Download mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà

Nhà ở là tài sản có giá trị lớn, việc mượn nhà để ở thường giữa những người thân thiết. Đôi khi vì trốn thuế mà nhiều tổ chức, cá nhân cũng dùng hợp đồng mượn nhà để thay thế cho hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, các bạn nên lập hợp đồng đúng với bản chất giao dịch giữa hai bên để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

14:56 17/12/21 5.289 lượt xem

Hợp đồng cho ở nhờ cần có được những nội dung cơ bản sau:

- Mô tả nhà cho mượn, mô tả đặc điểm, khuyết điểm (nếu có);

- Thời gian cho mượn;

- Diện tích, số tầng cho mượn

- Mục đích cho mượn;

- Các thỏa thuận khác (nếu có);

(Hình ảnh minh họa)

2. Hợp đồng cho ở nhờ có cần phải công chứng ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng cho ở nhờ không bắt buộc phải công chưng. Tuy nhiên, nếu bạn phải đăng ký điện, nước, đăng ký hộ khẩu thường trú … thì các cơ quan liên quan sẽ yêu cầu bạn cung cấp bản hợp đồng cho ở nhờ có công chứng.

Văn Phòng công chứng cung cấp cho bạn một biểu mẫu Hợp đồng cho ở nhờ bạn chỉ việc tài về máy điền thêm những thông tin cần thiết là hoàn tất một bản hợp đồng.

Sau khi hoàn tất hợp đồng nếu có như cầu công chứng tại văn phòng thì bạn có thể CLICK VÀO ĐÂY để gởi hồ sơ trực tuyến và đặt lịch công chứng.

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú là văn bản cần xác lập khi tiến hành cho ở nhờ nhà ở trong một thời gian nhất định, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về mẫu hợp đồng cho ở nhờ nhà ở chính xác, đầy đủ nhất.

Khái niệm

Cho ở nhờ tạm trú là gì?

Trên thực tế, không có quy định cụ thể nào về khái niệm cho ở nhà là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản cho ở nhờ là việc bạn đến lưu trú tại một tỉnh, thành phố khác. Trong đó, thay vì thuê, mua nhà ở tại địa điểm đó thì bạn có thể thông qua mối quan hệ thân quen để ở nhờ tại nhà của người khác nhằm giảm bớt chi phí phát sinh tại tỉnh thành phố lớn của mình.

Do đó, có thể thấy hoạt động cho ở nhờ tạm trú cũng chính là  giao dịch mượn tài sản, hay nói cách khách là mượn nhà ở của người khác để ở. Thông thường, hoạt động cho ở nhờ thì người ở nhờ sẽ ở chung với chủ nhà (chính là người cho ở nhờ). Hoặc cũng có một số trường hợp chủ nhà cho người ở nhờ mượn toàn bộ căn nhà để sinh hoạt mà không cùng sinh sống.

Hợp đồng cho ở nhờ tạm trú là gì?

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập việc cho ở nhờ nhà. Trong đó một bên có nhà cho ở nhờ còn một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Hình thức của việc cho ở nhờ tạm trú

Hình thức của việc cho ở nhờ - giao dịch dân sự với nội dung cho mượn tài sản đều không được Bộ luật dân sự hay Luật nhà ở quy định bắt buộc phải lập thành văn bản. Những người tham gia giao dịch có thể dưới dạng lời nói hay hành vi…Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự này, mỗi bên sẽ đều có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau được pháp luật quy định và bảo vệ cụ thể. 

Vì vậy, khi một trong các bên vi phạm dẫn đến xảy ra tranh chấp thì công chứng Hợp đồng cho ở nhờ lúc này lại có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó là cơ sở để chứng minh giao dịch có thật trên thực tế và xác lập thỏa thuận giữa các bên về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên được sử dụng để giải quyết các tranh chấp nếu có.

Các nội dung chính trong mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú

Như đã đề cập ở trên, việc cho ở nhà cũng cần lập hợp đồng hoặc làm văn bản pháp luật đầy đủ, theo đúng yêu cầu của pháp luật về nhà ở. Dưới đây là những nội dung quan trọng phải có trong bất cứ mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú nào.

  • Họ và tên, thông tin cá nhân của các bên

  • Mô tả đặc điểm của nhà ở hoặc đặc điểm của thửa đất ở gắn với BĐS ở đó; 

  • Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ tạm trú;

  • Thời gian giao nhận nhà ở;

  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, cụ thể ngày tháng năm ký kết hợp đồng; 

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;

  • Thỏa thuận chi tiết về các nội dung chủ sở hữu ngôi nhà được phép lấy lại tài sản trong những trường hợp nào;

  • Các phương án giải quyết khi phát sinh tranh chấp;

  • Cam kết của hai bên và các thỏa thuận khác nếu có; 

  • Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên.

Ngoài ra, bản hợp đồng cho ở nhờ tạm trú trở nên hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 của Luật Nhà ở 2014:

  • Bên cho ở nhờ phải là chủ sở hữu BĐS hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.

  • Bên cho ở nhờ là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; hoặc là tổ chức bán, cho thuê nhà ở thì cần có chức năng kinh doanh nhà ở (ngoại trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không vì mục đích kinh doanh)

  • Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì phải có năng lực hành vi dân sự và không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định của Luật nhà ở 2014. Còn nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

>>> XEM THÊM: [Cập nhật] Mẫu hợp đồng thuê nhà chuẩn, mới nhất 

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú

Để tiện cho việc soạn thảo và sử dụng nhanh chóng, bạn hãy tham khảo ngay mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú dưới đây mà Homedy cung cấp.

Mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú

Đây là mẫu hợp đồng đầy đủ thông tin, giúp bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục cho ở nhờ.

>>> Xem ngay mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú tại đây.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về việc cho ở nhờ nhà ở cũng như mẫu hợp đồng cho ở nhờ tạm trú đầy đủ, chuẩn xác. Hy vọng sẽ giúp quá trình giao dịch, cho ở nhờ tạm trú của bạn diễn ra được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Để cập nhật nhanh các tin tức khác về mua bán, cho thuê nhà ở đừng quên truy cập Homedy.com nhé!

Theo Homedy Blog Tư vấn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP  ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở  

(Số: ……………./HĐCMNO)

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm …., Tại: ………………………………………….Chúng tôi gồm có:

BÊN CHO MƯỢN: (Bên A)

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Là đồng sở hữu nhà ở: ……………………………………………

Các chứng từ sở hữu và tham khảo về nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có:

…………………… …………………… …………… …………………………

BÊN MƯỢN: (Bên B)

Ông/bà: ………………………………………….. Năm sinh: …………………

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp: …………………………..

Hộ khẩu: …………………………………………………………………

Địa chỉ:…………… …….………… Điện thoại: ...............................

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

Đối tượng của hợp đồng này là ngôi nhà số: …………………......................,  có thực trạng theo Giấy chứng nhận số ……………….. do ………………. cấp, với diện tích ……………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH MƯỢN

2.1. Thời hạn mượn: …………………… ………………………….

2.2. Mục đích mượn: …………………… …………………………

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao nhà cho bên B theo đúng hợp đồng;

b) Bảo đảm cho bên B sử dụng ổn định nhà trong thời hạn mượn;

c) Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận, nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên B thì phải bồi thường;

d) Tạo điều kiện cho bên B sử dụng thuận tiện diện tích mượn;

e) Nộp các khoản thuế về nhà và đất (nếu có);

f) Đồng ý cho bên B nhập hộ khẩu vào nhà nếu bên B có nhu cầu.

3.2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng phải báo cho bên B biết trước …….. tháng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên B có một trong các hành vi sau đây:

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích cho mượn.

c) Làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác mượn lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;

e) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

f) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

g) Cải tạo, nâng cấp nhà cho mượn khi được bên mượn đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên B sử dụng chỗ ở;

h) Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng mượn/đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn. Nếu bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở thì được đòi lại nhà ở đó mặc dù bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước ……. tháng.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

4.1. Nghĩa vụ của bên B:

a) Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận;

b) Giữ gìn, bảo quản nhà mượn như nhà của mình, không được tự ý thay đổi tình trạng nhà mượn, nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

c) Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên A;

d) Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng;

e) Trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong thời gian mượn nhà;

f) Nếu đã nhập hộ khẩu vào nhà ở thì sau khi kết thúc hợp đồng mượn nhà phải làm thủ tục xóa hộ khẩu thường trú tại nhà  ở;

g) Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát nhà mượn.

4.2. Quyền của bên B:

a) Được cho mượn lại nhà đang mượn, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;

b) Được tiếp tục mượn theo các điều kiện đã thoả thuận với bên A trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

c) Được ưu tiên mua nhà đang mượn, khi bên A thông báo cho bên B về việc bán ngôi nhà;

d) Đơn phương đình chỉ hợp đồng mượn nhà.

e) Được thay đổi cấu trúc ngôi nhà nếu được bên cho mượn đồng ý bằng văn bản.

f) Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của nhà mượn.

ĐIỀU 5: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản và phải được công chứng mới có giá trị để thực hiện.

ĐIỀU 6: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam kết sau đây:

6.1. Đã khai đúng sự thật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.

6.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thoả thuận với bên B đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

ĐIỀU 7: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN NHÀ Ở

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

7.1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết;

7.2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn;

7.3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

7.4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

7.5. Theo thỏa thuận của các bên.

ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được cần phải thực hiện bằng cách hoà giải; nếu hoà giải không thành, thì đưa ra toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

9.2. Hợp đồng này được lập thành ..... bản và có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ .... bản, .... bản lưu tại cơ quan công chứng hoặc chứng thực (nếu có) và .... bản lưu tại cơ quan thuế (các bên có thể thỏa thuận lập thêm hợp đồng bằng tiếng Anh)./.

BÊN CHO MƯỢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN MƯỢN

 (Ký, ghi rõ họ tên)


Mượn nhà để nhập hộ khẩu phải ký hợp đồng thế nào? (Ảnh minh họa)

Video liên quan

Chủ đề