Dị ứng thường kéo dài bao lâu

Mày đay (còn gọi là bệnh mề đay) là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Mày đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,... Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mày đay.

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.

Dị ứng thường kéo dài bao lâu

Theo các bác sĩ, mày đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,...

Mề đay có tự hết không? Mề đay bao lâu thì khỏi? Trả lời cho câu hỏi này, theo các bác sĩ, mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mày đay mãn tính thì rất lâu khỏi, có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhức, khó thở,... bệnh nhân nên sớm điều trị dị ứng, nổi mề đay để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Để chữa khỏi bệnh mày đay, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các loại thuốc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Riêng các trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất thấp. Đặc biệt, nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các trường hợp này, các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách phòng ngừa bệnh như sau:

  • Người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,... không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nữa;
  • Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;

Dị ứng thường kéo dài bao lâu

  • Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,... không nên sử dụng hoặc dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với các tác nhân này;
  • Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,... Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,...
  • Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa;
  • Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,... nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này;
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh;
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,... và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,...;
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Tuy bệnh mày đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,... người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

Khoa Da Liễu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ chẩn đoán, điều trị mày đay, mẩn ngứa uy tín dành cho các khách hàng. Đến với Vinmec Times City, quý khách sẽ được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm khám và tư vấn trực tiếp, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, đề xuất phương án điều trị tích cực, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ về việc điều trị bệnh mày đay cũng như các bệnh da liễu khác tại Vinmec Times City vui lòng liên hệ HOTLINE 0243 9743 556, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Một người bị dị ứng thời tiết là người mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, với biểu hiện là sự phản ứng lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Những biểu hiện của bệnh như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa... cần được khắc phục để không gây ra những biến chứng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp hay nhiễm trùng da.

Dị ứng được xem là một chuỗi những phản ứng có hại của hệ miễn dịch con người đối với các dị nguyên từ môi trường xung quanh. Chính sự kết hợp giữa kháng thể dị ứng với những dị nguyên bên ngoài đã gây ra những biểu hiện của các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, bị dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa, hen phế quản...

Trong đó, bị dị ứng thời tiết là bệnh lý dị ứng với những biểu hiện như dị ứng thời tiết nổi mề đay, dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa gây ra những tổn thương về da. Hiện tượng này xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ môi trường nóng là dị ứng thời tiết nóng, hoặc dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ, cũng có thể là khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Dị ứng thời tiết nổi mề đay xuất hiện với những tổn thương là phát ban và phù mạch. Phát ban là hiện tượng xuất hiện những sẩn phù bao vây quầng đỏ và gây cảm giác rất ngứa, tồn tại trên da chúng ta từ 30 phút đến 36 giờ đồng hồ, với kích thước khoảng 1mm đến vài cm. Đối với sưng phù, đây là dấu hiệu đặc trưng của dị ứng thời tiết nổi mề đay với da đỏ hoặc bình thường, ít ngứa, đau và rát bỏng. Cơ chế của hiện tượng này liên quan đến kháng thể IgE và những chất hóa học trung gian như histamin.

Những tác nhân bên ngoài gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, thức ăn... Những nguyên nhân khác được đưa ra như di truyền, tuổi tác, giới tính... Hơn 80% ca bệnh được cho răng là tự phát và không rõ nguyên nhân. Cho đến nay, bị dị ứng thời tiết xuất hiện chủ yếu ở người lớn và xảy ra với phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Dị ứng thường kéo dài bao lâu

Dị ứng thời tiết nổi mề đay xuất hiện với những tổn thương là phát ban và phù mạch

Dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa bao gồm hai dạng là cấp tính và mãn tính. Đối với trường hợp cấp tính, bệnh kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần, chỉ gây những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ có nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn bị dị ứng thời tiết mãn tính thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng phù nề niêm mạc mắt, tụt huyết áp, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Đối với những trường hợp bệnh bị dị ứng thời tiết khác nhau, sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu là dị ứng thời tiết nổi mề đay thể nhẹ thì những nốt mề đay đó sẽ tự hết sau khoảng vài tiếng đồng hồ đến 1 hoặc 2 ngày, hoặc bệnh nhân có thể khống chế cơn ngứa của mình bằng những bài thuốc dân gian như dùng lá lốt, lá trà xanh và mật ong. Bên cạnh đó, đối với chế độ dinh dưỡng, người bị dị ứng thời tiết nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin C, rau củ, trái cây... Bị dị ứng thời tiết kiêng gì là câu hỏi được bệnh nhân đặt ra rất nhiều. Các bác sĩ cho rằng bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa hay mề đay cần kiêng những món như hải sản, nhộng, đậu phộng, bia rượu.

Đối với việc sử dụng thuốc, trước đây bệnh nhân dị ứng thời tiết nổi mề đay phải điều trị kiên trì và tuân theo sử dụng thuốc đúng chỉ định. Thuốc chủ yếu là thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như promethazin hoặc thế hệ 2 như cetirizin, loratadin... Khi điều trị thuốc ở liều cao hơn, thường kết hợp với thuốc kháng histamin H2 và thuốc biến đổi leukotriene. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định glucocorticoid toàn thân trong thời gian ngắn để kiểm soát được những đợt nổi mề đay nghiêm trọng. Một số bệnh nhân khi sử dụng những loại thuốc trên nhưng không kiểm soát được triệu chứng bệnh thì sẽ bổ sung thêm omalizumab là kháng thể đơn dòng chống immunoglobulin (Ig) E. Mặc dù vậy thuốc này trên lâm sàng vẫn còn khá đắt và không kinh tế, hơn nữa hiệu quả lâm sàng của thuốc cũng chưa hoàn toàn thành công.

Gần đây, những nghiên cứu mới nhất cho thấy dapsone được xem là liệu pháp điều trị thành công cho dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa với chi phí hợp lý hơn. Dapsone hay còn gọi là diaminodiphenyl sulfone (DDS) có tác dụng kháng khuẩn, dùng phối hợp với rifampicin và clofazimin cũng như những loại thuốc kháng trong những trường hợp bệnh khác nhau như bệnh phong, bệnh viêm phổi, bệnh nhiễm Toxoplasma... Tuy nhiên, tác dụng phụ của dapsone là buồn nôn, chán ăn, viêm gan, những dạng phát ban khác, giảm tế bào máu, vỡ hồng huyết cầu... nên cần được tư vấn cụ thể của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Ngoài ra, cần phải tránh khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa vì đây là những dị ứng có nguy cơ gây dị ứng. Bệnh nhân cần giữ ấm cho cơ thể và không gãi, hạn chế chà xát mạnh trên da để ngăn chặn tổn thương da. Bệnh nhân cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tẩy giun sán, chống táo bón, mang áo quần mỏng nhẹ, tránh hoạt động nặng nhọc ra mồ hôi, giảm stress, nghỉ ngơi để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.

Dị ứng thường kéo dài bao lâu

Cần phải tránh khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa vì đây là những dị ứng có nguy cơ gây dị ứng

Dị ứng thời tiết nổi mề đay hay dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa là căn bệnh về hệ miễn dịch của con người gây những tổn hại về da cũng như có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến cơ quan khác và tính mạng của con người. Việc điều trị bệnh cần tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Vì sao thay đổi thời tiết dễ kích thích dị ứng?

Vì sao bạn bị dị ứng thời tiết?

XEM THÊM: