngàn lượt bình luận xin địa chỉ đến chữa trị.

BS CKII Huỳnh Tấn Vũ - trưởng đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết bẻ xương khớp là phương pháp chữa trị dùng trong vật lý trị liệu. Nó còn được gọi là Chiropractic, cách chữa trị y học bằng tay giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động của con người. Nhưng không phải bất kỳ tình trạng nào của cơ xương khớp cũng có thể bẻ, nắn và không phải bất cứ người nào cũng có thể thực hiện đúng kỹ thuật chuyên môn.

BS Vũ lý giải tiếng rắc rắc phát ra là do sự dịch chuyển các khớp đi lệch ra khỏi hoặc trở về vị trí bình thường ban đầu của chúng. Khi nắn chỉnh xương khớp, tiếng kêu này không thể hiện tính hiệu quả.

"Nhiều bệnh nhân rất thích nghe tiếng kêu rắc rắc, nó là một yếu tố tâm lý, mang đến cho họ sự thoải mái, chưa nghe tiếng rắc rắc thì chưa thấy khỏe. Một số nơi, đánh trúng tâm lý của khách hàng, người ta thường thực hiện nắn chỉnh kỹ thuật ở những vị trí dễ phát ra tiếng kêu nhằm mục đích biểu diễn, thay vì chú trọng điều trị sao cho đúng", BS Vũ cho hay.

Tự ý bẻ khớp, tác hại khôn lường

Theo BS Vũ, nếu tự ý bẻ khớp bắt chước theo các trào lưu rất dễ dẫn đến những hệ lụy lâu dài cho xương.

"Ví như vùng cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm, thao tác bẻ xương không đúng có thể gây chấn thương vùng cổ, gây yếu liệt tứ chi hoặc tổn thương mạch máu tạo thành cục máu đông đi vào não gây tai biến. Lạm dụng việc nắn chỉnh quá nhiều có thể gây giãn dây chằng, bao khớp, làm mất vững các cấu trúc, tăng nguy cơ thoái hóa, chèn ép thần kinh", BS Vũ nói.

Cùng chung quan điểm đó, ThS Hoàng Quốc Nam - phó khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Thống Nhất - cảnh báo các kỹ thuật nắn chỉnh khớp được thực hiện khi bệnh nhân có chẩn đoán trật khớp, không thực hiện trên người có khớp bình thường. Người thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu này phải được đào tạo và có chuyên môn, có kiến thức về các bệnh lý cơ xương khớp.

"Việc bẻ khớp tạo tiếng kêu có thể tạo cảm giác dễ chịu nhưng nếu lực tác động quá mức sẽ gây tổn thương dây chằng, tổn thương khớp. Nếu làm thường xuyên sẽ khiến dây chằng bị kéo giãn dễ làm lỏng khớp, trật khớp, vô cùng nguy hiểm", BS Nam chia sẻ.

BS Nam khuyến cáo, khi cơ thể có cảm giác mỏi cơ, không nên bẻ khớp mà nên thực hiện các biện pháp thư giãn nhẹ nhàng như khi ngồi lâu nên đứng dậy đi lại, xoay vặn người, tập một số động tác thả lỏng khớp, có thể chườm ấm vùng khớp đau mỏi. Nếu gặp các bệnh lý về cơ xương khớp thì phải tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để điều trị tránh tiền mất tật mang.

Tránh xa các trào lưu độc hại

Mới đây, trào lưu "Thử thách mật ong đông lạnh" có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vẫn được nhiều TikToker Việt Nam hưởng ứng, bằng cách đưa chai mật ong vào tủ lạnh, để mật ong đông lại thành dạng thạch, bắt đầu ăn mật ong đông lạnh như ăn kem.

Mật ong tuy là sản phẩm tự nhiên, nhưng lượng đường trong mật ong rất lớn, vì thế việc ăn một lượng lớn mật ong sẽ rất dễ tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, mật ong đông lạnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề như đường huyết, béo phì, răng lợi và nhiều vấn đề khác.

Ngoài ra, cũng còn nhiều trào lưu xấu vẫn đang lưu hành trên TikTok trong thời gian qua như: "Ăn cà rốt chấm mù tạt để giảm cân", "Tự tẩy trắng răng tại nhà bằng baking soda",...

Theo các chuyên gia, người dùng mạng xã hội TikTok cần thật sự tỉnh táo để tránh "trải nghiệm thử thách" gây hại đến sức khỏe bản thân cũng như không phát tán những thông tin xấu độc đến rộng rãi nhiều người.

Trẻ xem TikTok: Rằng vui thì thật là vui...

CẨM NƯƠNG

Video liên quan

Chủ đề