Đến hết tháng 10 năm 2022 tỉnh ninh thuận có bao nhiêu doanh nghiệp thành lập mới

Thứ năm, 14/10/2021 18:39

Đồng hành cùng doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh

Trước tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề và khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng DN phục hồi sản xuất, tạo đà phát triển trong thời gian tới, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Nhiều giải pháp thực hiện “mục tiêu kép”

Trong 9 tháng năm 2021, tỉnh ta đã bám sát tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Đồng thời, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, DN, HTX, hộ kinh doanh. Đến nay, đã tiếp nhận và thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 16.975 lao động/4.850 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân vốn vay 459 triệu đồng cho 134 lao động của 6 đơn vị, hỗ trợ tạm dừng đóng các khoản bảo hiểm, xác nhận ngừng việc cho người lao động theo quy định. Các tổ chức tín dụng cũng đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các DN, HTX, hộ kinh doanh, qua đó thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 244 DN, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng giá trị nợ là 279 tỷ đồng, giảm lãi vay với số tiền 1,7 tỷ đồng; thực hiện giảm lãi suất từ 0,5-1,5% đối với dư nợ cho vay hiện hữu, cho vay mới đối với các khoản vay phát sinh từ trước 15-7-2021. Về hỗ trợ gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tính đến nay tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là 129,347 tỷ đồng, đã thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN với số tiền 400,24 tỷ đồng/15 hồ sơ, giảm thuế thu nhập DN phải nộp năm 2020 đối với DN, HTX, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác là 12,889 tỷ đồng. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, có nhiều mặt chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 9,45%, đứng thứ 5 về tốc độ tăng trưởng so với cả nước.

Sản phẩm măng tây xanh của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận. Ảnh: Phan Bình

Tuy nhiên, sau đợt dịch thứ tư bùng phát ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh lân cận, xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, phải thực hiện giãn cách xã hội, các DN, HTX, hộ kinh doanh vốn đã khó khăn, tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề và đang trong điều kiện rất khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sức chống chịu tiếp tục suy giảm. Tính đến hết tháng 9, toàn tỉnh có 272 DN thành lập mới, tổng vốn đăng ký 2.313 tỷ đồng, giảm 47,8% số DN so với cùng kỳ, vốn đăng ký giảm 39,3% cùng kỳ; nâng tổng số DN đang hoạt động đến nay có 3.749 DN, với tổng vốn đăng ký 74.326 tỷ đồng. Số DN mới giảm sâu so cùng kỳ chủ yếu ở một số lĩnh vực như: Sản xuất điện giảm 96,7%, dịch vụ tư vấn, thiết kế giảm 56,1%. Số DN đăng ký giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng 44,6% so cùng kỳ. Trong đó, có 45 DN đã ngừng hoạt động năm 2020, nay tiếp tục đăng ký tạm ngừng trong năm 2021. Hầu hết các DN tạm ngừng hoạt động chủ yếu là DN có quy mô nhỏ, DN mới thành lập, kinh doanh thương mại, dịch vụ, lưu trú. Những con số trên cho thấy dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh.

Đồng hành với doanh nghiệp

Những khó khăn, thách thức mà hiện nay nhiều DN, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải đối mặt, đó là: Tổng cầu giảm mạnh khiến các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Doanh thu của DN giảm mạnh khiến dòng tiền vào bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến gặp khó khăn trong việc trang trải các khoản chi phí duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội chi phí giá thành sản xuất. Chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ...

Ông Tài Chí Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Global Cashew Links, ở phường Mỹ Bình (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), cho biết: Công ty chúng tôi chuyên chế biến, sản xuất và xuất khẩu hạt điều. Mỗi năm Công ty xuất hơn 250 tấn điều sang các nước châu Âu, châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh nên Công ty vẫn chưa xuất hàng được, hiện đang sản xuất cầm chừng. Để đảm bảo phòng, chống dịch, Công ty cho nhân viên đi làm 50% quân số. Mỗi tháng Công ty phải trích ra hơn 200 triệu để chi trả lương cho nhân viên, cùng với các chi phí điện nước, thuế, tiền lãi ngân hàng... thật sự rất khó khăn, chỉ mong được các cơ quan, ban, ngành quan tâm giảm lãi vay, khoanh nợ gốc tạm thời để giảm một phần áp lực cho Công ty trong thời điểm hiện tại, yên tâm sản xuất.

Công nhân Công ty TNHH Global Cashew Links chế biến hạt điều.

Nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh do phần lớn công nhân, lao động chưa tiêm vắc xin COVID-19, nguy cơ rủi ro trở thành ổ dịch khi có ca nhiễm. Ông Võ Duy Chung, Giám đốc nhân sự Chi nhánh Công ty TNHH Thông Thuận, chia sẻ: Do ảnh hưởng dịch bệnh trong khi sản xuất bị giảm sút, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho DN đảm bảo hoạt động lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn như: Chi phí xét nghiệm cho người lao động, chi phí trả thêm lương cho công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh và đặc biệt thời gian này DN gặp khó khăn về phí cước tàu biển liên tục tăng từ 2 đến 10 lần tùy tuyến châu Á, châu Âu hay châu Mỹ... Là DN xuất khẩu buộc hoạt động sản xuất không bị đứt gãy, nếu đứt gãy ảnh hưởng một số hệ lụy như nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng... Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự lây lan nhanh chóng của biến chủng mới khó lường, việc chủ động sẵn sàng sống chung với dịch bệnh Công ty cũng đã xây dựng chiến lược phát triển, phục hồi sản xuất trong bối cảnh mới, vì vậy sự cần thiết số một và mong muốn hiện nay là 100% người lao động làm việc tại Công ty được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình dịch COVID-19, hiện nay UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, HTX, hộ kinh doanh, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị gặp mặt DN để lắng nghe, chia sẻ và quyết tâm tháo gỡ, giải quyết đến cùng những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Tuy đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng cộng đồng DN, HTX, hộ kinh doanh đã nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng tỉnh nhà, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương đồng hành để lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn cho DN, HTX, hộ kinh doanh. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp để đảm bảo, vừa phòng, chống dịch, vừa tạo điều kiện duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. Đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin cho người lao động cả trong và ngoài khu, cụm công nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân để lan tỏa việc kiểm soát dịch, thích ứng với dịch bệnh trong trạng thái mới, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Hồng Nguyệt

Ninh Thuận đang từng bước trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Chuyển mình

Dòng sông Dinh như một dải lụa chảy ngang qua miền đất Phan Rang đầy nắng gió. Bao đời qua, sông Dinh đã trở thành chứng nhân cho những thăng trầm của vùng đất Ninh Thuận. Trong ký ức của người dân, vẫn nhớ khoảng thời gian khó khăn khi quê hương không có gì ngoài “đặc sản” nắng như phang và gió như rang.

Năm 1991, Quốc hội đã quyết định tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập với 4 huyện thị, gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Quyết định đó là mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng của Ninh Thuận.

Sau 30 năm tái lập, tỉnh Ninh Thuận đã có bước chuyển mình mạnh mẽ

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,84%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 200 triệu đồng; kinh tế biển chiếm 45 - 46% GRDP.

Về cơ cấu kinh tế: nông nghiệp và thủy sản chiếm 18-19% vào năm 2025 và chiếm 12-13% vào năm 2030; công nghiệp - xây dựng chiếm 42-43% vào năm 2025 và chiếm 47-48% vào năm 2030; các ngành dịch vụ chiếm 39-40% vào năm 2025 và chiếm 40-41% vào năm 2030 trên tổng GRDP của tỉnh.

Ngày ấy, Ninh Thuận đối diện với vô vàn khó khăn, khi xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn. Là tỉnh thuần nông nhưng khí hậu lại khô hạn, vì vậy, cuộc sống người dân rất khó khăn. Những tưởng, cái nắng và gió khắc nghiệt sẽ kìm hãm cuộc sống của người dân Ninh Thuận mãi. Nhưng không, với quyết tâm biến những điều không thể thành có thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã vượt qua gian khó, tạo nên bước nhảy vọt thần kỳ.

Những thay đổi của Ninh Thuận có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ. Đó là những cánh đồng điện gió, điện mặt trời thay cho triền đồi khô cằn. Những bãi biển, thắng cảnh hoang sơ ngày trước, bây giờ là những điểm du lịch nổi tiếng, với những khu du lịch đẳng cấp được doanh nghiệp rót vốn đầu tư. Ninh Thuận đã chen chân vào nhóm những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Vùng cát Ninh Thuận đã thật sự chuyển mình.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, chặng đường 30 năm tái lập tỉnh, kinh tế của Ninh Thuận đã có sự phát triển vượt bậc, khi tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng gấp 69,6 lần năm 1992, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,14%/năm. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 đến 2020 là chặng đường Ninh Thuận nâng tầm vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh và bền vững.

Ba năm gần đây, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP của Ninh Thuận thuộc nhóm đứng đầu cả nước, như năm 2019 tăng 14,69%; năm 2020 tăng 10,02%; năm 2021 tăng 9%; quy mô nền kinh tế đến năm 2021 đạt 40.777 tỷ đồng, tăng 4,61 lần so với năm 2010…

Thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận tăng cao, nếu như năm 1994 chỉ có 1 dự án FDI, thì nay đã thu hút được 35 dự án, với tổng vốn đăng ký 26.509 tỷ đồng. Ngoài ra, có 396 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 161.108 tỷ đồng.

“Trong chặng đường sau khi tái lập tỉnh, Ninh Thuận đã nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển. Các khâu đột phá về năng lượng tái tạo, du lịch phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 49 dự án năng lượng tái tạo, quy mô công suất 3.055 MW, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh. Trong 3 năm, từ 2019 đến 2021, tăng trưởng GRDP thuộc các tỉnh đứng đầu cả nước, riêng ngành năng lượng đóng góp 70-80% tăng trưởng GRDP của tỉnh trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế của Ninh Thuận phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2021, GRDP bình quân đầu người đạt 68,4 triệu đồng, gấp 49,9 lần so với năm 1992, rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với cả nước”, ông Nam chia sẻ.

Tạo dựng giá trị khác biệt

Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hầu như tất cả các điều kiện và nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế theo phương thức truyền thống đối với Ninh Thuận đều là bất lợi. Song với tinh thần đổi mới, Ninh Thuận đã chọn cách phát triển “đảo logic”. Đây là một sự lựa chọn khác thường và nó đem lại những kết quả phi thường, mang lại sự đổi đời. Cách phát triển “đảo logic” của Ninh Thuận là lựa chọn hướng phát triển mới, có thể biến những bất lợi của phát triển theo phương thức truyền thống thành lợi thế phát triển hiện đại.

“Nắng to, gió lớn, đất khô cằn - những thứ đã khiến Ninh Thuận trong suốt nhiều thế kỷ là một vùng đất nghèo khó, đến mức tưởng như là cạn kiệt sinh lực phát triển, thì nay trở thành nguồn lực phát triển hiện đại mạnh mẽ hiếm thấy. Biến toàn bộ khung cảnh hoang sơ và khốc liệt của “cát, đá, nắng cháy và biển xanh” trở thành tài nguyên du lịch hạng nhất. Thành tựu mà Ninh Thuận đạt được trong những năm qua là phi thường”, ông Trần Đình Thiên khẳng định.

Đến nay, Ninh Thuận đã định hình một cơ cấu ngành kinh tế dựa trên các trụ cột căn bản là mới và khác là ngành năng lượng tái tạo, du lịch đẳng cấp và chuỗi nông sản đặc sản, thay thế rất nhanh cấu trúc kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào kinh tế nông nghiệp.

Thành tựu sau 30 năm đổi mới của Ninh Thuận đã được khẳng định; tuy nhiên đó chỉ là khởi đầu cho khát vọng phát triển của địa phương này. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra slogan là “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị đặc biệt”. Mục tiêu đến năm 2025, Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước; là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Đến năm 2030, trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao. Đến năm 2050, Ninh Thuận sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng, phát triển đạt mức cao so với các địa phương khác trong cả nước, là một tỉnh xanh và có môi trường sống tốt, phát triển bền vững.

Năm lĩnh vực quan trọng được Ninh Thuận lựa chọn làm mũi nhọn đột phá là năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với cảng biển và logistics; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và kinh doanh bất động sản…

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, xét về tiềm năng và triển vọng phát triển thì Ninh Thuận có nhiều cơ hội để bứt phá. 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế mà Ninh thuận đang có lợi thế sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt cho địa phương này.

“Xuất phát từ tình hình thực tiễn, trong 10 năm tới, Ninh Thuận cần tập trung vào những giải pháp mang tính chất đột phá như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tạo nên một làn sóng đầu tư chưa từng có ở Ninh Thuận; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ưu tiên xây dựng giao thông hành lang ven biển và hệ thống giao thông kết nối tam giác kinh tế: Nha Trang - Đà Lạt - Phan Rang - Tháp Chàm, nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch.

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối giữa Ninh Thuận với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, những ưu đãi về giá đất, thuế các loại… đang tạo ra lợi thế để Ninh Thuận thu hút đầu tư. Với cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mang lại, các nhà đầu tư đang tìm kiếm những địa bàn có lợi thế sản xuất hàng xuất khẩu, nên Ninh Thuận cần xem đây là cơ hội vàng”, ông Trần Du Lịch đề xuất.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận khẳng định, những thành tựu mà tỉnh đạt được sau 30 năm tái lập rất đỗi tự hào và vô cùng ý nghĩa. Chưa bao giờ, Ninh Thuận có được tiềm lực và vị thế như hôm nay. Vì vậy, Ninh Thuận sẽ tiếp tục tận dụng thời cơ, nỗ lực hơn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân.

Từ nền tảng được tạo dựng sau 30 năm tái lập tỉnh, Ninh Thuận đang tiến những bước nhanh và vững chắc đến tương lai.

Video liên quan

Chủ đề