Đề thi trắc nghiệm đại học có bao nhiêu câu năm 2024

Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, môn Ngữ Văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy; các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy. Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi gồm:

Thứ nhất, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm qua tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.

Thứ hai, câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời đúng/sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Thứ ba, câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi trắc nghiệm đại học có bao nhiêu câu năm 2024

Mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm.

Thời gian của mỗi môn thi gồm: Ngữ văn thi 120 phút, Toán 90 phút; các môn học khác 50 phút. Đối với số lượng câu hỏi/lệnh hỏi môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 cũng có một số điểm khác so với hiện nay. Trong đó, môn Toán có 34 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); Ngoại ngữ 40 câu hỏi (hiện nay là 50 câu hỏi); các môn học khác 40 câu hỏi (hiện nay 40 câu).

Để xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng đề thi và tổ chức xây cấu trúc, định dạng cho của 17 môn học, gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung), Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (Công nghệ Công nghiệp và Công nghệ Nông nghiệp).

Đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới đã được thử nghiệm tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Thái Nguyên với khoảng gần 5000 học sinh.

Kết quả thử nghiệm cấu trúc định dạng đề thi đã được tiến hành phân tích theo lý thuyết khảo thí cổ điển và hiện đại theo khuyến nghị của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa kỳ (ETS) tại đợt tập huấn toàn quốc cho hơn 3.500 cán bộ, giảng viên, giáo viên thuộc 63 sở giáo dục và đào tạo cùng 12 cơ sở giáo dục đại học.

Trên cơ sở phân tích kết quả thử nghiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời các chuyên gia (là tác giả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tác giả sách giáo khoa, giảng viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm) làm việc tập trung để hoàn thiện cấu trúc định dạng đề thi cùng đề minh họa để công bố. Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tại thời điểm hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chủ yếu thuộc lớp 10 và 11.

Tổng hợp các đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, tại đây: https://drive.google.com/drive/folders/1NT3ZWlkjNoBDYxjwXBQR3UH-iiiBs1rw

- Trong các đề thi tuyển sinh đại học môn hoá, lý thi có bao nhiêu câu hỏi lý thuyết và bao nhiêu câu bài tập tính toán?

- Trong cuốn bộ đề thi trắc nghiệm hoá mới xuất bản vào năm 2007 em thấy mỗi đề có 45 câu hỏi lý thuyết và 5 câu bài tập tính toán, điều này có đúng với đề tuyển sinh đại học sắp tới không?

- Bộ trắc nghiệm: hoá, lý, sinh của Cục khảo thí và ĐH Quốc gia Hà Nội liên kết với nhau có những vấn đề nâng cao có áp dụng cho ôn thi đại học được không? ([email protected])

* Trả lời:

Số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH vẫn chưa được tiết lộ.

Cấu trúc và dự kiến số lượng câu hỏi em có thể xem chi tiết tại đây.

Toàn bộ sách tham khảo hiện nay chỉ để cho thí sinh làm quen và tổng hợp kiến thức để làm bài hiệu quả.

Đề thi ĐH có thể giống hoặc không giống những sách tham khảo này và tất nhiên Bộ trắc nghiệm Hoá, Lý, Sinh của Cục khảo thí và ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chỉ là tham khảo.

Hỏi: Em sinh năm 1990 nhưng để đi học sớm 1 năm em đã khai tăng năm sinh là 1989. Nhưng giấy chứng minh của em là năm 1990 mà bằng tốt nghiệp của em là năm 1989. Nhưng bây giờ em đi sửa bằng thì Sở Giáo dục nói là không thể sửa được. Vậy em phải làm gì để có thể tham gia thi tuyển sinh đại học. Em đã làm hồ sơ thi quân đội, liệu em có được tham gia thi không? ([email protected])

Em không nên lo lắng, việc năm sinh trên chứng minh thư và bằng tốt nghiệp không khớp nhau không phải là vấn đề quá trầm trọng.

Em hoàn toàn được phép tham dự kì thi ĐH, CĐ vì năm nay thí sinh không nhất thiết phải xuất trình thẻ chứng minh thư để làm thủ tục dự thi kể cả trường khối quân đội.

Em nên lưu ý: khi làm hồ sơ ĐKDT em phải ghi theo năm sinh trên bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.

Hỏi: Em định thi vào trường HV kỹ thuật Quân sự nhưng không rõ trường này có cần khám tuyển qua uỷ ban quân sự huyện không? ([email protected] )

Các trường khối quân sự hầu hết phải qua sơ tuyển tại uỷ ban quân sự huyện.

Để ĐKDT vào trường học viện Kỹ thuật quân sự bắt buộc em phải khám sơ tuyển.

Hỏi: Em nghe nói có thể nộp nhiều hồ sơ vào nhiều trường khác nhau như vậy có đúng không? Nếu được như vậy thì ghi hồ sơ thế nào? Em đăng kí thi trường ĐH Thương mại thì chỉ ghi mục 2. Còn các hồ sơ vào các trường khác không tổ chức thi thì em phải ghi cả mục 2 và mục 3 nhưng ở mục 2 em không ghi mã ngành mà chỉ ghi mã ngành ở mục 2 là trường em có nguyện vọng học, làm hồ sơ như vậy có đúng không? ([email protected])

Bộ GD-ĐT không hạn chế số lượng hồ sơ của thí sinh do đó em có thể nộp nhiều bộ hồ sơ vào nhiều trường khác nhau.

Cách thức ghi hồ sơ như một bộ hồ sơ bình thường. Chỉ có điểm khác ứng với mỗi bộ hồ sơ sẽ là những trường khác nhau hoặc của một trường nhưng ở 2 khối thi của 2 đợt thi khác nhau.

Cách làm hồ sơ của em hoàn toàn chính xác. Em chỉ cần nhớ: Nếu nguyện vọng 1 vào các trường tổ chức thi thì bỏ hoàn toàn mục 3. Nếu NV1 vào các trường không tổ chức thi thì sử dụng cả mục 2 và mục 3.

Hỏi: Trong bộ hồ sơ thứ 1: Em đăng kí ĐH DL Ngoại ngữ - Tin học (vì khối A không tổ chức thi), em mượn trường ĐH Công nghệ thông tin để thi nhờ.

Bộ hồ sơ thứ 2: Em lại đăng kí ngay NV1 là ĐH Công nghệ thông tin khối A

Đăng kí như vậy có trái với việc ko thể thi 2 trường cùng 1 khối không? Vậy kết quả thi sẽ tính cho trường ĐH Công nghệ thông tin hay ĐH DL Ngoại ngử - Tin học? ([email protected])

Em nên lưu ý với cách đăng kí như trên em sẽ nhận được hai giấy báo dự thi. Do đó việc em chọn NV1 trường nào là tuỳ thuộc em quyết định nhận giấy báo nào.

Việc làm trên hoàn toàn giống chuyện em dự thi hai trường ĐH cùng khối thi. Cụ thể ở đây là một trường tổ chức thi và một trường không tổ chức thi.

Hỏi: Theo em được biết, lệ phí đăng ký dự thi năm nay vẫn là 40.000 đồng/thí sinh/hồ sơ, thu tại các sở GD-ĐT; lệ phí dự thi văn hóa là 20.000 đồng/thí sinh/lần dự thi (bao gồm tất cả các môn) sẽ thu tại trường khi thí sinh đến dự thi. Nhưng tại địa phương em lại tiến hành thu tổng gộp 84.000 đồng với 40000 đ/hồ sơ và 44.000/lần dự thi. Em muốn hỏi như vậy có phải là sai quy chế không? ([email protected])

Việc làm này là hoàn toàn sai với quy chế của Bộ GD-ĐT. Em có thể viết thư phản ánh trực tiếp lên Vụ ĐH & SĐH theo địa chỉ: Vụ ĐH&SĐH, Bộ GD-ĐT, số 49 Đại Cồ Việt - Hà Nội.

Hỏi: Em đã đăng ký dự thi vào kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2007 với 2 ngành khác nhau cùng một trường. Vậy nếu em thi đậu cả hai ngành cùng một trường, em có được cho phép học 2 ngành cùng một lúc không? ([email protected])

Em nên lưu ý, em chỉ có thể thi được vào 2 ngành của một trường nếu 2 ngành đó thuộc hai khối thi khác nhau và thi ở 2 đợt thi khác nhau.

Nếu em trúng tuyển cả hai ngành thì rất khó để em học cùng lúc vì khả năng môn học bị trùng chéo lên nhau rất lớn.

Tuy nhiên em nên hỏi trực tiếp ý kiến từ Phòng đào tạo của trường để được hỗ trợ tốt hơn. Việc có được phép học hay không phụ thuộc phần lớn vào quyền quyết định của Ban giám hiệu nhà trường.

Hỏi: Cháu có nguyện vọng học trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội khoa Tài chính Ngân hàng. Khoa này của trường thi cả 2 khối A và D1. Vậy cháu có thể thi cả 2 khối: A và D1 vào cùng khoa Tài chính Ngân hàng của trường được không ạ? Cháu xin cảm ơn Ban tuyển sinh! ([email protected])

Do khối A và khối D1 thi ở hai đợt thi khác nhau nên em hoàn toàn được phép làm 2 bộ hồ sơ để ĐKDT ở cả hai khối.

Hỏi: Em mua hồ sơ ĐKDT tại Hà Nội, điền thông tin rồi gửi về quê để xin xác nhận, sau đó nộp tại Sở GD-ĐT tỉnh, nhưng Sở không nhận vì lý do đó là hồ sơ của Sở GD-ĐT Hà Nội, như vậy đúng hay sai? ([email protected])

Mẫu hồ sơ của từng Sở GD-ĐT phát hành sẽ có đặc điểm riêng, cụ thể là dấu trên túi đựng hồ sơ ĐKDT, do đó việc Sở GD-ĐT tỉnh em không thu hồ sơ ĐKDT là hoàn toàn hợp lệ. Điều này đúng với quy định của Bộ GD-ĐT (Hồ sơ của tỉnh nào phát hành thì tỉnh ấy mới có trách nhiệm thu hồ sơ, trừ hồ sơ do Bộ GD-ĐT phát hành).

Hỏi: Em đã làm xong hồ sơ ĐKDT nhưng em không nộp ở quê, vậy xin hỏi em có thể nộp hồ sơ tại trường mà em dự thi được không? Nếu được thì thời gian nộp là khi nào? ([email protected] )

Em hoàn toàn được phép nộp hồ sơ ĐKDT tại trường mình dự thi. Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4.

Hỏi: Em đã bị mất bằng tốt nghiệp THPT thì có được thi vào các trường đại học năm nay không? Nếu được thì em phải làm như thế nào? ([email protected])

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh mất bằng tốt nghiệp gốc không được cấp phát lại.

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007, thí sinh bắt buộc phải xuất trình bản sao bằng tốt nghiệp (thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2007) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ( thí sinh vừa tham dự kì thi tốt nghiệp) cho giám thị coi thi trước khi vào phòng thi.

Do đó em cần phải xem mình có còn bản sao bằng tốt nghiệp hay không, nếu còn em hoàn toàn được phép dự thi ĐH.

Nếu không còn bản sao bằng tốt nghiệp em phải liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT để được hỗ trợ kịp thời.

Đề thi đại học bao nhiêu câu trắc nghiệm?

Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm đối với các môn: vật lý, hóa học, sinh học và 50 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 60 phút. Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH, CĐ gồm 50 câu đối với các môn: vật lý, hóa học, sinh học và 80 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 90 phút.

Đề thi Toán đại học có bao nhiêu câu?

Đề Toán thi tốt nghiệp THPT gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, được đánh giá có độ phân hóa mạnh. Đề thi Toán có khoảng 30 câu ở mức độ nhận biết - thông hiểu, 15 câu mức độ vận dụng và 5 câu ở mức vận dụng cao.

Thi trắc nghiệm có bao nhiêu câu?

Ví dụ bài thi có tổng thời gian 60 phút với 50 câu hỏi, trung bình mỗi câu hỏi có thời gian làm bài là 1-2 phút. Thí sinh có thể phân bố 10 - 15 câu hỏi đầu tiên tối đa làm trong 12 - 18 phút. Thông thường khoảng 10 - 15 câu đầu tiên sẽ ở mức độ dễ hơn (mức nhận biết, thông hiểu) nên càng rút ngắn thời gian càng tốt.

Đề thi đại học có bao nhiêu để?

Có 24 mã đề khác nhau và 4 mã đề chính thức. Về độ khó, 75% số câu hỏi trong đề thi nằm ở mức nhận biết và thông hiểu. Số còn lại ở mức độ vận dụng, vận dụng cao, cho các thí sinh có thể hướng tới giành các điểm từ 8 - 10.