Định lượng hba1c là gì

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi 54 tuổi và bị bệnh tiểu đường đã 10 năm nay. Hiện tại tôi vẫn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường do bác sĩ chỉ định. Gần đây khi đi làm xét nghiệm chỉ  số đường  huyết tôi được khuyên đo cả chỉ số HbA1c, và HbA1c của tôi là 7,8% trong khi đó đường huyết là 5,4 mmol/l. Cho tôi hỏi chỉ số HbA1c là gì và tại sao chỉ số HbA1c của tôi lại tăng cao, trong khi đó đường huyết lại bình thường?

Đáp: Chào bạn, rất nhiều người bệnh tiểu đường thường chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết mà không quan tâm đến HbA1c. Thực chất HbA1c là thuật ngữ dùng để mô tả lượng đường liên kết với Hemoglobin – một loại protein trong tế bào hồng cầu. Chỉ số này tỷ lệ thuận với tổng lượng đường trong máu.

Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh mức độ kiểm soát chỉ số đường huyết trong vòng 2-3 tháng của bạn. Khi chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường càng lớn. Vì vậy chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh kiểm tra chỉ số này bên cạnh chỉ số glucose máu tối thiểu là 2 lần trong năm, riêng đối với người có chỉ số đường huyết không ổn định thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn, khoảng 3 tháng/ lần.

Chỉ số HbA1c và đường huyết có vai trò quan trọng như nhau trong kiểm soát bệnh tiểu đường.

Theo như tôi thấy thì chỉ số HbA1c của bạn đang cao hơn mức bình thường (5,7 – 6,4 %). Điều này cho thấy bạn kiểm soát đường huyết chưa tốt, nên sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường. Còn chỉ số đường huyết phản ánh nồng độ đường máu ngay tại thời điểm đo, do đó nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thuốc, thức ăn, tình trạng no hay đói của cơ thể… Vì vậy, tại thời điểm bạn đo, đường huyết có thể bình thường hoặc thấp hơn bình thường.

Trường hợp này bạn nên xem xét lại chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện xem đã phù hợp chưa, đồng thời đi khám lại để bác sĩ có những điều chỉnh về thuốc. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, kiểm soát tốt chỉ số HbA1c và ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường có thể gây ra như Khổ qua, Dây thìa canh, Tảo Spirulina, Nấm linh chi…

Nhiều tài liệu cho thấy, đây đều là những thảo dược có tác dụng tăng tiết insulin, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Các thảo dược này nếu được sử dụng thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết vì nó giúp tăng phân huỷ glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào.

Ngoài việc áp dụng các lời khuyên trên thì việc kết hợp chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp yoga để chữa bệnh tiểu đường cũng rất hiệu quả. Sau đây, xin giới thiệu với các bạn 3 động tác yoga đơn giản giúp người bệnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu:

Tư thế rắn hổ mang

–  Nằm úp mặt xuống sàn nhà, khép hai chân lại, trán chạm đất, chống hai tay xuống sàn nhà, gối khuỷu tay chạm đất.

–  Hít thở, ngẩng đầu hướng lên trên, nâng lồng ngực rời khỏi mặt đất.

–  Dùng lực của hai tay để chống nâng cơ thể lên, duỗi thẳng khuỷu tay, thở ra, mở đầu cổ họng, ngửa ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, giữ tư thế này trong 10 giây.

Tư thế Kapalbhati

– Ngồi ở chỗ thoải mái nhất, bắt chéo hai chân và thẳng lưng. Hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bàn tay bắt ấn. Tư thế này cần giữ ổn định cột sống, lưng và đầu.

– Thư giãn các cơ dạ dày và đẩy mạnh không khí thông qua mũi một cách thoải mái. Điều này sẽ khiến các cơ bụng co bóp mạnh và nên ép bụng vào bên trong về phía cột sống. Sau đó hít vào mà không cần bất kỳ bổ sung nỗ lực nào. 

– Ngay sau khi hít vào một cách thụ động, thở ra một lần nữa một cách mạnh mẽ và tiếp tục lặp lại đều đặn. Làm 10 lần mỗi lần lặp lại 20-25 nhịp. Tất cả hoạt động hít vào thở ra đều được thực hiện qua mũi.

Tư thế Vajrasana

– Ngồi thẳng, hai chân gập về phía sau sao cho hai gót chân chạm hai hông. Sau đó, bạn đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, giữ cột sống và cổ thẳng.

– Hít vào rồi chầm chậm thở ra. Trong lúc thở ra thì ép bụng vào và uốn cong về phía trước. Khi hít vào thì kéo cơ thể trở lại vào vị trí thẳng. 

– Lặp lại điều này thường 10-15 lần nếu bạn là một người mới bắt đầu.

TPBVSK TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng xem thêm tại đây hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho bệnh nhân có mức chỉ số đường huyết bình thường ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, do đó xét nghiệm chỉ số HbA1c là điều cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

Chỉ số HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua.

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7Mmol/L.

  • Khi HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:

Xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh ĐTĐ.

Vì với HbA1c < 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24 giờ hàng ngày, liên tục qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

Tất cả bệnh nhân bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

Xét nghiệm HbA1c cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6.5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận mức đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sĩ.

Giữ chỉ sốđường  huyết bình thường trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Nên nhớ kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu.

Vai trò của các thảo dược trong điều trị tiểu đường đã được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Có nhiều thảo dược hay hoạt chất làm giảm đường huyết tốt nhưng lại ít có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c. Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả. Nổi bật là các thảo dược khổ qua, tảo Spirulina.

Khổ qua rừng hay còn gọi là khổ qua thóc, mướp đắng rừng, mọc tự nhiên và có dược tính cao gấp nhiều lần so với khổ qua thường.

Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, sau 12 tuần điều trị, khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8.5% xuống 7.5%), do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.

Khổ qua chúng ta ăn hàng ngày là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hàm lượng hoạt chất rất nhỏ nên tác dụng trị bệnh giảm đi nhiều lần. Loại khổ qua thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường là khổ qua rừng (Momordica charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao. Trái khổ qua rừng được các chuyên gia thực vật học lựa chọn loài, trồng thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm.

TPBVSK TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng xem thêm tại đây hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ đề