Định nghĩa con người là gì

Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật. Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, không ai hiểu được con người. Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại của mình. Càng nghiên cứu sâu vào bên trong, con người càng đặt ra nhiều câu hỏi. Con người đã sáng chế ra nhiều thứ để mang lại hạnh phúc cho loài người, nhưng không có gì làm con người thỏa mãn thực sự.

Thân thể con người – một ngõ cụt

Thân thể con người là phần có thể nhìn thấy được, bị biến đổi theo thời gian, có thể nghiên cứu bằng khoa học tự nhiên; và, theo phân tích hóa học, cơ thể con người được cấu tạo tương tự với thành phần của đất.

Thân thể là vỏ ngoài cùng của sự tồn tại chúng ta; và qua năm giác quan của nó, chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nó thật sự cần thiết cho sự tồn tại thực tiễn của chúng ta. Chức năng của nó thuần túy chỉ ở bề ngoài và thỉnh thoảng nó giống như một nhà tù của chúng ta vậy. Kinh nghiệm cho thấy rằng con người trở thành nô lệ cho thân xác mình thay vì nó phải phục vụ cho con người. Điều này chắc chắn không phải là mục đích của đời sống con người. “Mọi sự lao khổ của loài người là vì miệng mình, thế nhưng lòng tham muốn chẳng bao giờ được thỏa nguyện” (Truyền đạo 6:7). Cuối cùng, khi đối diện với cái chết thì chúng ta phải thừa nhận rằng thân thể là một lối cụt. “Vì ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về với bụi đất” (Sáng thế ký 3:19).

Và tâm hồn là gì?

Tâm hồn của con người (tiếng Hy Lạp dùng từ tâm lý để chỉ tâm hồn) không gì khác hơn là lý trí (khả năng suy nghĩ của con người), cảm giác (khả năng yêu ghét, cảm thấy hạnh phúc hay buồn phiền), và ý muốn (khả năng quyết định). Tâm hồn là phần ẩn bên trong nhưng rất thực của sự tồn tại con người và không dễ dàng thấy được. Con người không chỉ là cát bụi biết sống mà là một người có cá tính riêng biệt rõ ràng. Sau sự phát triển đáng kể của mọi năng lực tâm hồn, không còn nghi ngờ gì nữa, văn hóa của tâm hồn trong thế kỷ chúng ta đã trổ hoa hoàn toàn. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng tuy có nhiều thành tựu và nhiều hiểu biết về khoa học, kinh tế, chính trị và tôn giáo; con người đã không tốt hơn, thỏa mãn hơn mà thậm chí là ngược lại. Sự bất ổn, thù địch, chiến tranh, khủng hoảng và bất bình an đang ngự trị trong toàn cảnh ngày nay nhiều hơn trong thời trước. Nan đề bên ngoài không thể giải quyết được vì nan đề bên trong con người vẫn chưa được giải quyết. Đặc biệt, thế hệ ngày nay cảm nhận được sự trống rỗng bên trong và không thỏa lòng nhiều hơn thế hệ trước đó. Họ khởi hành nhưng không biết đi đâu. Tiêu chuẩn bị giảm, những ý tưởng tuyệt vời nhất bị vượt qua, mặt trăng bị chinh phục, nhưng trong chúng ta vẫn là vùng đất hoang. Không có giải pháp nào trong tâm hồn chúng ta cả. Chiếc chìa khóa bị thiếu!

Linh hồn của con người – chiếc chìa khóa!

Sâu thẳm tận bên trong cùng của con người có một khu vực, mà vẫn còn là một bí mật sau hàng thế kỷ. Nó chính là một mục tiêu không xác định được của mỗi người đi tìm sự thật. Nó là phần sâu nhất sự tồn tại của bạn, sâu hơn cả tâm hồn bạn. Nếu dùng sức lực của bản thân, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Cả khoa học, tôn giáo, hay sự trầm tư mặc tưởng đều không giúp bạn được gì trong chuyện này. Nó chính là linh hồn của con người mà Thượng Đế đã tạo ra và đặt vào bên trong con người.

Chỉ có linh hồn của con người mới nhận biết được những gì thực sự nằm bên trong của con người. “Vì ai biết được những gì bên trong người ngoại trừ tâm linh trong chính người ấy?”(1. Cô-rinh-tô 2:11). Theo Lời của Thượng Đế và theo như kinh nghiệm của mình, chúng ta biết được con người cấu tạo bởi thân xác, tâm hồn, và linh hồn (1. Tê-sa-lô-ni-ca 5:23). Linh hồn của con người mà Kinh Thánh nhắc đến hoàn toàn không liên quan gì đến tâm hồn. Cũng như tủy sống ở trong xương, linh hồn con người ẩn kín sâu bên trong cùng của con người và bị bao phủ bởi tâm hồn, vì thế linh hồn thường bị lẫn lộn với tâm hồn. Tuy vậy, tâm hồn là tâm hồn, và linh hồn là linh hồn, cả hai có thể và phải được phân biệt rõ ràng. “Vì lời của Thượng Đế sống động và đầy năng lực, sắc bén hơn gươm hai lưỡi, xuyên thấu, đến nỗi phân chia tâm hồn với linh hồn, khớp với tủy, xét đoán các tư tưởng, và ý định trong lòng người” (Hê-bơ-rơ 4:12).

Nhưng tất cả con đường dẫn đến vùng sâu tận cùng này của bạn đều đã bị cắt đứt…tất cả, trừ một: Thượng Đế, và chỉ Thượng Đế mới có thể mang bạn đến đó. Điều gì đó bị thiếu – vâng, thiếu Thượng Đế! Sự thôi thúc bên trong này luôn lại xuất hiện, sự không yên tĩnh này chính là sự đói khát của linh hồn về sự thực, sự khao khát chính Thượng Đế! Thượng Đế đã tạo ra linh hồn bên trong cùng của chúng ta để chúng ta có thể nhận Ngài vào trong chúng ta và được đổ đầy bởi Ngài. Khi nào phần trong cùng này vẫn chưa được đổ đầy thì con người chúng ta không bao giờ thấy thỏa mãn cả. Đó chính là sự ấn định dành cho con người, được đổ đầy bởi sức sống của Thượng Đế và tồn tại bởi Thượng Đế! Lý trí của chúng ta có thể suy nghĩ về Thượng Đế, nhưng chỉ có linh hồn chúng ta mới có thể tiếp nhận Thượng Đế và chạm được Ngài. “Nhưng người thiên nhiên không thể nhận những ân phúc do Đức Thánh Linh của Thượng Đế ban, vì cho rằng đó là những điều ngu dại; họ cũng không thể hiểu nổi vì phải suy xét bằng linh hồn. Nhưng người thuộc linh suy xét mọi sự”. (1. Cô-rinh-tô 2:14-15). “Thượng Đế là Thánh Linh, nên những người thờ phượng Ngài phải lấy linh hồn, lẽ thật mà thờ phượng” (Giăng 4:24). Vâng, Thượng Đế chính là Thánh Linh luôn bao quanh bạn cũng giống như không khí bao quanh bạn vậy. Ngài sẵn sàng đổ đầy sự trống rỗng bên trong, sự trống rỗng trong linh hồn bạn, vì chỉ Ngài mới có thể đổ đầy nó được. Điều đó giống như một người được sinh ra lại vậy, và thực tế nó chính là sự tái sinh! “Chúa Giê-su đáp: “Thật, Ta bảo ngươi, nếu không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra, không một người nào được vào nước Thượng Đế! Thể xác sinh ra phần xác, Thánh Linh sinh hạ phần linh hồn” (Giăng 3:3, 6).

Nhận biết Thượng Đế

Thượng Đế muốn vào trong linh hồn bạn. Kinh Thánh nói Đấng Thượng Đế này chính là Chúa Cứu Thế Giê-su. Ngài đến để cứu rỗi chúng ta. Đúng vậy, Ngài đã chết vì chúng ta và đã phục sinh vào ngày thứ ba; ngày nay Ngài là Thánh Linh, Đấng ban sự sống, để đổ đầy chúng ta như được chép: “… A-đam sau cùng là Thánh Linh ban sự sống” (1.Cô-rinh-tô 15:45b).

Bạn sẽ tìm thấy chiếc chìa khóa bằng cách hướng lòng về Chúa Giê-su và gọi danh Ngài. Nói với Ngài một cách đơn giản: “Chúa Giê-su, con tin Người! Chúa Giê-su, hãy vào trong con!”. Chính Thượng Đế sẽ vào trong linh hồn bạn vì Kinh Thánh chép rằng: “Vậy nếu miệng ngươi xưng nhận Ðức Chúa Giê-su ra và lòng ngươi tin rằng Thượng Đế đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” và “vì Ngài là Chúa của tất cả, ban ơn dồi dào cho mọi người kêu cầu Ngài. Tất cả người nào kêu cầu danh Chúa đều được cứu” (Rô-ma 10:9, 12-13). Một cái gì đó mới mẻ sẽ được sinh ra sâu bên trong bạn, điều mà bạn chưa từng kinh nghiệm được. Một niềm vui thật tuyệt vời! Sự đổ đầy thật tuyệt vời! Một sự sống hoàn toàn khác hẳn, thật vậy, sự sống của chính Thượng Đế giờ đây ở trong bạn, nghĩa là Ngài đã vào trong linh hồn bạn. Bây giờ toàn bộ bản thân bạn quay quanh một trung tâm mới. Bạn sẽ trở thành một con người bình thường theo ý định ban đầu của Thượng Đế, một người được đổ đầy bởi Ngài. Bạn khám phá ra linh hồn của mình, và đó cũng chính là mục đích của đời sống bạn. Bạn nhận biết Thượng Đế! Bạn đã tìm ra chìa khóa, và bí mật của con người đã mở ra cho bạn: ” Nguyện xin Chúa ở cùng tâm linh con!” (2.Ti-mô-thê 4:22).

(Dịch từ bản tiếng Đức “Was ist der Mensch?” của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, Đức)

Con người vừa là một tồn tại mang bản tính tự nhiên vừa là một tồn tại mang bản tính xã hội. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội tồn tại trong mối quan hệ chi phối nhau, tác dộng lẫn nhau và được thể biện trong mỗi hành vi, mỗi hoạt động của con người.

 Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết vể chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.

+ Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây :

Thứ nhất

con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.

Thứ hai.

Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.

Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,… Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.

+ Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:

Một là

xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chính học thuyết về nguồn gôsc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đểu chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.

Hai là

xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con ngưòi chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội của nó thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

Video liên quan

Chủ đề