Định giá doanh nghiệp theo phương pháp thu nhập

3 Phương Pháp Định Giá Doanh Nghiệp

Trong thị trường đầu tư, chúng ta có nhiều lý do để phải cập nhật giá trị của một doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Ví dụ như:
– Bạn phải bán đi doanh nghiệp vì lý do nghỉ hưu, sức khỏe, ly dị, hoặc vì lý do gia đình/cá nhân khác;
– Doanh nghiệp của bạn mở rông kinh doanh và cần vay vốn để tái cấu trúc nguồn vốn hoặc giải quyết các vấn đề dòng tiền. Khi đó các tổ chức tín dụng sẽ cần định giá lại giá trị doanh nghiệp của bạn trước khi cấp vốn;
– Khi kêu gọi hợp tác đầu tư vào doanh nghiệp của bạn, các nhà đầu tư sẽ cần định giá lại giá trị của doanh nghiệp trước khi hợp tác.
Trong một ví dụ khác, nếu những doanh nghiệp cùng lĩnh vực của bạn được bán đi, thì giá trị doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được tái định giá tương đương các giao dịch của các doanh nghiệp trước đó.
Hãy làm đúng

Các chủ doanh nghiệp không nên thực hiện định giá giá trị doanh nghiệp của họ. Vì việc này cũng tương tự như việc hỏi một người mẹ về tài năng của đứa con. Khi đó, cả chủ doanh nghiệp và bà mẹ ấy cũng không có đủ nhận thức cần thiết để trả lời những câu hỏi một cách khách quan.
Để đảm bảo rằng bạn có thể biết được mức giá tốt nhất khi bạn cần mua bán doanh nghiệp, doanh nghiệp đó cần phải được định giá bởi các chuyên gia như Chartered Business Valuator (CBV). Ở Mỹ, bạn có thể tìm các doanh nghiệp định giá chuyên nghiệp từ website the American Society of Appraisers (ASA), hoặc the Canadian Institute of Chartered Business Valuators nếu bạn ở Canada. Ở Việt Nam bạn có thể liên hệ các công ty chứng khoán lớn như SSI, HSC, … hoặc các công ty định giá độc lập như VM INCO.

Các công ty định giá doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định được giá trị thực cho định giá doanh nghiệp của bạn.
Có 3 cách tiếp cận việc định giá trị doanh nghiệp:
1) Cách tiếp cận dựa trên tài sản (Asset-based Approaches)
2) Cách tiếp cận dựa trên thu nhập (Earning Value Approaches)
3) Cách tiếp cận dựa trên giá thị trường (Maket Value Approaches)

1. Các tiếp cận dựa trên tài sản
Về cơ bản, theo cách tiếp cận dựa trên tài sản thì giá trị của doanh nghiệp là tổng giá trị các khoản đầu tư/tài sản ròng của doanh nghiệp đó. Phương pháp định giá dựa trên tài sản được áp dụng bao gồm:
– Định giá doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường: giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ đi tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Định giá doanh nghiệp dựa vào tính thanh khoản của tài sản: giá trị của một doanh nghiệp bằng số tiền thu được còn lại khi thực hiện bán hết tài sản và trả hết nợ của doanh nghiệp đó.
Cách tiếp cận này này khó áp dụng để định giá doanh nghiệp chỉ có một người sở hữu. Trong một tập đoàn, tất cả các tài sản là sở hữu bởi công ty và thông thường là được tính đến trong giá trị của công ty. Trong khi đó, đối với công ty một chủ sở hữu, có những tài sản thường đứng tên cá nhân người chủ sở hữu, do đó, việc tách bạch giữa tài sản của cá nhân chủ sỡ hữu và tài sản của công ty là rất khó.
Ví dụ, công ty một chủ sở hữu hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc cỏ thường sử dụng các thiết bị chăm sóc cỏ cho cả hoạt động của doanh nghiệp lẫn cá nhân. Một nhà đầu tư cần tách biệt tài sản nào của công ty và tài sản nào là của doanh nghiệp.

2. Cách tiếp cận dựa trên thu nhập
Cách tiếp cận định giá theo trên thu nhập dựa trên ý tưởng là giá trị thật sự của doanh nghiệp nằm ở khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở cách tiếp cận này, nhà đầu tư phải dự phóng được dòng tiền mà doanh nghiệp tạo ra. Cách dự phòng dòng tiền này được chia ra làm 2 hướng:
– Hướng dự phóng từ quá khứ (Capitalizing Past Earnings) : giá trị doanh nghiệp bằng các dòng tiền của doanh nghiệp là dòng tiền doanh nghiệp đó tạo ra trong quá khứ loại trừ đi các khoản chi phí và lợi nhuận bất thường và nhân với một hệ số sinh lời mong đợi.
– Hướng dự phóng từ tương lai (Discounted Future Earnings): giá trị doanh nghiệp bằng các dòng tiền của doanh nghiệp là dòng tiền doanh nghiệp đó tạo ra trong tương lai và chia cho hệ số sinh lời mong đợi.
Hệ số sinh lời mong đợi thường từ 12% – 20% theo công ty luật Grant Thornton LLP gợi ý trên bài báo “How much your business worth?” đăng trên tạp chí Management Issues.
Tuy nhiên, định giá một công ty chỉ có một chủ sở hữu bằng hướng phân tích dòng tiền trong quá khứ là rất khó vì lợi nhuận của công ty được tạo ra từ khách hàng trung thành với người chủ hiện tại của công ty. Nếu một công ty tư vấn quản lý bị bán đi thì liệu các khách hàng hiện tại có mong đợi rằng người chủ mới của công ty sẽ cung cấp sản phẩm có cùng chất lượng dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp như người chủ trước đó?
Bất kỳ sự định giá nào liên quan đến công ty chỉ có một chủ sở hữu cũng cần phải ước lượng giảm đi một phần do thay đổi chủ sở hữu.

3. Cách tiếp cận theo giá trị thị trường
Cách tiếp cận này định giá giá trị doanh nghiệp của bạn theo hướng so sánh giá trị doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp tương tự khác vừa được bán. Chắc chắn là phương pháp này chỉ có hiệu quả khi có nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tương tự nhau được đưa vào so sánh.
Tìm ra giá trị cho doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu dựa trên giá thị trường là cực kỳ khó. Vì theo như định nghĩa, các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp này cung cấp ra gần như là phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân người chủ doanh nghiệp, do đó rất khó tìm được doanh nghiệp cá nhân nào tương xứng để so sánh.
Mặc dù phương pháp tiếp cận dựa trên thu nhập được chấp nhận sử dụng rộng rãi cho định giá doanh nghiệp, nhưng phương pháp tiếp cận giá thị trường thì có vẻ công bằng hơn để xác định giá mua bán doanh nghiệp.

(Source: //www.thebalance.com/business-valuation-methods-2948478)

#Osmia #training #daotao #cophiegiatri #chungkhoan #dautugiatri #3-Phương-Pháp-Định-Giá-Doanh-Nghiệp

Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị sổ sách, giá trị thị trường...thông qua tài sản hay các khoản thu nhập và tùy thuộc vào chủ thể quan tâm đến giá trị doanh nghiệp là ai. Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp

Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị sổ sách, giá trị thị trường...thông qua tài sản hay các khoản thu nhập và tùy thuộc vào chủ thể quan tâm đến giá trị doanh nghiệp là ai. Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp bởi hàng hóa “doanh nghiệp” là hàng hóa đặc biệt cả về chủ thể định giá và cấu thành của hàng hóa này. Khi định giá cần xem xét các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp trong từng bối cảnh cụ thể.

Phần 1: Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp

Thứ nhất: Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp gồm các yếu tố của môi trường kinh doanh như: kinh tế, chính trị, xã hội....

  • Môi trường kinh tế tác động thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, chỉ số chứng khoán... Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp.
  • Môi trường chính trị thường được đề cập là: Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống luật pháp; Quan điểm tư tưởng của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. Dù quốc gia nào đi nữa, hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều cũng đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: cơ quan thuế, hải quan, thanh tra... Tạo dựng mối quan hệ tốt là một động lực cho doanh nghiệp phát triển, ý thức chấp hành pháp luật của các công dân và các tổ chức sản xuất.
  • Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm: những quan niệm, tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức; cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, ô nhiễm môi trường...
  • Môi trường khoa học - công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp.
  • Khách hàng và nhà cung cấp là yếu tố quyết định khả năng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng cũng như các nhà cung cấp
  • Các hãng cạnh tranh
  • Hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn các yếu tố cạnh tranh, sự quyết liệt trong cạnh tranh được coi là mối nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Thứ 2: Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp

  • Tài sản của doanh nghiệp: Khi xác định giá trị doanh nghiệp, mối quan tâm hành đầu của nhà định giá là hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp nhiều tài sản, hàm chứa rằng doanh nghiệp đó có giá trị lớn và ngược lại.
  • Vị trí kinh doanh: Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh, mà kinh doanh lại luôn gắn liền với vị trí cụ thể. Vì vậy, có lợi thế về vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.
  • Uy tín kinh doanh: Uy tín kinh doanh là sự đánh giá từ bên ngoài về sản phẩm của doanh nghiệp, nó được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được bên ngoài đánh giá cao, thì uy tín trở thành một tài sản thực sự góp phần tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
  • Trình độ người lao động: Trình độ người lao động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn có thể làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa đó, khi đánh giá khả năng tồn tại và phát triển, khả năng sáng tạo ra lợi nhuận, cần thiết phải xét đến trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động, coi chúng như một yếu tố nội tại quyết định đến giá trị của doanh nghiệp.
  • Năng lực quản trị kinh doanh: Năng lực quản trị kinh doanh thường được đánh giá trên cơ sở việc thực hiện các chức năng quản trị, như: hoạch định, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra… Rõ ràng, năng lực quản trị kinh doanh tốt là một nhân tố có tính quyết định đến chiều hướng phát triển, cũng như khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần 2: Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Hiện nay có hai cách tiếp cận chính khi xác định giá trị doanh nghiệp: một là, trực tiếp đi vào đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp; hai là, dựa trên việc ước tính dòng lợi ích trong tương lai mà doanh nghiệp mang lại. Với 2 cách tiếp cận như vậy, chúng ta có các phương pháp định giá cơ bản sau:

Phương pháp giá trị tài sản thuần

  1. a) Cơ sở lý luận + Doanh nghiệp cũng là một loại hàng hoá; + Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực; + Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn vốn: chủ sở hữu và vay nợ và các khoản vốn khác. b) Phương pháp xác định Để xác định giá trị doanh nghiệp, ta đi tính tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Để xác định giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu, áp dụng công thức sau:

    VE = VA - VD

    Trong đó : VE: Giá trị doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu; VA : Tổng giá trị tài sản; VD: Giá trị các khoản nợ. Dựa theo công thức trên, người ta đưa ra hai cách tính cụ thể sau:

    Cách thứ nhất:Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách: lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn.


    Giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này thường chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác.

Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản theo giá thị trường.

Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại theo giá thị trường. + Tài sản cố định hữu hình xác định theo số lượng, chất lượng còn lại của tài sản và giá thị trường. + Chi phí sản xuất dở dang và chi phí đầu tư xây dựng dở dang, tính theo giá trị ghi sổ. + Tài sản đầu tư tài chính: đối với các khoản đầu tư khác xác định theo phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc theo giá trị ghi sổ nếu như doanh nghiệp khác đó bị lỗ.

+ Giá trị quyền sử dụng đất: nếu doanh nghiệp chọn thuê đất trả tiền hàng năm thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, nhưng phải tính lợi thế về vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp. Đối với tiền thuê đất trả trước thì tính lại tiền thuê đất theo số năm trả trước tiền thuê đất còn lại và giá thuê đất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phần chênh lệch tăng so với tiền thuê đất ghi trên sổ kế toán tính vào vốn chủ sở hữu.

Trường hợp lựa chọn hình thức giao đất nộp tiền sử dụng đất thì tính vào giá trị doanh nghiệp. Trong đó, nếu trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp cổ phần hoá đã nhận giao đất thì chênh lệch tiền sử dụng đất tính vào vốn nhà nước, nếu trước doanh nghiệp thuê đất thì tiền sử dụng đất không tính vào vốn nhà nước mà tính vào nợ phải trả Ngân sách nhà nước. Giá tính quyền sử dụng đất theo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. + Nợ phải thu: tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp ngoài trừ các khoản nợ không có khả năng thu hồi. + Lợi thế thương mại: lợi thế kinh doanh có thể tính theo một trong hai phương pháp: tính theo khả năng sinh lời của doanh nghiệp hoặc theo lợi thế vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Trong đó:

Lợi thế vị trí địa lý được xác định bằng chênh lệch giữa giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường với giá đất do UBND cấp tỉnh công bố của năm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

Giá trị thương hiệu được tính bằng chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng hoặc bảo vệ nhãn mác đối với doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 10 năm thì tính bào gồm cả chi phí quảng cao, tuyên truyền trong và ngoài nước.

- Xác định vốn nhà nước (vốn chủ sở hữu): Vốn nhà nước bằng tổng giá trị tài sản trừ nợ phải trả, số dư hai quỹ khen thưởng, phúc lợi và nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ phải trả là các khoản nợ thực phải trả.

Ưu, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:

+ Nó chứng minh được giá trị doanh nghiệp là một lượng tài sản có thật; + Kết quả thường thu được thường là giá trị tối thiểu của doanh nghiệp; + Thích hợp với những DNNVV, ít tài sản vô hình.

- Nhược điểm:

+ Doanh nghiệp không được coi như một tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai, nó đánh giá trong trạng thái tĩnh; + Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất, nhưng có giá trị thực; + Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật đánh giá quá phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, nhất là giá trị lợi thế vị trí địa lý và giá trị thương hiệu; + Một số yếu tố khi xác định phụ thuộc ý trí chủ quan của người xác định hoặc chế độ quy định (chẳng hạn như các chí phí sản xuất dở dang hoặc chi phí dở dang...

Ngoài ra còn có thể xác định giá trị doanh nghiệp theo cách tính giá trị thanh lý (cách này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp; nó thường chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, hoạt động thua lỗ và khó có khả năng sinh lời hoặc có khả năng sinh lời quá thấp so với tiềm năng về tài sản sử dụng), hoặc theo cách xác định giá trị thay thế (cách này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên chi phí để tạo ra các tài sản có tình trạng tương tự, cách này ít sử dụng trong thực tế và thường chỉ phù hợp với định giá tài sản cho mục đích bảo hiểm).

Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai

  • Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai được cụ thể hoá bằng ba phương pháp: Phương pháp định giá cổ phiếu, phương pháp hiện tại hoá lợi nhu

    ận, và phương pháp hiện tại hoá các dòng tiền thuần của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Cơ sở của các phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho rằng giá trị doanh nghiệp được đo bằng tổng giá trị hiện tại của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai được chiết khấu theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư. Đối với các DNNVV không áp dụng các phương pháp này.

Video liên quan

Chủ đề