Doanh nghiệp cần cần cứ vào các yếu tố nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh

Để tìm hiểu, căn cứ lập kế hoạch kinh doanh thì trước tiên chúng ta phải hiểu kế hoạch kinh doanh là gì?

Mục tiêu của giáo án Bài 53: Xác định kế hoạch kinh doanhsẽgiúp các em học sinh hoàn thành tốt công việc trên, biết được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Mời các em cùng theo dõi bài học !

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Căn cứ để lập kế hoạch

1.2. Nội dung và phương pháp

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập bài 53 Công Nghệ 10

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK & Nâng cao

4. Hỏi đápBài 53 Chương 5 Công Nghệ 10



1.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh:

Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.Bạn đang xem: Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2. Các căn cứ để lập kế hoạch:

Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

Bạn đang xem: Nêu căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

1.2.1. Nội dung kế hoạch

5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

Kế hoạch bán hàng

Kế hoạch mua hàng

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch lao động

Kế hoạch sản xuất

1.2.2. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

a. Kế hoạch bán hàng:

Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng =Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua+(-)Các yếu tố tăng (giảm)

Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường. Dự đoán nhu cầu thị trường.

Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 (triệu đồng)

b. Kế hoạch mua hàng:

Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng =Mức bán kế hoạch+(-)Nhu cầu dự trữ hàng hoá

Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 (két bia)

c. Kế hoạch sản xuất:

Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất =Năng lực sản xuất 1 tháng xsố tháng

Cơ sở xác định: căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý,năm….)

Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là:

10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 (sản phẩm)

d. Kế hoạch lao động:

Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng =Doanh số bán hàng (dịch vụ) /Định mức lao động của một người

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 (người)

e. Kế hoạch tài chính:

Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm…).

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp =Vốn hàng hoá+Tiền công+Tiền thuế

Ví dụ:Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?

Trả lời:Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)

Bài 1:

Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau:

Nhu cầu thị trường

Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Pháp luật hiện hành

Khả năng của doanh nghiệp

Căn cứ nhu cầu thị trường là quan trọng nhất. Bởi nếu khách hàng không có nhu cầu thì doanh nghiệp không thể kinh doanh được.

Xem thêm: Thông Tin Về Những Tờ Báo Bóng Đá Nổi Tiếng Thế Giới 2022, Những Tờ Báo Bóng Đá Nổi Tiếng Thế Giới

Bài 2:

Trình bày nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh trên các phương diện cơ bản sau: kế hoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động, kế hoạch sản xuất.

Việc lập kế hoạch bằng văn bản (trên cơ sở các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh) đó chính là sự lựa chọn những phương án hành động trong tương lai cho từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.

Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào và ai làm cái đó cụ thể như:

Kế hoạch bán hàng: bán cái gì, khi nào bán và bán bằng cách nào (bán lẻ, bán buôn...)

Kế hoạch mua hàng: cần mua hàng gì? Khi nào mua? Ai mua? Mua bằng cách nào.

Kế hoạch tài chính: làm thế nào để huy động được nguồn tài chính, phục vụ vào mục đích gì, ai thực hiện, khi nào cần, thực hiện bằng cách nào.

Kế hoạch lao động: Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào, bộ phận nào cần, khi nào cần, bố trí lao động trong doanh nghiệp ra sao.

Kế hoạch sản xuất: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào.

Bài 3:

Nêu phương pháp xác định kế hoạch bán và mua hàng hóa của doanh nghiệp.

Hướng dẫn giải

Kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở tổng hợp nhu cầu thi trường thông qua các đơn đặt hàng (hoặc hợp đồng mua hàng) của khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lẻ trên thi trường thì kế hoạch bán hàng được xác đinh trên cơ sở dự đoán nhu cầu của thi trường.

Kế hoạch mua hàng được xác đinh phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian... với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

Kế hoạch vốn doanh nghiệp được xác đinh căn cứ vào nhu cầu mua hàng hóa, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế.

Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch.

Kế hoạch sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp được xác đinh trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thi trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất đinh (quý, năm...)

08 Tháng Mười Một, 2017

Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy với vai trò là người quản lý doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, Ban giám đốc cần phải xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nếu kế hoạch kinh doanh đó được xây dựng, thực hiện và kiểm soát trên phần mềm quản lý sản xuất thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất tốt đối với doanh nghiệp. 

1.      Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh là gì?

Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một kế hoạch chi tiết mô tả quá trình kinh doanh, định hướng thực hiện công việc của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là cơ sở để đánh giá việc kinh doanh đạt hiệu quả như thế nào và có triển vọng phát triển và thành công trong tương lai hay không.

Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh:

-          Trợ giúp nhà quản trị trong việc phối hợp hoạt động, công việc và sự nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.

-          Làm gia tăng sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

-          Giảm thiểu các hoạt động trùng lặp và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

-          Thiết lập được các tiêu chuẩn chuẩn mực, tạo điều kiện cho công tác đánh giá kiểm tra đạt hiệu quả.

2.      Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh:

-          Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

-          Căn cứ vào dữ liệu sơ cấp từ việc điều tra nghiên cứu tự trường.

-          Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác.

3.      Các phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu mà thực tế các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng các phương pháp khác nhau để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

3.1.Phương pháp cân đối:

-          Bước 1: Xác định khả năng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

-          Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.Phương pháp tỷ lệ cố định

Theo phương pháp này, nhà quản trị phải tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo một tỷ lệ được xác định trong năm báo cáo trước đó. Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng tính chính xác không cao, nên sử dụng trong trường hợp sản xuất kinh doanh sản phẩm không đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian thực hiện ngắn.

3.3.Phương pháp xây dựng kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động

Theo phương pháp này việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cần được xem xét kèm theo một số yếu tố tác động trực tiếp/ gián tiếp như: Tổng sản phẩm quốc dân, mức cung ứng tiền tệ, sự phát triển về dân số, nhóm tuổi, giới tính, hành vi mua sắm, thói quen trong cuộc sống; các yếu tố chính trị, pháp luật.

3.4.Phương pháp lợi thế vượt trội

Phương pháp này đòi hỏi nhà lãnh đạo khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cần xem xét khai thác các lợi thế vượt trội để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.5. Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy)

Người lập kế hoạch cần phải phân tích kỹ 6 vấn đề: Sức hấp dẫn của thị trường; Tình hình cạnh tranh; Hiệu quả hoạt động đầu tư; Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp; Đặc điểm của doanh nghiệp; Phân tích sự thay đổi.

3.6. Phương pháp phân tích chu kì sống của sản phẩm

Cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kì sống để lập kế hoạch sản xuất phù hợp; vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau. 

 Xây dựng Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM cũng là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm. 

4.      Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả

Kế hoạch sản xuất kinh doanh được thực hiện xuyên suốt trong cả một quá trình, chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy vai trò quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi, phân tích, đánh giá và có sự điều chỉnh của nhà quản trị là điều hết sức cần thiết. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, đòi hỏi kết hợp ở người lãnh đạo rất nhiều tố chất như vững vàng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; sự nhạy bén, tầm nhìn sâu rộng, sự quan sát, phân tích đánh giá tỉ mỉ,…. Hiện nay giải pháp phần mềm quản trị tổng thể (ERP) được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng để hỗ trợ cho việc quản lý của mình.

Giải pháp phần mềm ERP BRAVO 7 do Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO xây dựng nhằm trợ giúp giải quyết vấn đề quản lý cho các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động quản lý và điều hành nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng bộ phận. Với thế mạnh công nghệ lập trình tiên tiến, khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu đặc thù và kinh nghiệm triển khai nhiều năm Phần mềm BRAVO đã, đang và sẽ mang lại lợi ích kinh doanh tối đa cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và lớn.

>>> Xem thêm: Giải pháp phần mềm ERP của BRAVO 7

Video liên quan

Chủ đề