Đi tiêm về bị sốt thì phải làm sao

                    Nhiều trẻ có tình trạng sốt sau khi tiêm chủng. Ảnh: st

Sau khi tiêm vắc-xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc-xin giống như cách mà khi virus thực sự xâm nhập vào cơ thể gây ra. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhận virus trong vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vắc-xin, giống như đối với mầm bệnh thực sự.

Từ đó hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt nó. Theo cách đó, nếu cơ thể từng tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội khiến cơ thể bị bệnh.

Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang tạo ra các kháng thể mới (Thông thường, những phản ứng này sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày) như:

– Đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm

– Sưng nhẹ ở chỗ tiêm

– Sốt nhẹ <38.5 độ C

–  Khó ngủ, ăn kém

Vì thế, sau khi đưa bé đi tiêm về bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc con sốt mà quan trọng là cần theo dõi và kiểm soát tình trạng sốt của bé để tránh những biến chứng do sốt cao (nếu có).

Nếu bé sốt nhẹ (dưới 38 độ):

  • Chưa cần cho uống thuốc hạ sốt mà tiếp tục theo dõi nhiệt độ và toàn trạng của bé. Dùng khăn ấm chườm hoặc lau người cho bé, đặc biệt ở một số vùng như bàn tay, bàn chân, nách bẹn, nơi có mạch máu lớn đi qua để nhanh hạ nhiệt.
  • Mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi, không mặc quá nhiều lớp khiến bé khó chịu.
  • Giữ nhà cửa thoáng mát tạo không gian thoải mái cho bé.

Khi trẻ sốt trên 38.5 độ thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Thông thường là  Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-5 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng/24 giờ) và kiểm tra chỗ tiêm xem có bị sưng, đỏ, bầm tím bất thường hay không.

Nếu trẻ sốt 38.5 độ, kéo dài, không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt hoặc vết tiêm bị sưng đau bất thường thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đi cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu sau:

– Sốt trên 39 độ;

– Không đáp ứng với thuốc hạ sốt (uống thuốc 1 giờ không hạ);

– Co giật hay mệt lả, gọi, hỏi không phản ứng;

– Tím tái, khó thở

– Quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ;

– Bú kém, phát ban cùng các phản ứng thông thường kéo dài hơn 1 ngày;

– Áp xe, sưng đau nhiều tại vị trí tiêm.

Sau tiêm vaccine, thông thường chỉ sốt nhẹ, và tự khỏi sau 1-2 ngày. Nhưng nếu nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cần chú ý theo dõi nhiệt độ thường xuyên và các biểu hiện khác.

BS. Nguyễn Hồng Hà khuyên người đi tiêm không cần băn khoăn chuyện sốt hay không sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 bởi, sốt cũng như một số triệu chứng thông thường khác sau tiêm vaccine COVID-19 (mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm...) là các phản ứng thông thường cho biết cơ thể đang tạo ra miễn dịch phòng COVID-19.

Phản ứng của mỗi người sau tiêm vaccine là khác nhau nên có thể triệu chứng nặng, có thể nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng.

Theo BS. Nguyễn Hồng Hà, các dấu hiệu như tê quanh môi hoặc lưỡi; phát ban, môi mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da; ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc ở họng... rất hiếm gặp và tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, những biểu hiện hiếm gặp khác là nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho; mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp...

Diễn biến nặng cực kỳ hiếm gặp và chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ gồm: sốt cao trên 39 độ C, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp...

Theo dõi nhiệt độ và thời gian sốt

Sau tiêm vaccine, thông thường chỉ sốt nhẹ, và tự khỏi sau 1-2 ngày. Nhưng nếu nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cần chú ý theo dõi nhiệt độ thường xuyên và các biểu hiện khác. 

Cụ thể nếu thấy sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, ngoài ra có thể đau đầu dữ dội, đau cơ mà không phải do sang chấn gì, sốt kéo dài 3-4 ngày không dứt thì phải đến bệnh viện hoặc xin tư vấn từ bác sĩ. Không loại trừ người đi tiêm có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 và gây sốt, BS. Hà lưu ý.

Có thể sử dụng thuốc giảm sốt thông thường

Về việc sử dụng thuốc sau khi tiêm, BS. Hà cho biết, sau khi tiêm vaccine COVID-19, nếu người tiêm bị sốt cao trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol. Không được dùng thuốc chứa corticosteroid (vì làm giảm tác dụng sinh miễn dịch của vaccine trừ trường hợp bị phản vệ nặng).

Sốt phản ứng do tiêm vaccine sẽ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, chỉ nên sử dụng lại sau mỗi 6-8 tiếng. Thông thường ít khi phải uống thuốc hạ sốt nhiều lần vì phản ứng này sẽ qua đi sau 24-48h.

Cần uống nhiều nước nếu sốt

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, nếu sốt, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng, Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. 

Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.

Đến bệnh viện ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường

Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây (dù rất hiếm gặp), cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng các bệnh viện:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da.

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.

- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
theo báo SKĐS


An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình.

TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) lưu ý các bậc cha mẹ về việc không nên làm sau tiêm chủng, đó là sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Chuyên gia cũng lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Theo TS. Nguyễn Văn Cường, phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin là đau tại chỗ tiêm trong vòng 24 giờ, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), một số vắc xin (như sởi - rubella có thể có phát ban 7 - 10 ngày sau tiêm chủng, chiếm khoảng 2% các trường hợp).

Hiếm gặp các phản ứng nặng: co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

 Bà mẹ cần lưu ý những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm chủng

“Nguyên tắc chung” cho tiêm chủng an toàn

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib... Các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng là an toàn, 100% các lô sản phẩm được kiểm định. Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng các bà mẹ, người chăm trẻ cần lưu ý:

-  Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống bình thường sau tiêm.

- Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.

- Chú ý và thường xuyên theo dõi trẻ sau tiêm chủng: 30 phút tại điểm tiêm và ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- Khi trẻ sốt, các bà mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

 - Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

-  Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái ... các bà mẹ cần đưa  ngay trẻ tới cơ sở y tế. Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vì sự an toàn của trẻ các bà mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ đề