Định giá hợp đồng kỳ hạn

Định giá hợp đồng tương lai: Nguyên tắc và các lưu ý

Chia sẻ trên:    17377

Hiện nay, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai còn là những khái niệm mới mẻ với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được quy tắc định giá hợp đồng tương lai cũng như biết cách đặt mua và bán hợp đồng tương lai sao cho hợp lý nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư giải đáp những thắc mắc trên.

 

Hợp đồng tương lai (futures contract) là một thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hiện tại và được giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai.

Nguyên tắc định giá hợp đồng tương lai được dựa trên nguyên tắc cơ bản, giá tương lai sẽ phản ánh giá giao ngay cộng thêm phần chi phí lưu giữ từ thời điểm hiện tại cho đến khi đáo hạn. Nguyên tắc này được thể hiện qua ví dụ đơn giản sau đây. Giả sử nhà máy cần nguyên liệu để sản xuất cho một tháng nữa, nhà đầu tư có thể mua hợp đồng tương lai kỳ hạn một tháng hoặc mua ngay tại thời điểm hiện tại và lưu trữ đến tháng sau. Để mua ở thời điểm hiện tại, tất nhiên nha đầu tư phải bỏ ra ngay số tiền ở thời điểm hiện tại và tiền có giá trị thời gian, đồng thời phải bỏ ra chi phí lưu trữ, bảo quản, lưu kho sản phẩm cho một tháng tới. Do đó giá tương lai phải bao gồm giá giao ngay cộng với khoản lãi suất đối với khoản tiền chi ra hiện tại và chi phí lưu kho, các chi phí này được gọi chung với thuật ngữ chi phí lưu trữ (cost of carry).

Giá trị hợp lý của một hợp đồng tương lai = Giá hiện tại (Spot Price) + Chi phí lưu kho (Cost of Carry)

Đối với hợp đồng tương lai chỉ số, giá hiện tại của tài sản cơ sở là chỉ số của hợp đồng (Spot Index) và chi phí lưu kho (Cost of Carry) bao gồm lãi vay (Interest) trừ đi các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.

Nguyên nhân là để mua được một rổ cổ phiếu tương đương, gồm các cổ phiếu cấu thành trong chỉ số theo tỷ lệ tương ứng, khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu và do đó phải chịu một khoản chi phí lãi vay trên số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong danh mục chỉ số có thể chi trả cổ tức và tạo ra thu nhập cho người đang nắm giữ. Dòng cổ tức này có thể bù đắp phần nào chi phí lãi vay đã phát sinh.

Giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai cổ phiếu (Fair value of Index Futures) = Giá hiện tại (Spot Index) + Lãi vay (Interest) – Các khoản cổ tức (Dividend) phát sinh trong thời gian còn lại của hợp đồng.

F = Se(r-d)T

S: giá cơ sở (chỉ số VN30) 

e: hằng số = 2.71

r: lãi suất vay

d: lợi suất cổ tức bình quân của chỉ số T: thời gian nắm giữ đến đáo hạn

Ví dụ cụ thể đối với hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng. Giá cơ cở, tức chỉ số Vn30 hiện tại là 1,000 điểm. Lãi suất vay của nhà đầu tư là 9% và cổ tức trung bình của rổ chỉ số Vn30 là 3.5%/năm.

Giá tương lai hợp lý được xác định là: F = Se(r-d)T = 1,000x2.71(9%-3.5%)(1/12) = 1,004.5 điểm.

Lưu ý đối với định giá hợp đồng tương lai

Đối với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, khi giao dịch cần chú ý đến giá trị định giá hợp lý fair value để không đặt lệnh quá xa giá trị này. Bởi lẽ trên thị trường luôn có các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur). Khi giá thị trường quá cao hay quá thấp so với giá trị hợp lý đều tạo cơ hội mua – bán để tận dụng sự định giá sai của thị trường để kiếm lợi nhuận phi rủi ro.

Ví dụ khi giá trị hợp lý của hợp đồng tương lai là 1,005 điểm, trong khi đó giá thị trường của hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng là 1,020 điểm. Với khoản chênh lệch đủ lớn này, nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể thực hiện đồng thời bán hợp đồng tương lai chỉ số và mua vào danh mục chứng khoán cở sở của chỉ số (ví dụ chỉ số Vn30) và tất toán cả danh mục cơ sở và hợp đồng tương lai vào ngày đáo hạn. Tại ngày đáo hạn, giá hợp đồng tương lai bằng giá tài sản cơ sở, do đó nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhận được giá trị chênh lệch này, phần lợi nhuận sẽ là khoản chênh lệch trừ đi thuế và phí giao dịch.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì khi giao dịch hợp đồng tương lai

Phân biệt hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn

Tại sao cần phân tích kỹ thuật để trading phái sinh hợp đồng tương lai hiệu quả

Công cụ tài chính phái sinh bao gồm các dạng hợp đồng khác nhau để bảo hộ các doanh nghiệp. Ở thị trường Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn cũng rất phổ biến đối tượng tham gia cũng rất đa dạng. 

Hợp đồng kỳ hạn là gì ?

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là thỏa thuận mua hoặc bán một số tài sản nhất định với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm hiện tại và giao hàng trong tương lai. Hợp đồng giúp cả hai bên tránh tác động bởi sự thay đổi của giá cả trên thị trường hoặc sử dụng để đầu cơ

Các loại cơ bản bao gồm: 

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract): được thoả thuận giữa bên mua và bên bán không qua sở giao dịch
  • Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hay còn gọi là hợp đồng tương lai ( Forward Futures): được thoả thuận giữa bên mua và bên bán thông qua sàn giao dịch tập trung

Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn

Một nông dân có 2.000.000 giạ ngô để bán trong sáu tháng và mức giá ngô hiện là 4,30 đô la một giạ, và lo ngại sau sáu tháng giá ngô sẽ có ba khả năng xảy ra: 

  • Giá không thay đổi: 4,30 đô la một giạ. Trong trường hợp này, nhà sản xuất hoặc tổ chức tài chính không nợ bất kỳ số tiền nào và hợp đồng đã được kết thúc.
  • Giá ngô cao hơn giá hợp đồng là 5 đô la một giạ. Nhà sản xuất nợ tổ chức 1,4 triệu đô la, hoặc chênh lệch giữa giá giao ngay hiện tại và giá hợp đồng là 4,30 đô la. 
  • Thấp hơn so với giá hợp đồng là 3,50 đô la một giạ. Tổ chức tài chính trả cho nhà sản xuất 1,6 triệu đô la, hoặc chênh lệch giữa  giá hợp đồng  4,30 đô la và giá giao ngay hiện tại.

Vì vậy, người nông dân ký hợp đồng kỳ hạn với một tổ chức tài chính để bán 2.000.000 giạ ngô ở mức 4,30 đô la một giạ trong sáu tháng bằng tiền mặt

Những đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn:

  • Hợp đồng có thể tùy chỉnh giữa hai mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá xác định vào một ngày trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với một số hàng hóa, số lượng và ngày giao hàng cụ thể.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch trên một sàn giao dịch tập trung và được coi là công cụ phi tập trung (OTC).
  • Khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn, các tổ chức và cá nhân phải đối mặt với mức độ thanh toán và rủi ro vỡ nợ lớn hơn so với các hợp đồng được có trên sàn giao dịch tập trung.

Các loại hợp đồng kỳ hạn

Ở thị trường Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn cũng rất phổ biến đối tượng tham gia cũng rất đa dạng như các ngân hàng, công ty xuất nhập khẩu, tổ chức tài chính. Hợp đồng kỳ hạn phân loại dựa theo tài sản cơ sở bao gồm:

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu: Tài sản cơ sở này dựa trên cổ phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Tài sản cơ sở dựa trên trái phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa:  tài sản là các loại hàng hoá có thực như các các nhóm năng lượng, kim loại, nguyên liệu
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn: đây là các bên thỏa thuận ký kết sẽ mua hoặc bán với số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá được xác định
  • Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Loại hợp đồng kỳ hạn này biểu thị các bên đã thỏa thuận đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán đã ký kết trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch: Loại hợp đồng này được thực hiện thanh toán bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt, không phải giao nhận bằng tài sản gốc.
Các loại hợp đồng kỳ hạn

Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

  • Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều là thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa ở một mức giá đã định trong tương lai. 
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch trên sàn giao dịch, nhưng hợp đồng tương lai lại có. 
  • Hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào cuối hợp đồng, trong khi đó hợp đồng tương lai thanh toán hàng ngày. Quan trọng nhất, hợp đồng tương lai tồn tại dưới dạng hợp đồng tiêu chuẩn hóa không được tùy chỉnh giữa các bên

Xem thêm: hàng hoá phái sinh là gì

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu tư 24/7

Chủ đề